Tạp
bút của Khuất Đẩu
Đây
là con đường xưa tôi đi, (chứ không phải em đi), một con đường đất chạy dọc
theo con sông mà năm xưa Huyền Trân đã theo lệnh vua cha Trần Nhân Tông vào đất
Đồ Bàn để lấy Chế Mân làm chồng. Cuộc hôn nhân nổi tiếng ấy để lại rất nhiều
đàm tiếu. Bên thuận: “Hai châu Ô Rí vuông ngàn dặm/ một gái Huyền Trân đáng
mấy mươi”. Bên chống : “Tiếc thay cây quế giữa rừng/ để cho thằng Mán thằng
Mường nó leo”! Ô, Rí là vùng đất sỏi đá khô cằn nằm giữa hai con đèo cũng nổi
tiếng không kém trong sử lịch, là đèo Ngang và đèo Hải Vân.
Về phía Chiêm, thì Chế Mân là kẻ bán nước, mở đầu cho cuộc diệt vong của một quốc gia có tên Chiêm Thành! Cũng là nơi Nguyễn Hoàng theo lời khuyên của Trạng Trình “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân”, lập nên nhà Nguyễn vừa vẻ vang vừa ô nhục. Vẻ vang vì dưới thời Minh Mạng biên giới nước Việt giáp với Xiêm La và Miến Điện. Ô nhục vì Tự Đức làm mất 6 tỉnh miền Tây rồi mất luôn cả nước kể cả Miên Lào vào tay thực dân Pháp.
Con sông ấy có chiều dài về lịch sử, nhưng lại rất ngắn về địa lý. Như nhiều con sông miền Trung khác, mùa khô thì khô tận đáy, chỉ leo lét chảy qua bãi cát như con rắn dài, nhưng mùa mưa thì cuồn cuộn như một con rồng đang phun nước. Ngày xưa, con sông ấy có thể là con sông thiêng của người Chiêm, như con sông Hằng của người Ấn. Cả kinh thành Đồ Bàn nằm trên một ngọn đồi toàn đá ong, nếu không có con sông thiêng ấy chảy ngang qua dưới chân đồi, sẽ chết khát. Tôi thường mơ thấy cảnh các Chiêm nương đi từng hàng dài xuống sông đội nước về cho Huyền Trân tắm. Cái dáng họ đi, lưng eo và thẳng in vào nền trời trong buổi hoàng hôn đẹp lạ lùng.
Nay dấu xưa để lại chỉ còn là những ngọn tháp ven sông, bị thời gian làm hư hại thì ít, mà bị người Việt mình tàn phá thì nhiều, nhất là bị trùng tu. Nhận được một đống tiền, người ta bèn dùng xi măng mua gạch mộc gắn lên, thấy hai màu gạch quá khác nhau, như Kiều đứng bên Thị Nở, người ta lại dùng sơn phun lên. Chưa đủ ngu, người ta còn lát gạch men quanh chân tháp, xẻ lối trồng hoa và bê cây cảnh lên đứng xung quanh để welcome khách Tây, gọi là làm du lịch!
Ngày xưa ông cha tôi chắc là theo chúa Nguyễn vào Thuận Hóa, rồi đến Đồ Bàn để tìm đất sống. Đồ Bàn được đổi tên thành Qui Nhơn, có ý gọi người ở xa đến, mà người ở xa nào chẳng nhớ tới quê nhà, nên Bình Định được đặt tên là phủ Hoài Nhơn.
Đào Duy Từ lúc mới vào phải đi chăn trâu cho nhà giàu. Nhờ đứng bên ngoài nhắc con chủ học và làm bài mà được chủ gả con, rồi chủ tâu lên chúa về tài học, được chúa gọi về kinh làm quan. Nhờ ông mà lũy Thầy và lũy Trường Dục, được dựng nên để ngăn quân chúa Trịnh đông và mạnh trong suốt cuộc Nam Bắc phân tranh.
