Võ
Công Liêm
Thoạt
kỳ thủy tôi chi biết Khê Kinh Kha là một thi sĩ tôi yêu; từ khi đọc thơ anh
đăng rải rác trên các tạp chí văn học hải ngoại.Tôi nuôi trong tôi những câu
thơ bóng bảy đầy đủ hai khía cạnh quê hương và tình người. Cũng từ đó tôi khám
phá thêm một tài năng khác của anh; đó là âm nhạc, làm tôi sững sờ, bởi giòng
nhạc của Khê Kinh Kha, một lần nữa; đã lôi cuốn người nghe hấp dẫn, đam mê và
gợi nhớ. Ban đầu đọc thơ anh làm, nghe nhạc anh soạn cứ ngỡ như một tài nhân
trẻ tuổi nhưng khi biết đến anh thì chúng tôi ở cái tuổi “cổ lai hy” vì thế mà
thi nhạc Khê Kinh Kha, có lẽ;”lục thập ngôn bất nghịch nhĩ” nên đến với người
đọc (dể ngâm) người nghe (dể hát) qủa không ngoa!
Và;
dần dà chúng tôi quen nhau, trao đổi văn thơ họa nhạc đi tới cảm thông hài hòa,
mặc dù chúng tôi chưa một lần gặp nhau rồi trở nên thân quen như đã thân quen
âu cũng là duyên tình văn nghệ.
Thơ
KKK đã làm tôi xúc động, nhạc của anh làm tôi bồi hồi, thôi thúc đưa tôi về với
ba”thì” hiện tại, qúa khứ, vị lai, một âm hưởng nhạc lạ kỳ, trộn lẫn một âm giai tuyệt vời giữa không
gian và thời gian. Mà trong mỗi thì chứa đựng một quê hương và tình người. Tôi
vốn yêu nhạc họ Trịnh, Ngô Thụy Miên, nhạc KKK phảng phất tiết điệu đó, không
phải anh chịu ảnh hưởng của họ nhưng nguồn cảm hứng dâng trào đụng phải nhau là
chuyện thường tình; thế thôi.
Âm
hưởng nhạc KKK giàu tính lãng mạn, lời ca trữ tình (lyric) nhạc điệu dịu dàng
như sóng êm.Tuyệt vời của KKK trong thơ cũng như nhạc, anh không bị chữ nghĩa
câu thúc, không “nặn”chữ như những người khác mà nó đến với anh tự nhiên như
sẳn có. Đó là nguồn phát xuất từ tiềm thức mà ẩn chứa nhiều vị đắng của tình
yêu, vị tha cay cay của quê hương yêu dấu; cả hai thứ đó là nguồn mạch của
anh.Anh sống ra sao nhạc thơ anh sống như vậy; điều mà tôi cảm nhận về anh là
trong thơ có nhạc trong nhạc có thơ.Thi hào đời Đường Vương Duy cũng thế trong
thơ có họa trong họa có thơ ;có phải là “tài tử đa xuân tứ” ? Vô hình dung cả
hai thứ đó trở nên thời thượng một thời .
Đi
sâu vào thơ anh viết, đôi khi gặp những giọng điệu của Xuân Diệu, Nguyễn Bính
mặc dầu thơ anh làm phần lớn theo thể tự do không vần hay thể loại tân hình
thức nhưng vẫn giữ được vần điệu, đối ngẫu với nhau đầy đủ ý thơ mang tính chất
tình và người. Sau mấy thập niên ly hương không tránh sự khắc khoải anh xót
thương hai cảnh giới chia xa, hình ảnh đó đóng cứng trong tâm hồn anh. Anh có
một đặc tính đáng kể của một con người nghệ sĩ; bình đẳng với đời cũng như bình
đẳng với gia dình, anh quan niệm không có thăng và trầm,anh cho rằng tất cả là
ngẫu nhiên tự có, bởi vì thăng trầm thuộc về thế giới nhị nguyên, tâm bình đẳng
là lòng nghèo khó, xót thương mà anh muốn dự phần vào cõi vô dư ấy.
