Những
bài thơ viết trong tháng tư. nguyễn thị khánh minh
Biển ơi. sông ơi
CHỮ
S CONG CONG
Sáng
lóa lên chữ đêm
Sắc
nhọn đi chữ mềm
Vía
ma quỷ. Ám cong hoài chữ S
Bướu
tôi đòi trĩu mãi lưng cong
Cháy
lên hạt chữ
Ngọn
gió rồng xua bóng tà ma
Chảy
đi hạt chữ
Mặn
cho bằng hạt máu
Tan
cùng nỗi đau
Mọc
cánh đi chữ tù
Mở
mắt đi chữ mù
Ải
Bắc vọng phu
Mũi
Cà Mau cắm sào mòn đợi
Chiều
đã chiều rồi
Mẹ
về chợ
Quang
gánh S cong
Đầu
đuôi. Cắm cúi
Chữ
S nằm dài
Dòng
sông khốn khó
Đầu
đuôi ngóng ngược ngóng xuôi
Chữ
S đau
Ai
bẻ mà cong
Chữ
S ngã
Vặn
mình hoài không thay được lốt
Mẹ
nằm chiếu lạnh
Nghe
đàn con chơi đùa ngoài ngõ
Rồng
rồng rắn rắn
Chữ
S cong cong
…
Những xương cùng xẩu
…
Những máu cùng me
…
Một khúc đuôi… dôi xa khơi
…
Tha hồ mà đuổi…
Mẹ
nằm ngủ gió tre rào
Mơ
mơ S cong báo mộng
Một
chốn dung thân
Câu
thơ chiếc võng
Duy
ngã Đại Việt chi quốc*
Mẹ
nằm thức mơ gió biển
S
cong ác mộng
…
Sơn hà cương vực đã chia*
Mà
non không thể lên, biển chẳng mở về
Trăm
trứng kia thà rằng đừng nở
Xâm
mình muôn hình muôn sắc mà đi
Cho
giống con cá dưới nước
Cho
giống con chim trên trời
Cho
giống con ma trên đất
Cho
giống cái chi không phải con người
S
cong đêm
Mẹ
nằm lạnh thềm trăng úp mặt
Ôi!
… Tiệt nhiên phận định tại thiên thư**…
4.2014
*Bình Ngô Đại Cáo, một
thiên cổ hùng văn, Nguyễn Trãi viết vào năm 1427, được xem là Bản Tuyên Ngôn Độc
Lập thứ hai của nước ta: Duy ngã Đại Việt chi quốc. Thực vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực ký thù…, Trần Trọng Kim dịch: Như nước Việt từ trước. Vốn
xưng văn-hiến đã lâu. Sơn-hà cương-vực đã chia… (Wikipedia)
**Nam quốc Sơn Hà,
bài thơ được cho là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của nước ta, Lê Hoàn đã
dùng bài thơ này trong cuộc chiến với quân Tống năm 981, sau đó cũng được Lý
Thường Kiệt dùng trong cuộc chiến chống quân Tống năm 1077, với mục đích uy hiếp
tinh thần giặc cùng kích thích hào khí quân sĩ.
BÓNG
BIỂN BÓNG SÔNG
BIỂN
ƠI
1.
Bóng
em áo màu trăng huyễn ảo. Hạt lệ ngân thành tiếng sóng. Tiếng sóng đêm đêm rợn
tiếng khóc. Tiếng khóc đêm đêm vỡ giấc mơ. Cát đêm rất mặn. Những mảnh thuyền
dao cắt. Những con ma nhìn em cúi mặt. Những con ma ăn thịt người tanh mùi quỷ
dữ. Nhờ nhờ dưới màu nguyên sơ ánh mắt em…
Tha
Sala em ơi biển động về hư không*
Bóng
em bản thông điệp máu thời mạt pháp. Bóng em áo màu trăng ngây thơ. Bóng em mảnh
ván thuyền vĩnh quyết. Bóng em biển một thời cuồng phong. Bóng em nỗi đau dội rền
huyết sóng.
Đêm
nay, em nghe, tôi nghe, người nghe
Tiếng
chuông những trái tim bồng em từ biển người bay về cố quận. Một dải biển thơm
mùi khói hương ruột thịt. Đón em về.
Tha
Sala em ơi biển động về mỗi trái tim…
2.
Bóng
mẹ ngồi khung xương cong. Bóng thịt bóng da. Bóng đập phập phồng trái tim mẹ.
