Đoàn
Minh Đạo
Sông Hương. Hình
Internet
Tóc
trầm hương
Đường
lá muối trượt cỏ thơm hoang lạnh
Cơn
mưa đơn xướt cánh chim chao
Mịn
màu áo em
Chiều
men lam Huế
Hoa
sứ bung mê vương phủ phong rêu (ĐMĐ)
Vừa
nhận được hai thi phẩm Thơ Quỳnh và Huế Buồn Chi của Thi sĩ Hoàng Xuân Sơn gửi
tặng đến với niềm vui Nam Cali những ngày mưa hiếm hoi cùng lùa đưa cái ướt át
như thơ tình thời thanh xuân sung mãn của nhà thơ họ Hoàng như với Buồn Lô Dung
khi chiều quải nắng qua từng đợt sóng Hương Giang Huế;
Gối
đầu lên mùa lũ
buồn
Lô Dung đổ dài
vạt
chiều quai nắng thắt
ngoi
ngóp dặm triều phai
……
Miên
miên đầu cổ tự
lệ
khô thầm ngấn tang
đâu
ngọc ngà khuê nữ
đâu
vương tướng mơ màng
Đùm
đề chi rong tảo
sông
lở bồi. xa hương
ngạn
đau rồi tả hữu
hồi
âm dẫu một đường
Thôi
mắt xanh đồng ấu
đêm
ở tận sương hồng
Lô
Dung buồn mai hậu
hò
vẳng cuối bờ không
(HXS)
Hồn
quê chỉ qua những hình ảnh thấm đậm nhân cách tài hoa lãng mạn cả trong thi ca
và âm nhạc của Hoàng, nỗi nhớ quê hương ấy trong xa cách trở thành đầy đặn như
những dấu lặng trong âm nhạc, như những khoảng cách không gian âm vang. Ngôn
ngữ thơ Hoàng tinh tế, giàu sang cho phép ta cùng Hoàng gặp gỡ Bắc Đảo để cảm
nhận đồng điệu trong bài thơ Tân Niên 在倾听那最短促的停顿
Tại khuynh thính na tối đoản xúc đích đình đốn (Nghiêng lắng nghe khoảng lặng
dừng ngắn ngủi) đó là thời gian. Khoảng lặng cần để “Chính ngòi bút nở hoa
trong tuyệt vọng”, Theo Bắc Đảo: “Thơ cải thiện đời”. Kết quả là gì? Văn thơ
của thi sĩ giống như cánh diệc viết trên mặt nước, Giữa không gian mặt nước và
thời gian vỗ cánh! Nơi đây yếu tố không gian và thời gian của thơ và nhạc là
điều kiện tất yếu. Hoàng mở ra một khoảng cách không gian, chân trời xa lạ cùng
nỗi nhớ quê (nostalgia) và khoảng tĩnh thời gian “Những Bản Đàn Dấu Lặng”:
Những
chuyến tầu xuôi nam hú hồi giã biệt đêm-mưa-hư-linh
đêm
nghe Linh Phương những bản đàn dấu lặng
chợt
nhớ ra một buổi chiều xanh xưa sương khói
con
chim nhỏ đứng trên vai cầu
ngó
xuống giòng sông
lặng
lẽ
Không
nhìn ra nữa đâu là trăng đâu là tóc
năm
xưa mắt biếc
hình
như đã lâu lắm rồi
những
sợi tơ trời không còn bay trên tóc người chớm hạ
vai
áo rồi mong manh
trắng
chìm cơn mưa hồi vọng
thuyền
đi thuyền đi xa
vút
hồng đôi cánh.
(HXS)
Thời
gian lặng đẩy không gian ra xa, cách biệt, “Huế, từ phong vũ” Hoàng viết cho
người bạn rất thân của anh, Ngô Vương Toại tâm sự về những hình bóng quê hương
với Hoàng là Huế với Toại là tỉnh Nam!