“đã ba mươi năm
anh vạn lần thất hứa
đã say mê
theo tiếng gọi tim mình
…
ôi hạnh phúc
gia đình mình em nhỉ”
(Hạnh phúc)
Cái
tình anh thắm thiết không lường,cái hào phóng tình người chan chứa mà lắm lúc
trở nên bi quan với hiện tại:
“phải chi có bạn cùng chia rượu đắng
chắc cũng đỡ
buồn giữa chốn xa xôi
…
xuân đến
xuân đi đời còn mấy bước
ai khóc ai
cười nhìn cánh mai rơi”
(Mấy trăm
lần mùa xuân)
Thơ
Khê Kinh Kha dạt dào tình yêu lồng trong bối cảnh quê hương và tình người, anh
đã sống những mạch thở của đất nước, đầy ấp mộng ủ, mặc dầu; trước đây quê
hương là máu lửa là nước mắt nhưng hôm nay anh vẽ lại một quê hương mà anh đã
sống và lớn lên, trong ký ức thơ mộng, vi diệu, tồn căn vừa ảo giác vừa hiện
thực, lấp lánh một bầu trời tình ái đầy kỷ niệm trong thi nhạc của anh. Bài thơ
Tỏ Tình cũng là tựa đề Tuyển Tập Thơ
Nhạc Khê Kinh Kha, xuất bản năn 2006
Một
Tỏ Tình cho quê hương đã mất. Những bài thơ trong tập Tỏ Tình và Quàng Vai Thơ
Đi Giữa Đời(2007) đầy xúc cảm trong tôi.
xin làm mây bay về
qua chốn cũ-thăm những
con đường bong mát
tuổi mộng mơ-
giữa núi
cao nhỏ từng giọt mưa tình - cho đất
khô hân hoan tìm lại bờ lau ngọn cỏ-
rừng cây xưa thêm
lá mộng đam mê - và tình ai miên man
như sóng vỗ.
xin một lần cất
tiếng khóc vào đời trong tiếng
mẹ ru-xin được
làm tuổi thơ ngồi hát bên
dòng sông lững
lờ - xin là gió thổi tung tóc em
chiều tan học -
tình mong manh ấm lại giữa
lòng mơ.
nếu một mai
mưa về trên thác cũ
dưới hiên
xưa xin nằm chết hân hoan
hơi thở cuối
xin dành tạ ơn mẹ
trái tim nồng nở nụ hồng trao em
và thân xác
làm phân bón núi sông.
(Tỏ Tình)
Trong
bài Thân Phận Ca anh kể hết những dấu
yêu quê hương nơi anh đã sống và lớn lên, lời thơ thống thiết của một Kinh Kha
chẳng trở về, anh viết một dọc như mạch thở như trăn trối, đọc thơ anh mới nhận
ra cái chân như trong thơ Khê Kinh Kha.
Với
66 bài thơ trong tập Tỏ Tình,KKK dàn xếp hết sức mạch lạc,giòng thơ trôi mênh
mông, chảy êm vào biển mẹ. Thơ Khê không cần vần đìệu, ước lệ của lục bát, thất
ngôn, ngủ ngôn, bát ngôn anh xử dụng rất ít ở những thể loại này tuy nhiên; anh
vẫn giữ được vần điệu nhịp nhàng, liên kết, đối nhau rất ý tứ đó là nét đặc thù
trong thi tứ của anh. Tôi yêu thơ Khê Kinh Kha ở cái chỗ phóng khoáng đó.
Thơ
Khê Kinh Kha diễn tả cái thực hơn cái ảo, anh diễn đạt một cách chung thủy tình
non nước tình gia phong, không mị, không đụng chạm tới cõi phi của thơ mà vẫn chứa cả hồn thơ.