Một người họ Hồ bỏ đất Nghệ An cũng theo vào, bỏ luôn họ Hồ lấy họ Nguyễn của chúa, là Nguyễn Phi Phúc. Ông không làm ruộng mà lên núi chắc làm rẫy, hay hái củi đốt than. Đây là miền đất nhiều người giỏi võ, nên ba cậu con trai học chữ thì ít mà học võ thì nhiều. Anh cả là Nhạc coi việc thu thuế giữa hai miền Tây Sơn thượng đạo và hạ đạo, tức là giữa miền xuôi và miền ngược, nhiều nhất là thuế muối và thuế trầu nguồn. Một năm cũng chỉ vài trăm lạng bạc, sao bằng Trương Phúc Loan trời mưa vàng bị ướt đem phơi đầy sân.
Bảo rằng thấy dân tình đói khổ đứng lên làm cuộc khởi nghĩa, như sách sử của CS là oan cho ông và hai em là Huệ và Lữ. Dân Bình Định rất mê cờ bạc. Mê nhất là bong đôi, với hai đồng tiền một bên bôi vôi gọi là liễm trắng, bên không là liễm đen. Cùng đen cùng trắng gọi là chẵn, một trắng một đen là lẻ. Đã mê, chẳng hạn liễm đen là mê đến thua sạch cửa sạch nhà. Biện Nhạc chẳng biết mê liễm nào, nhưng bao nhiêu tiền thuế thu được đều thua sạch. Sợ phải tội chém, nên hạ thủ vi cường, ông bảo hai em chặt cây rừng đóng cũi nhốt mình vào, đem nộp cho quan trấn thủ ở Quy Nhơn. Nửa đêm ông tháo cũi, mở cửa thành cho hai em cùng với những người võ giỏi xông vào chiếm thành, rồi chiếm luôn cả phủ Hoài Nhơn.
Từ đó thu nạp những tên cướp biển như Lý Tài, cả những kẻ cơ hội từ Bắc vào như Nguyễn Hữu Chỉnh, gọi chính danh là làm giặc. Nhưng làm giặc mà thắng được thì làm vua, ông lên ngôi hoàng đế ở Đồ Bàn. Nhờ hai em, nhất là Huệ, ông được coi là một trong Tây Sơn tam kiệt. Nếu không có Nguyễn Huệ tài trí phi thường thì ông còn thua cả chú Lía. Chỉ trong môt buổi chiều, Nguyễn Huệ đã đốt cháy hơn 200 chiến thuyền của quân Xiêm La ở Rạch Gầm, Xoài Mút. Và cũng chỉ 5 ngày, phá tan 20 vạn quân Thanh, xác giặc chất cao thành núi ở gò Đống Đa.
Đây là thời kỳ lạ lùng của lịch sử, xuất hiện rất nhiều người tài. Ngoài anh em Tây Sơn còn có vợ chồngTrần Quang Diệu-Bùi Thị Xuân, Ngô Văn Sở, Nguyễn Thiệp. Tiếc rằng khi Nguyễn Huệ chết, cơ nghiệp 20 năm chỉ còn sót lại một con hát ở đất Long thành!
Trên đường về làng, nhiều khi đi giữa hoàng hôn như lời của một bài hát, ngó đâu cũng thấy những ngọn tháp Hời đứng rỉ rên than, tai nghe ếch nhái kêu tưởng chừng như muôn ngàn hồn oan cùng lên tiếng gọi, tôi có cảm tưởng như mình đang đi vào giữa dòng sử lịch.
Giờ, giữa hoàng hôn của đời mình, lòng vắng tư bề mà không một tấm liếp che tâm sự, tôi gõ những dòng ngổn ngang này gửi vào cõi internet, cũng chẳng biết để làm gì. Trước dòng sử lịch chỉ mấy trăm năm, mà vận nước đã nổi trôi biết bao nhiêu lần. Không biết năm trăm năm sau trôi nổi về đâu, không chừng lại là thời kỳ Bắc thuộc thứ ba thứ tư?!