Tôi
nhớ em từ sông mắt trong
Từ
dáng em trôi tóc mượt bồng
Xa
nhau nước dỗi hai mùa lá
Em
chờ bến cũ muộn màng rong
Tôi
nhớ hơn là chim nhớ mây
Nhớ
mùa thu nguyệt xuống heo may
Nhớ
ơi xa quá ôi là nhớ
Mưa
giọt vô tình trong đêm nay… (HXS)
Heidegger
minh giải thơ qua đúc kết năm mệnh đề thơ Hölderlin, tạm thời ta nhấn mạnh vào
hai đề cuối: “Ngoài ra mọi di sản được tạo tác bởi các nhà thơ.” và “Thật chính
đáng, song thơ mộng, khi con người lưu cư trên mặt đất này.”
“Thơ
là nền tảng bền vững của lịch sử, và do đó không chỉ là một diện mạo của văn
hóa, hơn hết không phải là “sự thể hiện” đơn thuần “linh hồn của một nền văn
hóa.” Rốt cuộc, sự tồn tại của chúng ta là thơ mộng trong nền tảng của nó không
thể có nghĩa là cuối cùng, nó thực sự chỉ là một trò chơi vô hại. Nhưng không
phải chính Hölderlin, trong câu quan trọng đầu tiên mà chúng tôi đã trích dẫn,
lại gọi thơ là “công việc ngây thơ nhất trong tất cả các nghiệp nghề”? (But
does not Hölderlin himself, in the first key verse that we cited, call poetry
“this most innocent of all occupations”?) Heidegger.
“Thôi
mắt xanh đồng ấu
đêm
ở tận sương hồng”
(HXS)
Yếu
tính thơ hình thành từ ngôn ngữ, thơ bằng thể điệu của mình gọi tên sự vật,
ngôn ngữ thơ mời gọi sự sáng tạo, lập thành bản thể. Một thế giới qua thơ phơi
mở với chúng ta. Và cách mở phơi ấy là cung cách của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn mà
tôi chợt cảm nhận mối tương giao khi đọc thơ Hölderlin; thơ là cánh chim báo
bão với không gian rừng thiêng kêu gọi ngày mới, trong cuộc Quy Cố Hương, về
nhà (Heimkunft):
Dẫu
sao chim báo bão ghi dấu thời gian và giữa
núi
rừng bay lượn trong không trung kêu gọi ngày.
Thời
gian đi và đến không gian xa hay đặc quánh, phân sáp, cách biệt; đọc thơ hôm
nay “Ngủ, và các thức khác” của Hoàng Xuân Sơn cảm xúc tôi cao lớn sâu đậm hơn,
có lẽ do tôi bặt gặp anh phần nào cùng với thời gian khi qua tuổi cứ thuận theo
lòng mình “Tòng tâm sở dục”!:
Rồi
đến rồi đi cũng như nhau
Chẳng
biết thời gian lâu hay mau
Ngồi
miết một chỗ ngồi đặc quánh
Mà
nhớ bao la một tạng màu
Nhớ
quá tranh xưa thời xanh xám
Ai
mới tô thêm một chút hồng*
Cánh
áo mùa hè khăn thu lụa
Mát
rượi vô vàn những bến sông
Núi
đã xa. Và rừng thật xa
Thì
người cứ ngủ giấc như là
Trăng
treo trên đỉnh hồn non dại
Một
bóng nhu cầm như bóng ma
)(
hoàng
xuân sơn
30
tháng 10, 2022
*ý,
hoàng xuân giang – Nhờ Em Giữ Lấy Tình Ta
Tóm
tắt đọc thơ Hoàng Xuân Sơn như một cuộc Hành hương kỳ thú với tinh yếu ngôn
ngữ, nhất là hậu kỳ thơ anh. Cũng như bất cứ nhà thơ lớn nào, thơ Hoàng Xuân
Sơn là món quà, một tặng vật cho cuộc lưu cư của chúng ta trên trần gian.
ĐOÀN
MINH ĐẠO
tháng
11, năm 2022
No comments:
Post a Comment