Saturday, January 23, 2021

NGỌN ĐỒI TA LEO. IAN BUI CHUYỂN DỊCH

Amanda Gorman đọc thơ
trong Lễ Đăng Quang TT Biden 

Khi ngày đến chúng ta tự hỏi, tìm đâu ánh sáng sau đằng đẵng đêm thâu? Mất mát nào ta đã cưu mang, biển sâu nào chúng ta phải lội. Từ bụng quái thú ta can trường bước tới cùng bài học: im lặng không đồng nghĩa với yên lành. Trong ý hệ cũng như trong ước lệ, công bằng chắc chi là công lý.

Nhưng trước khi ta kịp nhận ra thì bình minh của mình đã đến. Bằng cách nào đó ta đã làm được việc. Bằng cách nào đó ta đã vượt qua, và chứng kiến một cường quốc không đổ vỡ, chỉ đơn thuần nó còn dang dở. Chúng ta là hậu duệ một dân tộc vào thuở có đứa con gái da Đen gầy gò, tổ tiên là nô lệ, lớn nhờ mẹ đơn thân, dám mơ làm tổng thống tuy chỉ được mời đọc bài thơ.

Thưa vâng, dù chúng ta còn rất xa lịch lãm — và nguyên trinh thì chẳng dám lạm bàn, không có nghĩa chúng ta muốn dựng nên một đế chế vạn toàn. Ta chỉ muốn trui rèn một liên minh có chủ đích, trước tác một chính quyền biết tôn trọng mọi văn hoá, màu da, nhân cách và nhân phận.

Ta ngước dòm, không phải để xem điều gì đang xen vào giữa chúng ta, mà những gì đang lừng lững phía trước. Chúng ta san lấp chia rẽ vì biết rước tương lai đặt lên trên và dẹp bỏ dị biệt sang một bên. Ta đặt súng xuống để nối rộng vòng tay, vì nào muốn hãm hại một ai, chỉ muốn được hài hoà cùng tất cả. Để thế giới, nếu không còn gì nữa, phải công nhận đây sự thật hiển nhiên: bằng nước mắt ta khôn lớn; trong đau đớn ta hy vọng; dù mỏi nhọc ta cố gắng; gắn liền với nhau ta sẽ chiến thắng. Chẳng bởi ta bất khả thất trận, mà vì sẽ không chia rẽ gieo mầm.

Kinh thư dạy ta nên tưởng tượng cảnh mọi người dưỡng sức nghỉ ngơi dưới giàn nho và tán sung của họ, không ai sẽ khiến ai phải lo sợ. Thời đại này, nếu ta biết ăn ở đúng theo như nhiệm chức của mình, thanh gươm sẽ không mang lại quang vinh bằng những nhịp cầu tay ta xây dựng. Đó chính là lời nguyện thề của trảng. Ngọn đồi ta leo chẳng biết sợ chi bởi khi đã được làm con dân nước Mỹ, nào chỉ vì niềm kiêu hãnh kế thừa, mà còn vì do quá khứ đẩy đưa ta phải đào chuyện xưa lên sửa chữa. Chúng ta vừa chứng kiến một thế lực nữa muốn rẽ chia thay vì chịu sẻ chia nước non nhà, thà phá huỷ quốc gia hòng trì hoãn một tiến trình dân chủ. Suýt tí nữa bọn thú đã thành công.

Nhưng, dân chủ dù đôi khi đình trệ không bao giờ chịu vĩnh viễn thua ai. Chúng ta sẽ cậy trông vào sự thật, và niềm tin để nhìn suốt tương lai như ta sẽ được hài bằng lịch sử. Đã đến thời công tâm là cứu rỗi. Ta đã run khi nó mới khởi đầu. Ta đã không chuẩn bị để tiếp thu những giây phút kinh hoàng chưa từng thấy. Nhưng, từ trong khoảnh khắc sinh tử ấy ta đã tìm ra sức mạnh vô biên, một trang sử mới ta đã lập nên để trao nhau tiếng cười trong hy vọng.

Và nếu như ta có lần hỏi gặng: “Làm thế nào để chống lại tai ương?” Thì giờ đây ta khẳng quyết kiên cường: “Tai ương đánh bại ta làm sao nổi?”

Ta sẽ không quay trở về chốn cũ mà sẽ đi đến vùng đất của tương lai: một quốc gia bầm dập, vẹn hình hài; một đất nước hùng oai nhưng đức hạnh; một dân tộc tự do và dũng mãnh. Ta sẽ tránh không cho ai hăm doạ khiến ta phải quay mình, hoặc thoái lui, bởi vì nếu ta do dự, đắn đo thì thế hệ sau bao nghiệp duyên sẽ lãnh. Lỗi của ta sẽ là nợ chúng gánh. Nhưng có điều: nếu tích tụ từ bi cùng sức mạnh và lẽ phải ta đi, thì di sản đời sau chúng hưởng sẽ là tình yêu hoán chuyển quyền bẩm sinh. 