Con đường xưa tôi đi, giờ không còn đầy bụi và bùn lầy, không còn quanh co uốn khúc, một đoan cong như một cánh tay dài ôm lấy mồ mả của tổ tiên đã được nắn cho thẳng, đổ bê tông để xe cộ chạy vèo vèo, cây vông đầu xóm ngõ cũng không còn, khi mẹ tôi mất mái nhà năm xưa cũng đổi chủ. Đâu còn mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh, đâu còn nghe tiếng mưa rơi trên thềm nhà, đâu còn nghe tiếng mẹ gọi múc cho mẹ gáo nước đi con, đâu còn thấy bà ngồi ngoáy trầu, đâu còn thấy ông chống gậy đi ra ngõ ngóng đợi đứa cháu đi học xa trở về. Chủ mới đã xây nhà mới, sân đất thành sân xi măng, ngõ trúc thành ngõ sắt..Nhiều, rất nhiều đổi thay, thì về làm gì nữa tuy lòng mình không đổi.
Giờ tôi đi giữa hoàng hôn của lòng mình, để nghe tiếng hú hồn mê oan của ông tôi chết khi bị trực thăng bắn, của hai đứa bạn đi quân dịch vừa đến quân trường Dục Mỹ đã chết vì bị pháo kích, nghe tiếng bà mẹ đứa bạn sau nhà gào lên đau đớn mà con không cứu được vì nhà bị đốt…Thương ôi, cả xóm lần lượt chết vì chiến tranh làm sao nhớ hết!
Thôi thì nhớ những ngày thơ ấu xa xưa theo mẹ lên chợ Đập Đá. Chợ nhóm vào buổi tối để tránh máy bay Pháp, nên phải đi từ cuối chiều. Đường vắng chiều buông, lại đi giữa hoàng hôn nên có thể nghe được tiếng buồn vang trong mây. Chợ họp bên đầu cầu đã bị bom đánh sập. Chợ nhỏ như chợ xổm, chừng vài chục thúng mẹt, trong đó có đôi thúng tỏi hành của mẹ tôi. Vài ngọn đèn dầu phụng leo lét không đủ soi rõ mặt người. Mẹ bảo: “con ngồi đây đừng chạy đi đâu”. Tôi ngồi im để mẹ đi. Một lúc sau mẹ đem về một gói lá chuối có mấy miếng chả tôm, bảo con ăn đi! Dĩ nhiên tôi ăn ngấu nghiến. Ngon ơi là ngon, đúng là ngon nhớ đời, gần 80 năm rồi con vẫn nhớ, mẹ ơi!
Lúc về, đôi thúng đã rỗng vì bán hết hàng. Mẹ chồng hai chiếc lên nhau, không gánh nữa mà quàng sau lưng đi thật nhanh. Tiền tín phiếu in trên giấy rơm, sần sùi xấu xí, nhưng là mồ hôi công sức của mẹ, là gạo cơm cho cả nhà nên mẹ tuồn vào ruột nghé buộc trước bụng.
Trời tối. Mẹ sợ cướp, tôi sợ ma. Dường như bụi cây nào cũng có ma đứng đợi. Ma le lưỡi dài như lưỡi rắn, nhoáng một cái là nó đâm thủng cổ họng mình. Ma đụn, lù lù một đống nằm giữa đường, càng tới gần nó càng phình to, rồi nuốt chửng mình. Ma thắt cổ thì đu lên ngọn tre, ai đi ngang qua nó thòng dây vào cổ rồi kéo lên cao, hỏng chân là chết. Nhiều lắm, bà tôi thường kể chuyện ma, nghe rất mê li rùng rợn! Đó là chưa nói tới con quỷ mặt xanh nanh vàng ở miễu cây quăng, đầu thôn Thuận Thái là quê mẹ của mẹ và quê ngoại của tôi.
