Lương
Thư Trung
Bìa thi tập Dự Cảm Rời của Nguyễn Hàn Chung, ấn hành năm
2015, Hoa Kỳ;
và bìa thi tập Lúc Bát Tản Thần, Bản Sắc Việt ấn hành,
năm 2018, Hoa Kỳ.
Thơ
Nguyễn Hàn Chung vốn rất khó đọc! Từ “Nghịch
Lưu Của Tuổi”, rồi qua “Dự Cảm Rời” mấy
năm trước và mới đây trên các trang thơ của “Lục
Bát Tản Thần” là một chuỗi dài những vần thơ khó đọc! Dường như việc làm
thơ ở Nguyễn Hàn Chung không phải là để thả hồn vào những vần thơ mà là chữ và
chữ… Nói thế không biết có vội vàng, phiến diện lắm không khi người làm thơ như
Nguyễn Hàn Chung đã có một chặng đường khá dài mơ màng cùng thi phú? Là một
người đọc bình thường như tôi thì tôi nghe ra ở thơ ông là gánh nặng của một
người đang gánh chữ giữa cơn nắng cháy những trưa Hè! Làm thế nào mà tôi có thể
nghĩ khác cho được?
Thế
nhưng, người làm thơ nào, dù tài giỏi cách mấy, dù cao siêu cách mấy, kể cả
nhọc nhằn gánh chữ trên đôi vai đôi lúc mỏi rụng rời, họ không thể nào thoát ra
khỏi cái chất rất gần, rất thật của một con người bình thường! Chính vì cái nền
tảng bình thường ấy ở mỗi con người mà người làm thơ còn chắt chiu lại được
phần nào; đó chính là cái nền của thi ca trữ tình mà anh không thể cất giấu ở
đâu cho được! Và cũng chính vì cái nền tảng bình thường ấy ở mỗi con người làm
thơ là cái tình cảm, cái rung động, cái chất lãng mạn, cái chất trữ tình ấy mới
làm nên những vần thơ thực sự là thơ! Nhận ra điều ấy, tôi nghĩ người làm thơ
như Nguyễn Hàn Chung, ông cũng không phải là người ngoại lệ!
Có
một điều may mắn cho người đọc thơ của Nguyễn Hàn Chung qua một chặng đường dài
từ 1968 đến nay, năm 2018, tròn năm mươi năm, là không phải đi tìm đâu xa những
bài thơ cũ; mà nó có ngay trong tuyển tập “Dự
Cảm Rời”(2015),và “Lục Bát Tản
Thần”(2018), thành ra, thơ của ông đang ở đây và bây giờ!
Dường
như, bối cảnh chung quanh của mỗi thời mà bất cứ nhà văn, nhà thơ nào đã và
đang sống cũng chảy tràn vào tâm tư của mỗi tác giả. Chúng ta thấy cái thời tác
giả Nguyễn Hàn Chung vừa lớn lên và biết suy tư cũng là cái thời chiến tranh
khói lửa khốc liệt! Những năm tháng mà chúng ta thường nghe kể về những “dấu binh lửa”, “dọc đường số một”, “mùa hè
đỏ lửa”, “đại lộ kinh hoàng”,“Tết Mậu
Thân”… là những năm tháng mà bất cứ người nào từng trải qua và từng nghe
nhắc tới đều là những thời kỳ mà người ta từng băng qua những ngày dài khói lửa
ấy đều băn khoăn về sự tàn phá kinh hoàng của chiến tranh, cả sự tan tác ngoài
trời cùng nỗi tan tác trong lòng người của một bà mẹ già trăm đắng ngàn cay:
“Lệ tràn pha sắc máu
Lửa đỏ ngập trời đông
Trắng đêm niềm uất
hận
Máu chảy loang thành
dòng
Bước chân già khập
khiểng
Lê lết kéo trên đường
Bom chực rơi đầu ngõ
Đạn muốn hằn qua
xương
Người mẹ già bật khóc
Âm ba không thành lời
Bởi không còn nước
mắt
Cho căm hờn thương
đau.”