Khê
Kinh Kha là cả một nghìn trùng muôn dặm, xa quê hơn bốn thập niên mà lòng vẫn
hoài bão chất chứa mộng nam ai cho dù mộng Kinh Kha chăng nữa. Người tráng sĩ
của huyền thoại thời chiến quốc Xuân Thu. Có thấm nhuần cái siêu tưởng đó mới
có cái bút hiệu đầy ấn tượng như thế. Một Kinh Kha ,một đi không trở lại; bởi
vì thế mà lòng quặng đau, vượt qua bên kia bờ, ngoãnh cổ nhìn “tư cố hương” xa
lắc xa lơ, lòng mang mát buồn của kẻ mất nước (không phải sau 75 mà ngay 54 đã
phải chia xa Hà Tỉnh) có phải đó là điều để anh gọi là Khê Kinh Kha, chữ Khê mà anh sẽ mãi mãi không bao giờ quên là Hà
Khê nơi nguồn cội anh sinh ra đời; cho nên có xao xuyến có ray rức, anh có Tỏ Tình hay Quàng Vai Thơ Đi Giữa Đời chăng nữa, giờ đây chỉ là phương trời
viễn mộng mà thôi. Thi sĩ Khê Kinh Kha biết điều đó đã từ lâu…
Cho
nên không lấy gì làm lạ thi nhạc của Khê man mác tình nước tình nhà mà anh đang
sống giữa nơi chốn của quê hương và lưu đày.
Trong
một dịp trao đổi về âm nhạc; Khê Kinh Kha cho tôi biết :- anh viết nhạc đã lâu,
hồi còn là học sinh, sinh viên Sài Gòn có nghĩa rằng anh viết nhạc cho anh
“thưởng thức”, không phổ biến và cũng chẳng bài bản, lý do anh quá “mê” Trịnh
công Sơn và đa tình với giọng ca Khánh Ly lòng đam mê đó ấp ủ trong anh, mãi đến những năm du học ở Hoa Kỳ(1967).
Sau giờ tan trường, cô liêu, không bè bạn thân quen, không bà con chòm xóm để
qua lại đôi điều, anh đem nỗi buồn cô độc đó vỗ lên cây đàn guitar “pawnshop”
lần mò đơn chiếc từng nốt nhạc đến khi thạo ngón gảy anh nghĩ tới sáng tác. Khê
Kinh Kha không qua trường lớp âm nhạc, anh học từ bạn bè, sách vở; vốn có năng
khiếu thiên bẩm, anh bung mình ra viết nhạc. Kể từ đó anh nhấc cánh bay xa vào
con đường nghệ thuật âm nhạc đơn phương.
Năm
1975 khi nghe tin mất nước anh ngậm đắng nỗi uất nghẹn đó một thời gian dài,
năm 1980 nguôi ngoai phần nào,song le; Kha không thể xóa mờ hình ảnh quê hương ,bung xung với nội
tại, xô anh vào con đường tình âm nhạc, anh sáng tác liên tục, mãi năm 2004 sau
chuyến về thăm quê ViệtNam khởi từ đó anh viết nhạc tình yêu và tình quê hương
nhiều hơn. Song hành với nhạc anh còn sáng tác thơ cũng đượm một sắc màu. Thơ
nhạc cùng một tạng thể. Bài thơ Anh Sẽ Về
được Nguyễn Hữư Nghiã phổ nhạc; bài nhạc đắc ý của cả hai tác giả. Khê Kinh Kha
cảm hóa cả hai luồng tư tưởng đó, từ vai trò “nghiệp dư” mà không ngờ nó trở
nên “chuyên nghiệp” có thừa. Tâm hồn anh
sung mãn khởi từ đó.
Thời
điểm 1965 đến 1968 phong trào âm nhạc ViệtNam mang tính chất “phản
chiến”(anti-war) nhưng với Khê Kinh Kha không phải là kẻ đứng ngoài cuộc chiến,
anh vốn nặng lòng với tổ quốc, anh dùng âm nhạc ca lên nỗi thống khổ quê hương,
muôn đời là máu lửa, là nước mắt anh gián tiếp kêu gào hai chữ phản chiến không
nên lời, như bài “Tôi Vẫn Mơ Về” rồi bài “ViệtNam Khúc” đó là những nhạc khúc
như nhắn gởi sự đau thương của mình đối với quê nhà; lời nhạc bi thiết:
“dù cho hôm nay sống trong
nỗi nhớ
nhưng trong tôi vẫn rộn
ràng một giống rồng tiên”.