Cuối cùng thì hai mẹ con cũng về được tới nhà, chẳng có ma, cũng chẳng có cướp, chỉ có bụng đói. Cả nhà đã ngủ, mẹ lấy cơm nguội ra ăn với mắm cua chua, lại một món ngon nhớ đời. Mắm làm bằng cua đồng giã nát, bỏ xác chỉ lấy nước, rồi đem dang nắng hay ủ bên cạnh bếp, ba bữa đun sôi là ăn được.
Một đôi lần được đi xe ngựa, xe chật như nêm, thúng mủng móc đầy hai bên, đường lồi lõm, ngựa thì già, ốm, khiến xe nghiêng ngửa như sắp ngã. Nhưng mà vui, được nghe vó ngựa kêu lóc cóc và lục lạc đeo dưới cổ kêu leng keng, sau này đọc thơ Huy Cận, nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu mới biết tràng đạc là tiếng nhạc ngựa.
Đương nhiên là nhớ tới bà, nhớ miếng cá bà kho, miếng chả bà làm, bánh in bánh thuẫn…nhớ bà leo lên cây cao bẻ buồng, bắt chim sáo con cho cháu, nhớ cảnh bà ngồi chằm gàu mo, tước tàu cau bó chổi, nhớ bánh hỏi thịt heo bà mua ở cho Rượu về cho ông cháu ăn sáng sau khi bán được cau chuối, nhớ lúc bà chia lúa cho người đi cắt lúa, lúc nào bà cũng bỏ thêm một bụm vào phần của người cắt..nhớ tới sáng cũng chưa hết chuyện về bà.
Còn về ông, nhớ lúc ông nằm võng hát ứ ư, bớ Tào a man, có ta là Trương Phi đứng đợi ở đây, thùng thùng! Nhớ lúc ông đứng trước bàn thờ lầm rầm khấn vái, rồi thảy hai đồng tiền kẽm xin keo, trắng cả hai là coi như ông bà tổ tiên vui lòng! …
Phan Khôi có hai câu thơ rất nhẹ nhàng nhưng thấm thía:
Tiếc trời gần chạng vạng
Nắng được thì cứ nắng!
Những dòng này là chút nắng tàn, còn may là chưa nằm trong chiếc ly không.*
Khuất Đẩu
5/2023
Thăm thành Đồ Bàn
Về phía Chiêm, thì Chế Mân là kẻ bán nước, mở đầu cho cuộc diệt vong của một quốc gia có tên Chiêm Thành! Cũng là nơi Nguyễn Hoàng theo lời khuyên của Trạng Trình “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân”, lập nên nhà Nguyễn vừa vẻ vang vừa ô nhục. Vẻ vang vì dưới thời Minh Mạng biên giới nước Việt giáp với Xiêm La và Miến Điện. Ô nhục vì Tự Đức làm mất 6 tỉnh miền Tây rồi mất luôn cả nước kể cả Miên Lào vào tay thực dân Pháp.
Con sông ấy có chiều dài về lịch sử, nhưng lại rất ngắn về địa lý. Như nhiều con sông miền Trung khác, mùa khô thì khô tận đáy, chỉ leo lét chảy qua bãi cát như con rắn dài, nhưng mùa mưa thì cuồn cuộn như một con rồng đang phun nước. Ngày xưa, con sông ấy có thể là con sông thiêng của người Chiêm, như con sông Hằng của người Ấn. Cả kinh thành Đồ Bàn nằm trên một ngọn đồi toàn đá ong, nếu không có con sông thiêng ấy chảy ngang qua dưới chân đồi, sẽ chết khát. Tôi thường mơ thấy cảnh các Chiêm nương đi từng hàng dài xuống sông đội nước về cho Huyền Trân tắm. Cái dáng họ đi, lưng eo và thẳng in vào nền trời trong buổi hoàng hôn đẹp lạ lùng.