(Chiến
cuộc với mẹ, 1968, Dự Cảm Rời, trang 19)
Với
vài nét chấm phá ngắn ngủi như mấy vần thơ vừa dẫn, chúng ta thấy ở Nguyễn Hàn
Chung, có lẽ lúc bấy giờ tác giả còn rất trẻ, nếu không muốn nói là còn quá
trẻ, nhưng ông đã thấy, đã nghĩ về chiến tranh và đã sống với chiến tranh bằng
một chút tình của một người trong cuộc lữ…
Dĩ
nhiên rồi, là một người con trai nào từ thuở nhỏ cho đến lúc mới lớn lên và đi
vào đời với một chút bâng khuâng lãng mạn mà không mơ mộng yêu đương? Chàng
trai trẻ Nguyễn Hàn Chung với chút hồn lãng mạn của thuở đôi mươi ấy cũng để
lại chút xót xa cho một buổi trở về quê cũ của một lần nắng hạ, và cơn gió khô
giữa ngày Hè:
“Khi trở về giữa một
ngày nắng hạ
Em có còn hong nỗi
nhớ cho tôi
Mưa cuối phố se hồn
tôi giọt quạnh
Bước chân về cũng hiu
hắt buồn thôi.
Khi trở về giữa một
ngày gió hạ
Môi khô ran những
thương mặn tình nồng
Tôi chợt mọc trong
hồn trăm sợi nhớ
Cũng u hoài như con
nước mênh mông.”
(Khi
trở về Đà Nẵng, 6-1970, DCR, trang 20)
Nhưng
rồi chàng trai trẻ ấy không chỉ “cũng hiu
hắt”, “cũng u hoài”, mà tác giả còn tự ví mình như “loài cỏ hạ, mọc giữa khu rừng cao hoang vu” và đâu đây có tiếng“cười rộn rã” vô tình của người yêu ngày
cũ và để rồi tự nhủ lòng mình thôi thì cũng đành hờ hững như một giấc chiêm
bao!
“Khi trở về tôi như
loài cỏ hạ
Mọc cỗi cằn trên
hoang phế rừng cao
Khi tôi về tiếng em
cười rộn rã
Cũng hững hờ như một
thoáng chiêm bao.”
(Khi
trở về Đà Nẵng, 6-1970, DCR, trang 20)
Trong
bài “Một khúc tình không tưởng”, tác
giả sáng tác tháng 10 năm 1971, với hai câu thơ mở đầu:
“ Nhớ hoài khanh nhớ
hoài khanh
Ngựa thời gian đã tế
nhanh trong mù.”
(Một khúc tình không
tưởng, DCR, trang 21)
Ở
đây, tác giả cố ý làm mờ đi một điển tích xưa với mấy chữ “ngựa thời gian”, nhưng có lẽ dưới con mắt của người đọc nhà quê
già như tôi vốn cổ hủ, tôi chợt nghe ra ở đó có mấy chữ “bóng câu”: Do chữ “câu ảnh”.
Trong Tống Sử có câu “Nhân sinh như bạch câu quá khích”, nghĩa là: Đời người như bóng con ngựa trắng nhỏ chạy
qua lỗ hở. Ý nói đời người qua mau và quá ngắn ngủi. Thì ra, “khúc tình” xa xưa ấy dù “không tưởng”, dù được thời gian mau mau
vùi lấp đi rồi nhưng hồn thơ ở Nguyễn Hàn Chung vẫn mang một mối u hoài, thương
cảm, bâng khuâng:
“Nhớ hoài khanh nhớ
hoài khanh
Bên hiên chải tóc thề
xanh độ nào.”
(Một khúc tình không
tưởng, DCR, trang 21)
Rồi
đến năm 1972, một năm sau đó, Nguyễn Hàn Chung vẫn không rời nỗi nhớ; nhưng
cũng đành thôi với chút cay đắng ngậm ngùi:
“Gọi người tình mãi
không thưa
Đành thôi chút đắng
cay thừa cũng xa.”