Biển vời vợi xa. Biển không theo con về với khoang cá đầy. Nuôi vợ nuôi con
nuôi mẹ nuôi dân chài những đời rất nhỏ. Biển theo con đi vào hàm cá mập. Hàm
cá mập thời hải lý răng cưa vẽ vòi bạch tuộc. Bóng mẹ khô. Ôi con không về nữa…
Bóng
vợ lô xô cát mặn. Nón trắng xếp hàng nón tang. Bóng vợ nhấp nhô đêm. Xa khơi
đèn biển lập lòe mắt mộng. Biển chở về những con sóng lạnh. Âm âm tiếng đàn ông
reo tiếng cá. Trôi đi đâu những con thuyền bé miệng. Bóng vợ oằn như sâu. Máu
nóng đau chờ. Biển chết. Ôi chồng không về đâu…
Hồn thiêng cá ơi
Bóng cá chìm bóng cát
Bóng biển òa bóng đêm
Cát không đủ làm mồ
Đêm vây lòng huyệt mộ
Một biển lệ con dân
Đập đau mùa nước chướng
Một biển máu cá đau
Oan khốc mùa nước độc
Ôi cá không về đâu***
Biển
từ thuở Em bắt đầu viết trên sóng đường đi đẫm máu. Biển từ thuở Người ra khơi
là mất dấu ngày về. Biển từ thuở hòa lệ mẹ lệ vợ lệ con lệ cá. Nước mắt ngân
thành tinh thể. Muối có thể mặn thêm. Biển đông ơi sóng động về mỗi trái tim…
SÔNG
ƠI
Mẹ
bản nghèo. Chiều nay bên bờ sông lặng lẽ. Sông dạt về những bóng xác lạnh. Nhấp
nhô con đò vỡ -Con đò làm từ giấy bạc lòng tham-**. Sinh mạng em chiếc lá rừng
bay. Hồn em hóa bướm bên sông. Rừng bản dập dềnh bướm trắng. Em em ơi bay về
đâu…
Chiều
khách về qua sông
Ảo
ảnh chiếc đò chở em đi học. -Đó là chiếc thuyền rất chắc chắn. Đàn bướm kết
trong giấc mộng. Đưa em sang sông và lành lặn trở về…
Biển cúng
Sông cúng
Oan hồn thảm tử
Đất ngập nước mắt
Trời mờ khói hương
Biển khóc
Sông khóc
Hạt nước mắt nghìn
năm
Hôm nay hóa cọc Bạch
Đằng
Nguyễn
Thị Khánh Minh
4.2013
* Tha Sala, Em Ơi Biển
Động Về Hư Không, Lê Đại Lãng
** Sổ Tay Thường Dân
Tưởng Năng Tiến- Ánh Mắt Con Cuông
*** Viết thêm đoạn
này năm 2016 với sự kiện biển nhiễm độc, cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền
Trung
30
Tháng Tư. Tô Thẩm Huy
Lịch
sử đôi khi là một cuộc tái diễn tình cờ.
Năm 975, đúng một ngàn năm trước khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, một tiểu
vương quốc bên bờ Trường Giang là nước Nam Đường, một trong mười nước thời Ngũ
Đại-Thập Quốc đã bị xóa tên trong lịch sử.
Trong
suốt 150 năm cuối của triều đại nhà Đường (618-907), bắt đầu từ cuộc nổi loạn của
An Lộc Sơn, Trung Hoa đã triền miên lâm vào cảnh binh đao loạn lạc. Việc đất nước
bị chia năm xẻ bảy, soán đoạt quyền bính, đánh chiếm lẫn nhau, cùng với sự quấy
nhiễu của các binh đội ngoại xâm Hồi Hột, Thổ Phồn ở phương tây và sự nổi loạn
của các phương trấn khắp nơi, đã đẩy Trung Hoa vào cảnh Ngũ Đại Thập Quốc. Thật
chẳng khác gì cảnh điêu đứng của dân tộc Việt Nam trong 150 năm qua: hết ách đô
hộ của thực dân Pháp, lại đến nạn xâm lăng của quân Phát Xít Nhật, rồi khi Nhật
bại trận, người Pháp lại ngoan cố, tham lam, tìm cách trở lại Việt Nam, tạo điều
kiện thuận lợi cho đảng Cộng Sản Đông Dương bành trướng thế lực và nắm chính
quyền ở miền Bắc, để phải dẫn đến hiệp định Genève, qua sự chia chác của các cường
quốc, chia cắt non sông, rồi lại gây nên cuộc chính biến làm rối loạn miền Nam,
khiến huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt, suốt hai mươi mốt năm khổ hận ngập
trời.
Ông
vua cuối cùng của nước Nam Đường, trước khi bị nhà Tống cưỡng chiếm, là Lý Hậu
Chủ, tức Lý Dục, một trong những nghệ sĩ tài hoa bậc nhất của Trung Hoa, đã bị
trói tại kinh thành Kim Lăng (tức Nam Kinh ngày nay), đưa về giam lỏng tại Biện
Kinh, rồi hai năm sau bị ép uống thuốc độc tự vẫn khi mới ở tuổi 40. Những bài từ ông viết cách nay đã hơn nghìn
năm mà vẫn hiển lộ nét tân kỳ tài hoa bay bướm, ngay cả trong những nghịch cảnh
đau đớn, cùng đường nghẽn lối. Từ, hay từ
khúc là những lời viết cho những điệu nhạc quen thuộc, câu dài ngắn khác nhau
tùy theo điệu nhạc, và đòi hỏi phải giữ vần thật chặt chẽ. Nội dung thường nhẹ
nhàng, tha thiết tình cảm. Bước vào thế
giới của từ là bước vào thế giới của tình ca, của yêu đương nồng cháy, của nhớ
thương giận hờn, của khổ đau hạnh phúc, của con người muôn thuở, ở mọi giới, mọi
nơi, mọi trình độ học vấn, tri thức. Nếu
Đường thi là tiếng nói của tâm linh, thì Tống từ là lời thốt lên lúc thầm thì
bên gối.
Xin
mời đọc vài bài từ của Lý Dục.
