Ban
Mai
Tác phẩm Đỗ Hồng Ngọc
“Chiều hôm thức dậy
Ngồi ôm tóc dài
Chập chờn lau trắng
trên tay”
TCS
Những
ngày dài nằm nhà vì dịch corona, không gì bằng dọn lại chồng sách cũ, lên kế hoạch
đọc sách mà bao lâu nay vì bận bịu cứ lần lữa mãi.
Những
tập sách mỏng của BS. Đỗ Hồng Ngọc nằm khiêm tốn trên giá sách với những lời đề
từ cách đây hơn 6 năm, tôi đọc một mạch một ngày trời đã hết.
Từ
tập thơ đầu tiên với tựa đề “Tình người” bút hiệu Đỗ Nghê, tác giả trình bày,
bìa Lữ Kiều, hình cocteau, ấn hành giới hạn dành cho bạn bè anh em, Sài Gòn năm
67 đến những bài viết dành cho những người bước qua tuổi trung niên, với cái
nhìn chân thực khoa học của một bác sĩ ngành y, hóm hỉnh, dí dỏm, làm người đọc
thỉnh thoảng phải bật cười vì thấy mình ở đó “Những người trẻ lạ lùng”, “Gió
heo may đã về”, “Nghĩ từ trái tim” là những bài viết như vậy, năm 2013 ông xuất
bản tập thơ “Thư cho bé sơ sinh và những bài thơ khác” tập hợp một chặng đường
dài nửa
thế kỷ làm thơ của ông, đó là một gia tài khiêm tốn của BS. Đỗ Hồng Ngọc, một
con người đôn hậu, khiêm cung và nghiêm túc. Gia tài khiêm tốn, nhưng sức chứa
trong từng tác phẩm lại đáng cho ta kính nể.
Từ
bài thơ “Thư cho bé sơ sinh” ông viết khi là một sinh viên trường Y 25 tuổi,
chuyên khoa Nhi. Lần đầu tiên ông trực tiếp đỡ đẻ một đứa bé ra đời, nó gây cho
ông một xúc động mạnh, đến nỗi không kìm chế sự thôi thúc của tâm hồn ông đã viết
những vần thơ phía sau bệnh án. Lời thơ chân thực rúng động từ trái tim của một
thanh niên có cái nhìn tinh tế, nhân ái và sâu sắc về thân phận làm người trong
một đất nước điêu linh vì chiến tranh:
Khi em cất tiếng khóc
chào đời
Anh đại diện đời chào
em bằng nụ cười
Lớn lên nhớ đừng hỏi
tại sao có kẻ cười người khóc
Trong cùng một cảnh
ngộ nghe em!
Anh nhỏ vào mắt em thứ
thuốc màu nâu
Nói là để ngừa đau mắt
Ngay lúc đó em đã
không nhìn đời qua mắt thực
Nhớ đừng hỏi vì sao đời
tối đen.
Khi anh cắt rún cho
em
Anh đã xin lỗi chân
thành rồi đó nhé
Vì từ nay em đã phải
cô đơn
Em đã phải xa địa
đàng lòng mẹ.
…
Khi em mở mắt ngỡ
ngàng nhìn anh
Anh cũng ngỡ ngàng
nhìn qua khung kính cửa
Một ngày đã thức giấc
với vội vàng với hoang mang
Với những danh từ đao
to búa lớn
Để bịp lừa để đổ máu
đó em…
Thôi trân trọng chào
em
Mời em nhập cuộc
Chúng mình cùng chung
Số phận…
Con người…
(
BV Từ Dũ, Saigon,1965)
Xuyên
suốt tập thơ “Tình người” xuất bản năm 67, người đọc dễ dàng bắt gặp những trăn
trở, thao thức của một chàng trai trong một xã hội loạn lạc chiến tranh với những
ước mơ, lời nguyện cầu, niềm tin, tâm sự Lạc Long Quân, lời ru của mẹ, Mai sau
dù có bao giờ… Bẵng đi một thời gian dài vì thời cuộc, bận bịu với vai trò một
bác sĩ ông chuyên tâm vào chuyên môn, không làm thơ nữa, thời gian sau này ông
viết lại với những vần thơ nói về quê hương đất nước, ghi lại những cảm xúc nơi
chốn ông đi qua như Mũi Né, Trên đỉnh Hoài Phong, Đêm trên biển Lagi, Bảo Lộc,
Đà lạt, Hà Tiên, Hội An đêm, Một ngày ở Huế, Hành hương hay Paris tháng sáu, Lục
địa giận hờn, Trong một nhà giữ lão ở Montreal, Đông Boston…, những bài thơ ông
viết bao giờ cũng là những trăn trở của kiếp người.
Có
những bài mang mang chất thiền như:
Hội An còn ngái ngủ
Mái chùa ôm vầng
trăng
Giật mình nghe tiếng
chổi
Gà gáy vàng trong
sương
(Hội
An sớm)
Có
những bài đẹp như tranh thủy mạc, cô động, súc tích như thơ haiku:
Ngõ cũ
Ao xưa
Vầng trăng bạc
Lầu văn
Gác tía
Bước chân son
(Văn
Miếu)
Và
không thể không nhắc đến mảng thơ ông làm tặng con gái đã mất của ông, với nỗi
lòng của người làm cha, làm quặn thắt trái tim người đọc.
Có tiếng thét lên
“Dừng lại”
Con dịu dàng trong mộ
tối bước ra
Phủi bụi
Nhìn mọi người chưa kịp
lau nước mắt
Mỉm cười
Ơi ba má với các bác
các cô các chú ơi
Bà nội với các em ơi
Bạn bè ơi
Sao mà giỏi thế
Cứ đóng y như thật…
(
Đạo diễn)
Ba viết trăm lần lý lịch
Cứ mỗi lần viết đến
tên con
Ba lại ngẩn ngơ
Như một kẻ mất hồn
Biết trả lời sao
Câu hỏi
Hiện con đang làm gì?
Ở đâu?
(La Ngà 2)
Mỗi năm
Mỗi người
Thêm một tuổi
Chỉ mình con
Mãi mãi
Tuổi đôi mươi…
(La
Ngà 3)
Đôn
hậu, nghiêm túc là con người của BS. Đỗ Hồng Ngọc mà bất cứ ai đã được dịp tiếp
xúc đều nhận ra ngay, trãi qua bao thăng trầm của đời người ông thấm nhuần Thiền
Phật, những bài ông viết cho giới trẻ, cho tuổi trung niên là những nhắn nhủ của
một người làm chuyên môn cho lời khuyên xác đáng để con người biết sống nhẹ
nhàng hơn khi đối diện với tuổi xế chiều.
Tôi
muốn kết thúc bài viết này bằng một bài thơ ông viết tặng mẹ, một con người hiền
lương, thánh thiện trong cuộc đời và trong cả thơ văn:
Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia
sông…
(Bông
hồng tặng Mẹ)
BAN
MAI
Quy Nhơn, 9/2/2020
Ghi thêm của Bác sĩ /
Nhà văn Đỗ Hồng Ngọc
(*)
tựa do ĐHN. Bài viết của Ban Mai trên facebook này do Nguyễn Lệ Uyên chuyển đến
tôi vì biết tôi không có Facebook không đọc được. Cảm ơn NLU. Cảm ơn BM.
No comments:
Post a Comment