(Lục bát cho người
tình, DCR, trang 22)
Tác
giả Nguyễn Hàn Chung năm nay chắc ông chưa già, nhưng có lẽ tác giả cũng không
còn trẻ nữa! Chính vì vậy mà “Nghịch lưu
của tuổi” lúc này tức là ông làm một công việc mà người trọng tuổi nào cũng
muốn một lần quay gót trở về; trở về với những ngày của tuổi hai mươi, của
những năm tháng trước, của một thời khó quên, một cố gắng dù không khó nhưng
cũng làm cho hồn thơ của ông nhiều lúc bồn chồn tấc dạ xiết bao!
“Mùa mưa nào không
trắng xóa hà phương
em ở lại chiều anh
không hẹn thuở
anh thức hết những
bọt bèo rơm rạ
tiếng chuông câm rưng
rức buổi xa người
nhỏ chăn đồng cuối
tóc phải chăn côi
ngoai ngoái lại mồ
cha xanh nếp trán
nâng chai cạn mà
không đành nốc cạn
Giọt rơi tràn con mắt
nhướng sa mi
tuổi lăn tròn đời bể
nửa viên bi
những cạnh sắc cứa
vào đâu cũng xóc
thôi thì cố níu trái
tim thất lạc…”
(À
ơi điệu cũ, trang 121)
Trở
về nhưng không làm sao tìm lại được tuổi thơ ngày ấy, thì thôi cũng đành “cố níu trái tim thất lạc” giữa muôn
trùng! Để rồi, người thơ đành ngồi trầm tư và than trách số phận chính mình:
“Chiều tới sáng lục
tìm mưa cắm cúi
ngón với bàn ngong
ngóng đến thê lương
gần rất lạ xa tới tầm
tay với
sợi mong manh riết
róng cột âm thầm
lầu cây khế leo tấm
thân chùm gởi
nhướng lên mù thấy rõ
một xa xăm
vẫn mụ mị lùng bùng
cơn cớ trước
ngơ ngơ ngác ngác
những phương chiều
Mùa không hắt
tia nắng vàng. Vô
phước
kẻ điêu nào còn léo
hánh cô liêu.”
(Léo
hánh cô liêu, DCR, trang 127)
Trên
đây là vài bài thơ trong “Nghịch Lưu Của
Tuổi” mà tác giả cho in lại trong “Dự
Cảm Rời” như một tuyển chọn mà cũng là một cách đổi tên trong ngăn tủ ký ức
của tác giả, một thứ ký ức rất xót xa, thêm chút bâng khuâng nhưng mãi hoài cứ
theo chân người thơ trăn trở những bóng chiều! Rồi người đọc không dừng lại ở
đó, theo thời gian, có lẽ cũng thêm một lần mời bạn đến với “Lục Bát Tản Thần” của Nguyễn Hàn Chung,
xem chừng hơi lạ!
Thực
tình ra, tôi không có ý cắt nghĩa tựa bất cứ một tác phẩm nào của bất cứ một
tác giả nào; và với “Lục Bát Tản Thần”, cũng vậy. Lục bát là thể thơ rất cũ nhưng sao
lại là “lục bát tản thần”? Điều này
có lẽ chỉ có người tạo ra nó và đặt cho nó cái tên thì mới có thể cắt nghĩa
được đầy đủ! Nhưng cần gì thắc mắc về một cái tên gọi giữa cõi nhân sinh này!
Phải vậy không, thưa bạn? Và cái mà tôi muốn mời bạn bước qua khỏi cái tựa rất
ư lạ-lạ ấy là trong những trang thơ huyền ảo của Nguyễn Hàn Chung còn đọng lại
chút gì không sau mỗi lần mình gắp sách lại? Đó là trọng tâm của mấy hàng ngắn
ngủi này xin thưa cùng bạn vậy!