Bài
thứ nhất viết theo điệu Phá Trận Tử, nói lên nỗi đau đớn của kẻ tù binh trong
cũi giam, nhìn hàng ngũ đối phương đang rầm rộ kéo vào dinh thất của mình mà chết
lịm cõi lòng.
Nguyên
tác:
Tứ thập niên lai gia
quốc
Tam thiên lý địa sơn
hà
Phượng các long lâu
liên Tiêu Hán
Ngọc thụ quỳnh chi
tác yên mộng
Kỷ tằng thức can qua
Nhất đán quy vi thần
lỗ
Thẩm yêu Phan mấn
tiêu ma
Tối thị thương hoàng
từ miếu nhật
Giáo phường do tấu biệt
ly ca
Thuỳ lệ đối cung nga
Diễn
nghĩa:
Từ lập quốc đến nay
đã bốn mươi năm
Đất đai sông núi những
ba nghìn dặm
Gác phượng lầu rồng
liền với trời sao
Cây ngọc cành quỳnh dệt
mộng sương khói
Nào biết gì đến binh
đao
Một sớm quay đầu làm
kẻ tù đầy tôi tớ
Thân gầy guộc vô dụng,
tóc bạc thui thủi
Xót xa buồn tủi ngày
giã từ tông miếu
Kìa nhạc công tấu
khúc nhạc chia ly
Lệ đổ, nhìn các nàng
cung nga
Dịch
như thế thì đánh lạc hết cả cái đẹp của từ, chỉ vót vét được chút nghĩa nguyên
tác. May mắn thay, ông bạn Vân Trình Lữ
Nhạc của tôi đã phóng bút dịch bài từ ấy theo hai cách khác nhau, một theo
khuôn Nho giáo cổ truyền, một hiện đại hóa theo kiểu Quốc Cộng:
Bài
Một
Đã bốn chục năm nước
cũ
Lại ba nghìn dặm trời
xưa
Gác tía lầu son cao ngất-ngưởng
Lá ngọc cành vàng đời
tận-hưởng
Sướng khổ một lần
chưa
Bừng mắt thành thân tử-tội
Thái dương bạc dưới nắng
trưa
Thoắt vọng tiêu-thiều
dàn phụng-ngự
Ngoảnh nhìn Thái Miếu
đàn cung-nữ
Sinh tử một lần đưa
Bài
Hai
Sử-sách nghìn năm
trên giấy
Nước non muôn dặm
trong phim
Hai chữ ‘tử’, ‘sinh’
đời bạc tóc
Cánh quạt trực thăng
bay khỏi nóc
Kêu khóc một đàn chim
Ở lại từng thằng từng
đứa
Nhân dân đập cửa đến
tìm
Giữa óc giữa tim cờ
ba sọc
Chìm trong biển máu
vàng sao mọc
Không khóc gã ngồi im
Quý
độc giả nào chưa quen đọc từ xin thư thả đọc lại nguyên tác đôi ba lần, hoặc nếu
có thể, thuộc lòng một đoạn của điệu Phá Trận Tử, chỉ mỗi năm câu. Cái đẹp của từ, vì là lời viết cho một bài
hát, là ở giai điệu, ở chỗ gieo vần. Cần
phải quen thuộc với giai điệu ấy như quen thuộc với một ca khúc của Trịnh Công
Sơn. Sau đó xin đọc lại bản dịch. Lúc ấy mới thấy cái mầu nhiệm của từ và cái
tài hoa của người dịch trong việc chọn chữ gieo vần.
Sau
đây là một bài từ khác của Lý Dục, nổi tiếng là một trong những bài từ hay nhất
Trung Hoa, viết theo điệu Tương Kiến Hoan.
Nguyên
tác
Vô ngôn độc thướng
tây lâu
Nguyệt như câu
Tịch mịch ngô đồng
thâm viện tỏa thanh thâu
(thu)
Tiễn bất đoạn
Lý hoàn loạn
Thị ly sầu
Biệt thị nhất ban từ
vị tại tâm đầu
Dịch
nghĩa
Một mình lên lầu tây
đứng im không nói
Trăng như lưỡi câu
Khoảnh sân ngô đồng
hun hút tĩnh mịch phong kín mảnh trời thu trong vắt
Cắt không đứt
Xếp càng hỗn loạn
Sầu biệt ly là thế
Cái vị chan chát là lạ
ở đầu tâm tư
Và
xin mời thưởng thức hai bản dịch sau đây cũng của Vân Trình Lữ Nhạc, một theo
cách Thanh Quan hoài cổ, một như lời người tù cải tạo 1975, ngồi nhìn mảnh
trăng lặng lẽ giữa núi rừng:
Bài
một:
Một mình lặng đứng lầu
tây
Dáng nguyệt gầy
Tịch mịch ngô đồng
sân vắng lá rụng đầy
Đứt lại nối
Gỡ càng rối
Mối hận này
Mằn mặn chát chua thớ
lưỡi vị nồng cay
Bài
hai:
Lọt vào cặp mắt cũ
mòn
Mảnh trăng non
Chiếc lá cuối cùng về
cội biết chăng còn
Nghẽn lệ khóc
Nghe rễ tóc
Mọc trong hồn
Thế chỗ đâu rồi mảng
óc đã vùi chôn
Hai
bản dịch trên thật là lời nối lời, chữ tiếp chữ, vần đáp vần, giữ nguyên nhạc
điệu của nguyên tác, lại long lanh nỗi ngậm ngùi hiu hắt. Đọc xong muốn khóc mà khóc không được.