Nay dấu xưa để lại chỉ còn là những ngọn tháp ven sông, bị thời gian làm hư hại thì ít, mà bị người Việt mình tàn phá thì nhiều, nhất là bị trùng tu. Nhận được một đống tiền, người ta bèn dùng xi măng mua gạch mộc gắn lên, thấy hai màu gạch quá khác nhau, như Kiều đứng bên Thị Nở, người ta lại dùng sơn phun lên. Chưa đủ ngu, người ta còn lát gạch men quanh chân tháp, xẻ lối trồng hoa và bê cây cảnh lên đứng xung quanh để welcome khách Tây, gọi là làm du lịch!
Ngày xưa ông cha tôi chắc là theo chúa Nguyễn vào Thuận Hóa, rồi đến Đồ Bàn để tìm đất sống. Đồ Bàn được đổi tên thành Qui Nhơn, có ý gọi người ở xa đến, mà người ở xa nào chẳng nhớ tới quê nhà, nên Bình Định được đặt tên là phủ Hoài Nhơn.
Đào Duy Từ lúc mới vào phải đi chăn trâu cho nhà giàu. Nhờ đứng bên ngoài nhắc con chủ học và làm bài mà được chủ gả con, rồi chủ tâu lên chúa về tài học, được chúa gọi về kinh làm quan. Nhờ ông mà lũy Thầy và lũy Trường Dục, được dựng nên để ngăn quân chúa Trịnh đông và mạnh trong suốt cuộc Nam Bắc phân tranh.
Một người họ Hồ bỏ đất Nghệ An cũng theo vào, bỏ luôn họ Hồ lấy họ Nguyễn của chúa, là Nguyễn Phi Phúc. Ông không làm ruộng mà lên núi chắc làm rẫy, hay hái củi đốt than. Đây là miền đất nhiều người giỏi võ, nên ba cậu con trai học chữ thì ít mà học võ thì nhiều. Anh cả là Nhạc coi việc thu thuế giữa hai miền Tây Sơn thượng đạo và hạ đạo, tức là giữa miền xuôi và miền ngược, nhiều nhất là thuế muối và thuế trầu nguồn. Một năm cũng chỉ vài trăm lạng bạc, sao bằng Trương Phúc Loan trời mưa vàng bị ướt đem phơi đầy sân.
Bảo rằng thấy dân tình đói khổ đứng lên làm cuộc khởi nghĩa, như sách sử của CS là oan cho ông và hai em là Huệ và Lữ. Dân Bình Định rất mê cờ bạc. Mê nhất là bong đôi, với hai đồng tiền một bên bôi vôi gọi là liễm trắng, bên không là liễm đen. Cùng đen cùng trắng gọi là chẵn, một trắng một đen là lẻ. Đã mê, chẳng hạn liễm đen là mê đến thua sạch cửa sạch nhà. Biện Nhạc chẳng biết mê liễm nào, nhưng bao nhiêu tiền thuế thu được đều thua sạch. Sợ phải tội chém, nên hạ thủ vi cường, ông bảo hai em chặt cây rừng đóng cũi nhốt mình vào, đem nộp cho quan trấn thủ ở Quy Nhơn. Nửa đêm ông tháo cũi, mở cửa thành cho hai em cùng với những người võ giỏi xông vào chiếm thành, rồi chiếm luôn cả phủ Hoài Nhơn.
Từ đó thu nạp những tên cướp biển như Lý Tài, cả những kẻ cơ hội từ Bắc vào như Nguyễn Hữu Chỉnh, gọi chính danh là làm giặc. Nhưng làm giặc mà thắng được thì làm vua, ông lên ngôi hoàng đế ở Đồ Bàn. Nhờ hai em, nhất là Huệ, ông được coi là một trong Tây Sơn tam kiệt. Nếu không có Nguyễn Huệ tài trí phi thường thì ông còn thua cả chú Lía. Chỉ trong môt buổi chiều, Nguyễn Huệ đã đốt cháy hơn 200 chiến thuyền của quân Xiêm La ở Rạch Gầm, Xoài Mút. Và cũng chỉ 5 ngày, phá tan 20 vạn quân Thanh, xác giặc chất cao thành núi ở gò Đống Đa.