Hãy để lại một đất nước đẹp xinh hơn những gì tiền nhân ta để lại. Trên bầu ngực thếp đồng ta thường vỗ, hãy dưỡng nuôi một thế giới tổn thương để sản sanh những thế hệ của tình thương. … Ta sẽ trỗi dậy từ núi đồi vàng óng viễn Tây, từ vùng gió lộng miền Đông Bắc, nơi cha ông từng cách mạng khởi hành. Ta sẽ trỗi dậy từ những thị thành Trung Tây vây quanh đại hồ, từ miền Nam hiền hoà nung nắng. Ta sẽ về xây lại, hoà hợp lại, đi tìm lại trong mọi ngõ ngách, mọi góc khuất của mảnh đất gọi là quê hương những con người đa dạng và đẹp đẽ sẽ hiện nguyên hình đầy vết thương nhưng đẹp đẽ.

Khi ngày đến, từ bóng tối bước ra, ta hực lửa và không hề khiếp sợ. Một bình minh mới nở ra nhờ ta trả tự do cho nó, vì ánh sáng vẫn luôn luôn còn đó. Nếu ta đủ can đảm để nhìn nó. Nếu ta đủ dũng cảm để là nó.

IANBUI dịch
 (1.20.21)

The Hill We Climb
 
When day comes we ask ourselves, where can we find light in this never-ending shade? The loss we carry, a sea we must wade. We’ve braved the belly of the beast.  We’ve learned that quiet isn’t always peace. In the norms and notions of what just is isn’t always justice.
 
And yet, the dawn is ours before we knew it. Somehow, we do it. Somehow, we’ve weathered and witnessed a nation that isn’t broken but simply unfinished. We, the successors of a country and a time where a skinny Black girl descended from slaves and raised by a single mother can dream of becoming president only to find herself reciting for one.
 
And yes, we are far from polished, far from pristine, but that doesn’t mean we are striving to form a union that is perfect. We are striving to forge a union with purpose, to compose a country committed to all cultures, colors, characters and conditions of man.
 
And so, we lift our gazes not to what stands between us, but what stands before us. We close the divide because we know to put our future first, we must first put our differences aside. We lay down our arms so we can reach out our arms to one another, we seek harm to none and harmony for all. Let the globe, if nothing else, say this is true: That even as we grieved, we grew; that even as we hurt, we hoped; that even as we tired, we tried; that we’ll forever be tied together victorious. Not because we will never again know defeat, but because we will never again sow division.
 
Scripture tells us to envision that everyone shall sit under their own vine and fig tree and no one should make them afraid. If we’re to live up to our own time, then victory won’t lie in the blade, but in in all of the bridges we’ve made. That is the promise to glade, the hill we climb if only we dare it. Because being American is more than a pride we inherit; it’s the past we step into and how we repair it. We’ve seen a force that would shatter our nation rather than share it, that would destroy our country if it meant delaying democracy. And this effort very nearly succeeded.
 
But while democracy can periodically be delayed, it can never be permanently defeated. In this truth, in this faith we trust, for while we have our eyes on the future, history has its eyes on us. This is the era of just redemption. We feared in its inception. We did not feel prepared to be the heirs of such a terrifying hour, but within it, we found the power to author a new chapter, to offer hope and laughter to ourselves.
 
So while once we asked: “How can we possibly prevail over catastrophe?” Now we assert: “How could catastrophe possibly prevail over us?”
We will not march back to what was but move to what shall be: a country that is bruised, but whole; benevolent, but bold; fierce and free. We will not be turned around or interrupted by intimidation, because we know our inaction and inertia will be the inheritance of the next generation. Our blunders become their burden. But one thing is certain: if we merge mercy with might and might with right, then love becomes our legacy and change our children’s birthright.
 
So let us leave behind a country better than the one we were left. With every breath from my bronze, pounded chest, we will raise this wounded world into a wondrous one. We will rise from the golden hills of the West. We will rise from the windswept Northeast where our forefathers first realized revolution. We will rise from the lake-rimmed cities of the Midwestern states. We will rise from the sunbaked South. We will rebuild, reconcile, and recover in every known nook of our nation, in every corner called our country, our people diverse and beautiful will emerge battered and beautiful. When day comes we step out of the shade aflame and unafraid.
 
The new dawn blooms as we free it. For there is always light. If only we’re brave enough to see it. If only we’re brave enough to be it.
 
AMANDA GORMAN

No comments:

Post a Comment