Bao
nhiêu năm đã trôi qua kể từ cái ngày bể dâu 30 tháng 4 ấy. Có triều đại nào, có chủ thuyết nào, có đảng
phái nào tồn tại mãi đâu. Cái còn lại là
con người, là sông, là núi. Quốc phá sơn
hà tại, thành xuân thảo mộc thâm. Lời Đỗ
Phủ vẫn vang vọng từ cõi trời Đường thi nghìn năm trước. Nhà nước có thể mất, chế độ có thể sụp đổ,
nhưng non sông vẫn còn đó, cây cỏ vẫn còn đó.
Nhà Trần, hay nhà Lê, hay nhà Nguyễn ? Quốc Gia, hay Cộng Sản, hay Tư bản
? Điều ấy liệu có quan trọng bằng sự an cư lạc nghiệp của người dân ? Hay điều quan trọng hơn cả là con người sống
trên mảnh đất ấy có được cơm no áo ấm, có được đối xử công bằng, có được tôn trọng
nhân phẩm, có được hành xử tự do?
Liệu
đến bao giờ những người cầm quyền ở Hà Nội mới hiểu được điều ấy? Hay họ đã thừa biết? Lòng tham của con người, ai biết đâu là đáy!
Xin
mượn hai câu thơ của Bùi Giáng, đẩy nó về một ngã ba khác của thân phận giống
nòi, mà tạm kết bài này ở đây:
Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ
sông Hương.
Houston, Tiết Thanh
Minh, Ất Dậu
ĐÀN
BÁCH KIẾM
(Trích Văn Học, số
tháng 4, 2005)
Những
Suy Nghĩ Về Ngày 30/4. Trương Vũ
Trong Cơn Lũ. Chất liệu hổn hợp trên bố .
Trương Vũ thực hiện
năm 2014
(Năm 2012, nhà văn
Nguyễn Thị Thanh Bình phỏng vấn nhiều văn nghệ sĩ về những suy nghĩ của họ đối
với ngày 30.4.
Bài viết này là phần
trả lời của Trương Vũ. PCH)
Nếu
chỉ đọc trên báo chí, nghe lời hô hào, hay nhìn khẩu hiệu trong các cuộc tuần
hành, quả thật chúng ta thường thấy xuất hiện những tên gọi như Quốc Hận, Tháng
Tư Đen, ngày Giải Phóng, hay ngày Đại Thắng Mùa Xuân,… dành cho ngày 30 tháng
Tư 1975. Thế nhưng, ý nghĩa thật sự của nó với mỗi người Việt phức tạp hơn nhiều.
Rất khó để tìm được một tên gọi chung. Cho mỗi người, ý nghĩa hay tâm trạng cá
nhân về ngày này cũng thay đổi theo thời gian. Ở trong nước, cùng là đảng viên
Cộng Sản, cùng phấn đấu chung trong chiến khu, cùng có chung một tâm trạng hồ hởi
vào 37 năm trước, nhưng tâm trạng ngày nay của một chị cán bộ mặc đồ đầm ngồi
trong chiếc xe hơi sang trọng với tài xế riêng chắc chắn phải khác với tâm trạng
một bộ đội về già, tay trắng, chiều chiều ra ngồi quán bia chửi Đảng. Ngoài nước
cũng thế, tâm trạng của những người mất cả tuối trẻ của họ trong chiến tranh,
trong các trại “cải tạo”, hay mất cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em trong
các chuyến vượt biên thảm khốc chắc chắn phải khác với tâm trạng của một số gia
đình đánh cá trước đây rất nghèo khổ. Ngày xưa, những gia đình này cả làng họ
không có lấy một y tá, ngày nay họ cật lực làm ăn trên đất Mỹ, nuôi con ăn học,
có gia đình có đến 3, 4 đứa con hành nghề bác sĩ. Thỉnh thoảng, họ về thăm làng
cũ, giúp xây nhà thương, trường học, xây lại mồ mả ông bà, xây lại nhà cửa của
cha mẹ thành những biệt thự sang trọng mà nhiều người sống chỉ nhìn thấy trong
mơ. Tôi không tin ngày 30 tháng Tư chiếm một vị trí đáng kể nào trong tâm tư,
tình cảm của họ. Nếu có, khó bảo nó mang ý nghĩa của một thảm kịch. Với những
trẻ em dưới 13 tuổi khi chiến tranh chấm dứt, có thể có ít nhiều dao động vào
lúc đó, nhưng sau 37 năm vật lộn với cuộc sống, bây giờ đang chuẩn bị cho những
ngày hưu trí không còn xa, 30 tháng 4 chắc chỉ còn là một dấu ấn mờ nhạt. Thành
phần này chiếm đa số của dân tộc.