Đây là thời kỳ lạ lùng của lịch sử, xuất hiện rất nhiều người tài. Ngoài anh em Tây Sơn còn có vợ chồngTrần Quang Diệu-Bùi Thị Xuân, Ngô Văn Sở, Nguyễn Thiệp. Tiếc rằng khi Nguyễn Huệ chết, cơ nghiệp 20 năm chỉ còn sót lại một con hát ở đất Long thành!
Trên đường về làng, nhiều khi đi giữa hoàng hôn như lời của một bài hát, ngó đâu cũng thấy những ngọn tháp Hời đứng rỉ rên than, tai nghe ếch nhái kêu tưởng chừng như muôn ngàn hồn oan cùng lên tiếng gọi, tôi có cảm tưởng như mình đang đi vào giữa dòng sử lịch.
Giờ, giữa hoàng hôn của đời mình, lòng vắng tư bề mà không một tấm liếp che tâm sự, tôi gõ những dòng ngổn ngang này gửi vào cõi internet, cũng chẳng biết để làm gì. Trước dòng sử lịch chỉ mấy trăm năm, mà vận nước đã nổi trôi biết bao nhiêu lần. Không biết năm trăm năm sau trôi nổi về đâu, không chừng lại là thời kỳ Bắc thuộc thứ ba thứ tư?!
Con đường xưa tôi đi, giờ không còn đầy bụi và bùn lầy, không còn quanh co uốn khúc, một đoan cong như một cánh tay dài ôm lấy mồ mả của tổ tiên đã được nắn cho thẳng, đổ bê tông để xe cộ chạy vèo vèo, cây vông đầu xóm ngõ cũng không còn, khi mẹ tôi mất mái nhà năm xưa cũng đổi chủ. Đâu còn mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh, đâu còn nghe tiếng mưa rơi trên thềm nhà, đâu còn nghe tiếng mẹ gọi múc cho mẹ gáo nước đi con, đâu còn thấy bà ngồi ngoáy trầu, đâu còn thấy ông chống gậy đi ra ngõ ngóng đợi đứa cháu đi học xa trở về. Chủ mới đã xây nhà mới, sân đất thành sân xi măng, ngõ trúc thành ngõ sắt..Nhiều, rất nhiều đổi thay, thì về làm gì nữa tuy lòng mình không đổi.
Giờ tôi đi giữa hoàng hôn của lòng mình, để nghe tiếng hú hồn mê oan của ông tôi chết khi bị trực thăng bắn, của hai đứa bạn đi quân dịch vừa đến quân trường Dục Mỹ đã chết vì bị pháo kích, nghe tiếng bà mẹ đứa bạn sau nhà gào lên đau đớn mà con không cứu được vì nhà bị đốt…Thương ôi, cả xóm lần lượt chết vì chiến tranh làm sao nhớ hết!
Thôi thì nhớ những ngày thơ ấu xa xưa theo mẹ lên chợ Đập Đá. Chợ nhóm vào buổi tối để tránh máy bay Pháp, nên phải đi từ cuối chiều. Đường vắng chiều buông, lại đi giữa hoàng hôn nên có thể nghe được tiếng buồn vang trong mây. Chợ họp bên đầu cầu đã bị bom đánh sập. Chợ nhỏ như chợ xổm, chừng vài chục thúng mẹt, trong đó có đôi thúng tỏi hành của mẹ tôi. Vài ngọn đèn dầu phụng leo lét không đủ soi rõ mặt người. Mẹ bảo: “con ngồi đây đừng chạy đi đâu”. Tôi ngồi im để mẹ đi. Một lúc sau mẹ đem về một gói lá chuối có mấy miếng chả tôm, bảo con ăn đi! Dĩ nhiên tôi ăn ngấu nghiến. Ngon ơi là ngon, đúng là ngon nhớ đời, gần 80 năm rồi con vẫn nhớ, mẹ ơi!