“Lục Bát Tản Thần” vốn là một mạch dài
trong chuỗi sáng tác của Nguyễn Hàn Chung, nên như tôi có nhắc qua khi vào bài,
ôi thôi, chữ là chữ! Nhưng có một điều là dù ông có giấu kỹ những suy tưởng của
mình về trời đất, về thế thái nhân tình trong những câu thơ lục bát còn nguyên
hình hài cũ hoặc chúng đã bị cắt rời, cắt rời…; và làm cho mỗi câu dài đủ âm đủ
vần thành từng khúc, từng khúc ngắn dài rất lạ khác nhau thì cái chất trữ tình
trong máu huyết ông, cái nỗi dằn vặt trong hồn ông nó vẫn còn đó một cách nguyên
vẹn, khó phai lợt! Bạn muốn tôi dẫn ra vài vần thơ tiêu biểu ấy chứ gì? Thì
đây, xin mời bạn:
“Từ ta héo đến ta hon
Cười toe toét giấu
nỗi buồn tái tê”
(Về
đâu đợi nàng, LBTT, trang 23)
“Chắc chi đủ khạp,
khui, khàn
Mai kia còn được tới
hoang dưới mồ.”
(Chơi
tứ sắc ở hội cao niên, LBTT, trang 33)
“Lề mề câu trước câu
sau
Câu nào cũng có dàu
dàu. Vì ai!”
(Cô
liêu ca, LBTT, trang 40)
“Tưởng rằng dứt áo là
thôi
Nào hay sợi rách cột
người chết trân”
(Cột,
LBTT, trang 41)
“Giá như cứ giá như
hồi
Xưa ta đâu phải ngậm
ngùi. Giá như.”
(Giá
như, LBTT, trang 56)
“Già thì phải quạnh
hiu thôi
Cớ chi ngày trẻ trung
thời ngủ quên
Cớ chi bán sống lấy
tiền
Cớ chi mơ mộng hão
huyền đầy kho”
….
“Già rồi biết phận
mình đi
Chén cơm sớt đổ bát
mì bưng rơi
Cớ chi còn nhớ nón
cời
Như nàng Chăm nhớ hồn
Hời năm xưa”
(Cớ chi, LBTT, trang 64)
“Kệ đi đừng có ưu
phiền
Kệ đi, đừng có ưu
phiền. Kệ đi.”
(Kệ đi, LBTT, trang 65)
“Chiều trời xưa ấy
thu phân
Tiếc không thể tiếc,
quên dần, không quên.”
Vâng, thưa bạn, còn nhiều lắm những vần thơ
tê tái ấy!
Qua hai thi tập “Dự Cảm Rời” và Lục Bát Tản Thần” của Nguyễn Hàn Chung mà tôi vừa
đọc lại như người vừa đi ngang qua một khu vườn trồng cây ăn trái, tôi cố tìm
ra những trái chín cây mà ông chủ vườn muốn giấu kỹ cho riêng mình! Nhưng qua
cái nhìn rất quê mùa của một người nhà quê già chuyên trồng cây ăn trái với
phân cỏ mục như tôi cách nay có tới ngoài bảy chục năm, tôi thiển nghĩ thơ ông
sau này có lẽ sẽ còn lại với riêng ông là một chút tình riêng, một chút buồn
man mác mà xa xăm, diệu vợi cùng với một chút “bâng khuâng”(*) ; và dù đôi lúc ông rất cứng cỏi vì cái gốc chàng
trai xứ Quảng với sông nước Thu Bồn ngày nào cứ chảy mải miết, không ngừng
trong huyết quản của ông, nhưng rồi ra sẽ có một ngày lòng ông sẽ mềm lại vì
một chút tình riêng ấy, một chút buồn man mác ấy, và một chút bâng khuâng ấy!
Mong lắm thay!
HAI TRẦU-LƯƠNG THƯ TRUNG
Houston, giữa tiết
Thu lạnh, ngày 28 tháng 11 năm 2018
(*) “Bâng khuâng như
tỉnh như say một mình” (Kiều)
No comments:
Post a Comment