Tâm
trạng của tôi vào những ngày đó của 37 năm xưa đơn giản chỉ là tâm trạng của một
anh nhà giáo thuộc diện quân nhân biệt phái, mang nhiều mơ ước cho tương lai
như bao con người bình thường khác. Bỗng dưng, thấy mình thuộc phe bại trận, và
bao ước mơ tan thành mây khói. Tệ hơn, khi nhìn quanh không thấy một cấp lớn
nào, quân sự hay dân sự. Cũng không thấy có bao nhiêu bạn bè còn lại. Những
ngày tiếp theo đó được nghe kể về cái chết của tướng Nguyễn Khoa Nam. Thêm cảm
giác hụt hẫng. Cho đến lúc đó, Vùng 4 vẫn là niềm hy vọng sau cùng, dù mỏng
manh, cho cả nước. Miền Nam có một triệu quân. Cho đến ngày 30 tháng Tư, 1975,
Vùng 4 gần như không có thiệt hại quân sự gì đáng kể. Dưới quyền tướng Nguyễn
Khoa Nam, chắc chắn phải có ít nhất một trăm ngàn quân. Ông không cho phép quân
nhân dưới quyền rời bỏ nhiệm sở. Thực tế như thế nào, chúng ta đã biết. Tôi cố
hình dung tâm trạng ông vào những ngày đó, và cái vắng lặng kinh hoàng ông cảm
nhận được. Tâm trạng của ông phải khác tôi nhiều lắm. Nỗi đau lớn gấp trăm ngàn
lần. Ý nghĩa của ngày đó đối với ông thật sự như thế nào khó ai biết, nhưng chắc
chắn nó không giống với bất cứ ai trong chúng ta.
Thời
gian qua, bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu biến cố dồn dập đến trên thế giới, và
bao nhiêu sự thật phơi bày trên đất nước, tôi không còn nhìn về ngày 30 tháng 4
như xưa nữa. Bây giờ, với tôi, “30 tháng Tư, 1975” là ngày khởi đầu cho một sự
sụp đổ thê thảm, một hình thức khác của bại trận, của chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt
Nam, tại Đông Âu, tại các nước Liên Xô cũ, và tại nhiều nơi khác trên thế giới.
Tôi
tin rằng nhiều người Việt khác cũng giống tôi, nhìn ý nghĩa của ngày 30 tháng
Tư 1975 không còn giống xưa. Tâm trạng của họ vào những ngày này mỗi năm cũng dần
dần đổi khác. Ngày nay, những khẩu hiệu, những cờ quạt, những lời hô hào trên
máy vi âm, cùng với những suy nghĩ phát đi từ vị trí những người trong một cuộc
chiến đã chấm dứt lâu rồi, được nói ra cũng đã lâu rồi, có thể hay, có thể dở,
có thể đúng, có thể sai. Tuy nhiên, tất cả những cái đó khó thể phản ảnh những
suy nghĩ, những vui buồn, những lo âu, những phấn đấu thật sự của đại đa số dân
tộc ngày hôm nay. Tôi muốn nghĩ nhiều hơn đến những vấn nạn, những cuộc chiến mới,
không súng đạn nhưng đầy cam go đang xẩy ra và những gì sẽ xẩy tới cho dân tộc.
Ngày
nay, chủ nghĩa Cộng Sản đã đại bại, đã tiêu ma ngay cả trong lòng những cán bộ
mà cả tuổi trẻ họ đã sống chết cho lý tưởng Cộng Sản. Nhưng cái biến chứng phát
sinh từ sự đại bại đó rất nhiều và khó lường. Vấn nạn lớn nhất là lối cai trị
đi ngược hoàn toàn với sự tiến bộ và những xu hướng nhân bản của thời đại, vẫn
tiếp tục tồn tại. Một vấn nạn khác của dân tộc là chữ “Cộng Sản” vẫn tiếp tục
được dùng để sống dối trá với nhau. Trong nước, để vinh danh, xưng tụng, dạy dỗ,
hô hào. Ngoài nước, để chụp mũ, đập phá. Rất khó để bảo rằng dân tộc Việt Nam,
và đặc biệt giới trẻ Việt Nam, không có những khát vọng về dân chủ, tự do và
khát vọng được sống một đời có phẩm cách, như rất nhiều dân tộc khác trên hoàn
cầu. Giới trẻ Việt Nam ngày nay thực sự rất thông minh, có sức sống mãnh liệt,
và biết khá rõ đời sống những người trẻ như họ ở ngoài nước. Thế nhưng, những
bài học lạnh người về khả năng đàn áp của chính quyền, những kinh nghiệm sờ sờ
về hậu quả bi thảm của nói thật, sống thật, cũng như kinh nghiệm để cá nhân tồn
tại đã có từ thời thực dân và trải dài cho đến nay, đã khiến cả nước phát triển
rất cao một khả năng ít thấy ở những nơi nào khác trên thế giới. Đó là loại khả
năng chúng ta thấy hằng ngày trên các đường phố ở Sài Gòn hay Hà Nội, qua cách
chạy xe của mọi người. Khả năng “Lách”. Người có quyền hành, lách theo cách của
kẻ có quyền, kể cả nhân danh vô sản để sống như tư bản, để vẫn có thể vơ vét,
hưởng thụ tận cùng, và vẫn tiếp tục có quyền. Người dân thường, lách để tồn tại,
để có thu nhập cao hơn, để có cuộc sống tốt hơn mà không đụng chạm ai. Thế
nhưng, vẫn không nên xem thường những khát vọng của từng con người nhỏ bé cùng
với những nỗ lực dù rất khác nhau để làm đẹp đời sống. Cũng không nên coi nhẹ
những bất mãn rất bình thường của họ mà nếu nhìn ở từng người trông chẳng có
nghĩa lý gì. Khó ai dám nói là tất cả, vào một ngày nào đó, sẽ không cộng hưởng
với nhau để tạo nên một đổi thay vô cùng lớn. Dĩ nhiên, đừng hy vọng đi tìm một
đổi thay như ta muốn thấy ngay sau thời điểm 1975. Con người ngày hôm nay, kể cả
con người Việt Nam, về hiểu biết, về khát vọng, khác xưa nhiều lắm. Thế giới
cũng đã hoàn toàn đổi thay và nhỏ đi.