Lúc về, đôi thúng đã rỗng vì bán hết hàng. Mẹ chồng hai chiếc lên nhau, không gánh nữa mà quàng sau lưng đi thật nhanh. Tiền tín phiếu in trên giấy rơm, sần sùi xấu xí, nhưng là mồ hôi công sức của mẹ, là gạo cơm cho cả nhà nên mẹ tuồn vào ruột nghé buộc trước bụng.
Trời tối. Mẹ sợ cướp, tôi sợ ma. Dường như bụi cây nào cũng có ma đứng đợi. Ma le lưỡi dài như lưỡi rắn, nhoáng một cái là nó đâm thủng cổ họng mình. Ma đụn, lù lù một đống nằm giữa đường, càng tới gần nó càng phình to, rồi nuốt chửng mình. Ma thắt cổ thì đu lên ngọn tre, ai đi ngang qua nó thòng dây vào cổ rồi kéo lên cao, hỏng chân là chết. Nhiều lắm, bà tôi thường kể chuyện ma, nghe rất mê li rùng rợn! Đó là chưa nói tới con quỷ mặt xanh nanh vàng ở miễu cây quăng, đầu thôn Thuận Thái là quê mẹ của mẹ và quê ngoại của tôi.
Cuối cùng thì hai mẹ con cũng về được tới nhà, chẳng có ma, cũng chẳng có cướp, chỉ có bụng đói. Cả nhà đã ngủ, mẹ lấy cơm nguội ra ăn với mắm cua chua, lại một món ngon nhớ đời. Mắm làm bằng cua đồng giã nát, bỏ xác chỉ lấy nước, rồi đem dang nắng hay ủ bên cạnh bếp, ba bữa đun sôi là ăn được.
Một đôi lần được đi xe ngựa, xe chật như nêm, thúng mủng móc đầy hai bên, đường lồi lõm, ngựa thì già, ốm, khiến xe nghiêng ngửa như sắp ngã. Nhưng mà vui, được nghe vó ngựa kêu lóc cóc và lục lạc đeo dưới cổ kêu leng keng, sau này đọc thơ Huy Cận, nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu mới biết tràng đạc là tiếng nhạc ngựa.
Đương nhiên là nhớ tới bà, nhớ miếng cá bà kho, miếng chả bà làm, bánh in bánh thuẫn…nhớ bà leo lên cây cao bẻ buồng, bắt chim sáo con cho cháu, nhớ cảnh bà ngồi chằm gàu mo, tước tàu cau bó chổi, nhớ bánh hỏi thịt heo bà mua ở cho Rượu về cho ông cháu ăn sáng sau khi bán được cau chuối, nhớ lúc bà chia lúa cho người đi cắt lúa, lúc nào bà cũng bỏ thêm một bụm vào phần của người cắt..nhớ tới sáng cũng chưa hết chuyện về bà.
Còn về ông, nhớ lúc ông nằm võng hát ứ ư, bớ Tào a man, có ta là Trương Phi đứng đợi ở đây, thùng thùng! Nhớ lúc ông đứng trước bàn thờ lầm rầm khấn vái, rồi thảy hai đồng tiền kẽm xin keo, trắng cả hai là coi như ông bà tổ tiên vui lòng! …
Phan Khôi có hai câu thơ rất nhẹ nhàng nhưng thấm thía:
Tiếc trời gần chạng vạng
Nắng được thì cứ nắng!
Những dòng này là chút nắng tàn, còn may là chưa nằm trong chiếc ly không.*
Khuất Đẩu
5/2023
*Uống
ngụm nắng tàn trong chiếc ly không, thơ Lữ Quỳnh
No comments:
Post a Comment