(Vẫn Kêu Hùng Làm
Người ViệtNam)
“mơ trở về nơi dấu yêu của mùa
trăng sáng với câu hò
tôi vẫn mơ về về quê cũ dưới hiên nhà
ru trong tình non sông”
(Tôi Vẫn Mơ Về)
Với
tình người, Khê Kinh Kha qúa nhức nhối, anh nhạy cảm, bộc bạch với người em,
người em ở đây là những người em gái quê hương chứ không phải người tình của
lứa đôi.Tình anh chất đầy trong “Sầu Khúc” âm điệu buồn:
“ khi bước chân ta về
lạnh lùng sương rơi
trên tóc rối
đêm xót xa môi cườI
một lời vu vơ trong
sương khói “
Với
tình mẹ anh nhắc nhở nhiều lần trong thơ lẫn trong nhạc, mẹ là tâm tưởng không
bao giờ nhạt phai giữa nhạc và thơ; vì vậy cái hình ảnh Mẹ, Em và Quê hương là
ba đơn vị cốt tủy, ba dòng lệ chảy không bao giờ nguôi trong nhạc của Khê. Năm
anh về thăm quê, đạp chân lên đất mẹ, dòng chảy của anh không ngừng rơi, tim
anh co lại,một quê hương ngấn lệ. CD Ngủ Đi Em là những bản tình ca cho quê
hương và bài Tình Còn Mưa Bay là khúc biệt ly của anh.
Những
bài ca xuất phát từ năm 2004 cho đến nay vẫn một mực ngợi ca tình yêu, yêu tất
cả những gì quê hương có và những gì có yêu thương. Ca khúc Tình Sầu Hoàng Ngọc
không phải nói lên tình yêu lứa đôi mà nói lên cái tình SàiGòn như một thời huy
hoàng, cái trân qúi của Hòn Ngọc Viễn Đông vậy.
Những
ca khúc anh sáng tác trước đây; hơn hai thập niên lần lượt phát hành và trình
diễn qua những giọng ca tên tuổi Thanh thúy,Sĩ Phú,Mai Hương như Di Chúc Cho
Con (Thanh Thúy) Nỗi Niềm(Sĩ Phú) Làm Sao Quên Được (Duy Quang) thính giả; từ
đó biết đến Khê Kinh Kha.Gần đây những tình ca KKK đã xâm lấn thị trường khán
thính giả trong nước cũng như hải ngoại nhờ những giọng ca trẻ truyền cảm, ăn
nhịp với nhạc của Khê; đáng kể với những giọng ca mượt mà của Quỳnh Lan, Diệu
Hiền, trầm ấm của Xuân Phú, Hoàng Quân đã đem lại thành công cho tác giả lẫn
người ca.
Khê
soạn nhạc, viết thơ trong một tâm hồn khoáng đạt, không ảnh hưởng bởi phong
trào hay hệ lụy giáo phái, ngay từ thuở đối đầu với cuộc chiến hay ra hải ngoại
rọc ròng không thấy một dấu tích ngoại giới xen vào trong nhạc thơ của anh.
Nhìn vóc dáng của Khê Kinh Kha không ai thấy cái vỏ “làm dáng văn nghệ” của anh, anh không cần
phải có cặp kinh đồi mồi rộng khung như TCS, là đà như một số nhạc sĩ tài hoa
khác, trông sao sao. Anh sống đơn giản, anh nhìn đời với đôi mắt vô tư, cái
“đõm dáng”không làm nên nổi bài ca. Thực như thế !
Khê
rất thô sơ mà hồn anh rất dồi dào. Cái hay của một người nghệ sĩ,nói chung;
toát ra ở cái chỗ đó.