Bây
giờ, xin trở lại với vài câu hỏi khác của Nguyễn Thị Thanh Bình.
Về
mấy câu nói của các ông lãnh tụ như Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, tôi đề nghị chúng ta
không nên phí thì giờ bàn cãi. Mấy ông lãnh tụ của đảng Cộng Sản, hay xuất thân
từ đảng Cộng Sản, phần đông có khả năng lớn về hài kịch. Ở Nga, ông Putin trổ
tài ở trần, cỡi ngựa, đấu kiếm, vật lộn,… Ở Việt Nam, ông chủ tịch nước đi qua
Cuba nói cho dân Cuba biết “Việt Nam và Cuba thay phiên nhau canh giữ hòa bình
thế giới, Việt Nam ngủ, Cuba thức…”. Tài hài kịch của họ biểu lộ rõ ngay cả khi
họ cố đóng vai “đào thương” trong bi kịch, như cảnh đấm ngực nhận lỗi của ông
“Trần Dân Tiên” sau Cải Cách Ruộng Đất chẳng hạn.
Về
câu hỏi “người cầm bút phải làm thế nào để có thể băng bó vết thương chung của
dân tộc?”, tôi xin mượn chuyện Nhật Bản để góp ý. Cuộc bại trận ê chề nhất
trong lịch sử của Nhật Bản xẩy ra vào 1945. Sau đó, nước Nhật có nhiều nhà văn
được thế giới biết tiếng và nể trọng, đáng kể nhất là Yasunari Kawabata (giải
Nobel văn chương 1968), Yukio Mishima (tác giả tiểu thuyết Kim Các Tự), và
Kenzaburo Oe (giải Nobel văn chương 1994). Cả ba có quan niệm xây dựng tác phẩm
khác nhau. Ở ngoài đời, họ biểu lộ nhận thức về chính trị, xã hội cũng hoàn
toàn khác nhau. Mishima và Oe khác nhau như nước với lửa. Thế nhưng, tác phẩm của
họ đều lớn, làm lớn sự nghiệp riêng của họ, làm văn học Nhật Bản lớn hơn, và
làm dân tộc Nhật lớn hơn. Nhưng, không thấy ai đề ra hay hô hào trách nhiệm
băng bó vết thương chung của dân tộc. Kenzaburo Oe còn ngược lại, đâm xoáy vào
những vết thương kinh hoàng mà người Nhật muốn quên, những vết thương mà nước
Nhật gây ra cho thế giới, mà quân đội Nhật đã gây ra cho chính dân họ. Tôi
nghĩ, khi xây dựng tác phẩm, nhà văn cứ sống hết lòng, sống thật với mình, nghĩ
sao cũng được. Không có gì sai khi người đọc cảm được chất thép trong một bài
thơ hay. Nhưng, hô hào hay chủ trương “trong thơ phải có thép”, hay trao truyền
một trách nhiệm lịch sử cho nhà văn lại là chuyện rất khác. Chuyện này, các ông
Hồ Chí Minh và Tố Hữu giỏi lắm. Và, đại họa cho văn học và cho cả dân tộc cũng
phát sinh từ đó.
TRƯƠNG
VŨ
Maryland, tháng 5,
2012
Một
Thoáng Hương xưa. Trần Thị Nguyệt Mai
Nhắm mắt cho tôi tìm
một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường cũ
nên thơ…
(Nửa
hồn thương đau – Nhạc: Phạm Đình Chương
– Ý thơ: Thanh Tâm Tuyền)
Vâng,
tôi đang nhắm mắt thả hồn mình về ngày xưa yêu dấu ở Sài Gòn… Thuở mắt môi còn
nồng hương sách vở. Thuở còn là cô bé nhỏ tóc bum-bê hạnh phúc bên gia đình và
bạn bè yêu dấu. Làm sao mà quên được những ngày ấy… Này là khu Đa Kao, nơi nhà
và trường tôi ở đó. Nơi đó, tôi có Kim Phụng, cô bạn cùng lớp, ngồi cạnh nhau,
rất xinh. Hai mắt to và đen láy. Tóc dài, thắt bím. Giờ ra chơi nào chúng tôi
cũng vào quán bán bánh kẹo trong trường để mua quà ăn với nhau. Phụng nói hai đứa
mình thân nhau như vầy hoài nghen. Tôi sung sướng gật đầu. Giờ tan học, Phụng
có mẹ đến đón về. Còn tôi, vì nhà gần nên đi bộ. (Thời đó xe cộ rất ít chứ
không như bây giờ, nên học sinh tiểu học tự đi và về một mình chứ không cần có
người lớn đưa đón). Từ trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (nhìn sang bên kia đường
là quán “Mì Cây Nhãn” nổi tiếng một thời) ra, tôi sẽ rẽ trái đi về hướng đường
Nguyễn Phi Khanh. Đến ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Phan Thanh Giản thì dễ rồi vì có
đèn giao thông. Tôi sẽ đi ngang qua rạp hát Asam, tiệm thuốc tây của dược sĩ Tống
Lịch Cường, tiệm tạp hóa Mai Loan mà người chủ là bạn của bà ngoại tôi, nhà
sách Chí Công. Ngang qua con đường nhỏ Huỳnh Khương Ninh, sẽ đến tiệm bánh ngọt
Thanh Hương, rồi đến tiệm vàng Kim Phát, tiệm tạp hóa Chánh Long, tiệm bánh Thuận
Xương… Thỉnh thoảng gặp bác Quý, bạn của mẹ tôi, đi công việc về, thế nào bác
cũng bảo chú xích lô dừng lại cho tôi lên xe về nhà. Còn như không gặp bác, tôi
sẽ phải băng qua ngã ba Đinh Tiên Hoàng – Hiền Vương – Nguyễn Phi Khanh. Sẽ đi
ngang qua quán cà phê của cô Chi mà giờ đây tôi mới biết là một quán nổi tiếng
có nhiều văn nghệ sĩ hay đến. Gần đó là văn phòng bói toán của cụ Ba La, rồi đến
một tiệm bán tạp hóa. Đi một chút nữa là đến con hẻm có hai dãy nhà độ mươi –
mười hai căn, mà nhà tôi ở căn cuối dãy bên phải. Đó là một cái xóm mà tình bạn
bè và láng giềng rất thân thiện, hòa hợp, chẳng bao giờ nghe tiếng chửi lộn hay
cãi vã. Tôi hay chơi banh đũa, nhảy dây hay nhảy cò cò với Marie, Nicole – hai
chị em lai Pháp, chị Loan và Liên – con thầy Hiệu trưởng Lương Lê Đồng của trường
Huỳnh Khương Ninh. Còn như chơi u và chơi trốn tìm thì có thêm hai anh em Sáng
và Lợi, con của thầy cảnh sát ở xéo bên nhà. Trong xóm còn có nhà của cầu thủ
Tam Lang thời còn độc thân – chú mướn nhà ở chung với ba người bạn. Cùng xóm,
có một bác là bố của các anh Thụy và Tước (tôi đã quên tên bác), là họ hàng với
gia đình nữ nghệ sĩ Kim Chung, nên người trong xóm thường nhờ bác mua vé giùm
khi muốn đi xem cải lương. Tôi yêu những buổi trưa với những gánh hàng rong rao
tiếng ngân nga: “Ai… chè đậu xanh đường cát nước dừa… hôn?”, “Ai… hột ‘dzịt’ lộn…
hôn?”… Buổi tối thì có hàng mía “glassée” và mía hấp, nhưng tôi yêu thích nhất
là món chè mè đen của bà Tàu già thường rao với giọng lơ lớ: “Chí… mà… phù”. Thỉnh
thoảng ba chở hai chị em tôi bằng chiếc Vespa ra Sài Gòn ghé bến Bạch Đằng hóng
mát, nhìn những con tàu lênh đênh trên sóng nước, rồi ghé tiệm Viễn Đông uống
nước mía và ăn món phá lấu ghim tăm của ông Tàu gần đó. Còn mẹ thì cho tôi đi
chợ Sài Gòn những khi cần mua sắm thêm. Thế nào mẹ cũng dắt đi ăn món suông hoặc
bún thịt nướng, rồi ăn chè đậu ngự, chè khoai,… món nào cũng hấp dẫn. Tôi còn
nhớ những dịp gần Tết, thường có những gian hàng khuyến mại, mà lớn và vẫn còn
ăn sâu trong đầu óc của tôi hiện nay là gian hàng kem đánh răng của “anh Bảy
chà” Hynos với hình ảnh của một người da đen cùng nụ cười tươi tắn khoe hàm
răng trắng bóc.
Lớn
lên, tôi đã biết yêu những con đường “cây dài bóng mát”, có lá me bay thơ mộng
như đường Phùng Khắc Khoan, Gia Long, Nguyễn Du, Duy Tân… Những buổi cuối tuần
ra Lê Lợi, áo dài tung bay trên phố, nắng vàng đượm nồng trên môi, vào nhà sách
Khai Trí rất lớn với biết bao nhiêu sách vở. Bên kia đường là những quán bán
sách, nhạc… mà mọi người cũng thường ghé đến. Nhớ ngôi trường Luật đường Duy
Tân. Nhớ những ngày ôn bài ở nhà Lương Hương, hai đứa đói bụng xuống bếp lục
cơm nguội ăn mà vẫn thấy rất ngon. Nhớ thời gian học lớp “Trung Tâm Huấn Luyện
Chuyên Môn Ngân Hàng” trong trường Lê Quý Đôn, sân trường đẹp tuyệt vời với những
hàng cây xanh cao. Cũng chính nơi đây, những ngày cuối cùng của tháng 4 năm
1975, bạn bè đã gặp nhau và chia sẻ về vận nước. Rồi ly tán và chẳng bao giờ
còn gặp lại…
Sài
Gòn của tôi êm ả và thanh bình quá. Tuy nó không có núi đồi trùng điệp lãng
đãng khói sương thơ mộng như Đà Lạt, hay những bãi biển dài ngút mắt mà nước
màu trong xanh như ngọc thạch quyến rũ hồn người như Phan Thiết, Nha
Trang,… mà sao đối với tôi Sài Gòn vẫn
tuyệt đẹp. Hình ảnh của một cô thiếu nữ đầy sức sống. Nó là thủ đô văn hóa của
Việt Nam như nhà văn Mai Thảo đã khẳng định một cách trang trọng trên tạp chí
Sáng Tạo trong số đầu tiên, tháng 10 năm 1956. Và nó là chứng nhân của buổi
sáng ngày 30-4-75 Trung-Tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long đã uy dũng tuẫn tiết dưới
chân tượng đài Thủy quân lục chiến. Cũng như, sau lệnh đầu hàng của tướng Dương
văn Minh, một tiểu đội nhảy dù “vẫn trật tự lầm lũi theo hàng một tiến về hướng
Dinh Độc Lập… Có điều gì đó rất thiết thân và thiêng liêng ràng buộc giúp họ thắng
mọi sợ hãi trong nỗi sống chết không rời” mà nhà văn Ngô Thế Vinh đã kể lại trong cuốn Mặt Trận Ở Sài Gòn (Nxb Văn Nghệ
1996).