“mẹ ngồi ru trong đêm
mưa hắt hiu qua lòng
lời mẹ ru qua đêm
sông núi hiu hiu buồn …”
(Một Đời Me Ru Con)
lời
nhạc nhẹ nhàng,thanh cao cọng với tiếng ca ngọt ngào quyện vào nhau làm cho ca
khúc đi vào “bộ nhớ” một cách dể dàng.bởi nhạc anh chú trọng tiết điệu du dương,nhẹ nhàng,chậm rải,anh
thường gieo nhạc ở thể Blues, slow nhẹ (2/4) hoặc Boston (3/4) cho nên nhạc của
Khê trước sau là nhạc dịu, đẩy đưa đôi khi làm cho người nghe có một hoài nghi
,lai lai nhạc TCS hoặc Ngô Thụy Miên .Nhưng nói như thế có tính cách võ đoán và
yếm thế cho Khê Kinh Kha; ngoài ra anh còn sáng tác những tình khúc mạnh, ào ạt
như thể Jazz, Blue Rock nhạc da đen,chẳng hạn ca khúc Nụ Quỳnh Lan và Có Lẽ Anh
Yêu Em âm điệu mạnh làm người nghe rơi vào cảm giác chơi vơi,nữa vời đó là một
sáng tạo mà anh muốn tìm thấy trong âm nhạc của anh cũng như Phạm Duy đã tìm
thấy nhạc mình trong dân ca miền núi, ca dao, hò vè đó là một thử nghiệm khá
thành công, ngày nay Khê Kinh Kha cũng muốn làm như thế từ điệu nhạc mạnh sang
điệu nhẹ của nhạc ViệtNam.
Khê
có một cái hay là biết dụng công âm nhạc cho lời nhạc mạch lạc, nhờ cái tạo vần
luân chuyển đan vào nhau tạo cho nhạc có sắc thái mới lạ đó cũng là kỷ thuật
người viết nhạc. Tình ca Vì Em Hà Nội Yêu hoặc Tình Thu Yếu ĐuốI nghe một hai
lần người nghe nhại lại dể dàng. Khê có lần tâm sự : - những ca khúc của tôi chứa
đựng quê hương và tình người, lời nhạc, nhạc điệu,ca từ thông thường, bình dân
đưa âm nhạc đến gần với đại chúng. Nhạc KKK hiện thực miêu tả cực độ tình
người, tình mây nước trăng sao của đất nước nhiều hơn những chữ nghiã trừu
tượng khó hiểu, không trộn thứ tạp nham vào thơ với nhạc, anh cho đó là kịch
điệu (drama queen). Ca từ dùng trong nhạc của Khê là lời ca thán ẩn tàn trong
nhạc. nỗi niềm mơ ước chung của mọi người.
Tình
của Khê Kinh Kha là thứ tình đầy đủ cho người và cho đời.Vì vậy;nhạc, thơ của
Khê thường nhắc đến EM đôi khi chữ Em là cớ để mượn ngôi thứ nhất là Tôi thay
vào và có khi không còn tính chất nhân dáng cụ thể. Chữ Em trong nhạc và thơ
của Khê là một “concept” ý niệm về tình hoài hương tình hiếu đạo lễ nghiã,
chẳng qua Khê Kinh Kha không muốn nói huỵch toẹt là “Ta-Yêu-Em” nhưng đành phải
cài vào để nói lên cái tâm thức của mình là Tôi (self ) trong cái tình “quê
hương là người đó” (Thơ Du Tử Lê).
Nói
tóm lại; nhạc thơ của Khê Kinh Kha được coi như một thứ nghệ thuật, một lý giải
vừa nội tại vừa khách quan tiềm ẩn trong lòng “cái tôi” của Khê Kinh Kha.Anh
vận dụng ngôn ngữ cũng như ca từ tất cả biểu tượng một triết lý nhân sinh thời
thượng như một hiện tượng mới cho anh. Những dòng thơ nhạc của KKK đọc lên hát lên ta cảm nhận sự tự do, buông thả không vướng
bận bất kỳ một ngoại quan nào để được thoát tục đi vào cõi hư vô. Đó là thi
nhạc của một người nghệ sĩ đa dạng. Mong sao sự sáng tạo nghệ thuật này có chỗ
đứng riêng của nó như mọi người đã có.
VÕ
CÔNG LIÊM
(chestemere
tiết sươnggiáng khôngtám)
Nghe
Ý Lan hát ca khúc của Khê Kinh Kha ở đây
No comments:
Post a Comment