Tôi
đã sống trong một cái tháp ngà. Tôi đã quá ích kỷ, không để ý gì đến chung
quanh, đến những người lính. Nên tôi đã cảm thấy tim tôi như thắt lại, khi có dịp
đọc những truyện ngắn, những bút ký… của các nhà văn Trần Hoài Thư, Phan Nhật
Nam, … Những người lính phải dầm mình dưới cơn mưa lạnh đêm vọng Giáng Sinh
trong truyện Nay Lát của THT, cái chết của Trung tá Nguyễn Đình Bảo – Người Ở Lại
Charlie – trong “Mùa Hè Đỏ Lửa” của PNN hay anh khinh binh Võ Hồng Nga, biệt
danh “Trâu Điên” trong truyện Ngày Thanh Xuân của THT, và những trận đánh khốc
liệt ở An Lộc, Bình Long, Cổ Thành Quảng Trị, Kỳ Sơn… đẫm biết bao nhiêu xương
máu, mồ hôi, nước mắt của các anh để giữ cho Sài Gòn được bình yên.
Kỳ Sơn đồi trọc chim
không đậu
Đại đội đi, một nửa
không về
Lớp lớp người nhào
lên, ngã gục
Đạn sủi bờ sủi đá, u
mê
(Kỳ
Sơn – Trần Hoài Thư)
Cám
ơn các anh đã cho em có dịp biết được những hy sinh gian khổ của cha anh mình
trên những chiến trường miền Nam. Để chúng em và người dân miền Nam có được những
ngày hạnh phúc mà mỗi lần nhớ lại ai cũng phải ngậm ngùi thương tiếc. Một chế độ
tự do để sách báo và văn học nghệ thuật phát triển, người cày có ruộng, người
dân có nhà. Một chế độ không đi cướp bóc nhà dân để làm tài sản của riêng cho
cán bộ lãnh đạo. Không lấy phần đất ruộng thượng đẳng điền để xây dựng nhà máy.
Không phá bỏ những cánh rừng bạt ngàn ở Tây Nguyên có nhiệm vụ ngăn giữ đất đai
và bảo vệ môi trường. Không đem đất đai của ông cha đi bán cho “người anh em
môi hở răng lạnh”. Không xóa đi những di tích lịch sử quý báu như Lăng Cha Cả
(Sài Gòn) một biểu tượng của kiến trúc Á Đông xưa, hay tuyến đường xe lửa răng
cưa quý hiếm đoạn Sông Pha – Đà Lạt do Công ty hỏa xa Pháp xây dựng với đầu máy
mua của Thụy Sĩ và của Đức. Và còn nhiều cái không khác nữa…
Em
xin được tỏ bày lòng biết ơn, dù đã rất muộn màng, đến tất cả Các Anh, những
người Chiến Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa kính yêu.
TRẦN
THỊ NGUYỆT MAI
tháng 4 năm 2015
Nguồn: https://tranthinguyetmai.wordpress.com/
Chiều
qua ngõ blues. nguyễnxuânthiệp
Blues & Jazz Alley
Chiều
georgetown
chiều
của mây biển. tháng tư. và những cánh bướm monarch. bay về trong trí nhớ
cùng
với đinh cường
đi
qua ngõ blues & jazz alley. gõ nhịp tim trên đá
tôi
muốn nói. tôi muốn nói. với người nhạc công da đen. đến từ new orleans
hãy
thổi lên
trên
chiếc kèn đồng
một
tấu khúc
cho
quê hương tôi một ngày của tháng tư
của
đọa đày
nước
mắt
của
bông hướng dương tàn phai
người
không dám nói với người
tiếng
hàng cây kêu. bóng quạ
rạng
đông. mặt trời bị treo cổ. trên bức tường nhà hát lớn
người
ca sỹ bỏ đi
người
thi sỹ bỏ đi
vỉa
hè đầy lá rụng
hãy
tấu lên
khúc
ly biệt
cho
những người không về
giờ
này
khóc
trong quán cà phê la ruche
trên
cầu longfellow
ở
quảng trường times square
điệu
kèn. của khúc elegy
cho
tôi. cho nhiều người
chiều
qua ngõ blues. hồn xanh xao
NGUYỄN
XUÂN THIỆP
No comments:
Post a Comment