nguyễnxuânthiệp
NXT. Bảo Huân vẽ
Sắp
đến ngày Farher’s Day. Nguyễn ngồi nghĩ đến bao chuyện trên đời rồi nghĩ đến
cha mình. Và bài hát Papa bỗng trở lại
trong tâm trí. Đã nhiều, rất nhiều lần mình nghe Paul Anka hát ca khúc này và mỗi
lần nghe lại rưng rưng nước mắt. Đức Duy với giọng khàn khàn hát Papa cũng rất
xúc cảm. Trong tuần này gặp hắn thế nào cũng sẽ bắt hắn hát lại.
Papa.
Cha là hình ảnh của một cây đại thụ trong đời. Vậy nhưng những gã con trai đàn ông
như Nguyễn tôi lại ít khi nhớ tới. Hình ảnh cây đại thụ ấy dường như bị che lấp
dưới làn mây thế sự và cuộc mưu sinh, lâu lâu vào những lúc sấm ran chớp lóe mới
chợt hiện lên làm trái tim ta xúc động.
Trở
lại với bài Papa của Paul Anka, ca từ bài hát khởi đầu như sau:
Everyday my papa
would work
To try to make ends
meet
To see that we would
eat
Keep those shoes upon
my feet
Every night my papa
would take me
And tuck me in my bed
Kiss me on my head
After all my prayers
were said
And there were years
Of sadness and of
tears
Through it all
Together we were
strong
We were strong
Times were rough
But Papa he was tough
Mama stood beside him
all along…
Ngày
lại ngày cha làm việc
cố
gắng nuôi gia đình
để
chúng tôi có cái ăn
và
chân tôi được mang giày
Mỗi
đêm
cha
bế tôi vào giường
hôn
lên trán tôi
sau
lời cầu kinh
Và
rồi
có
những năm gian khổ. buồn rơi nước mắt
nhưng
rồi cũng qua
chúng
tôi đều mạnh mẽ
dẫu
khốn khó
nhưng
cha kiên cường
và
có mẹ một bên
Và
rồi thời gian trôi qua, cha ngày một già đi, mẹ ốm đau bệnh tật. Một ngày kia mẹ
qua đời và cha hoàn toàn suy sụp, người kêu lên: “Trời ơi, sao lại là bà ấy?
Sao không mang tôi đi?” Mỗi ngày cha ngồi khóc nức trên chiếc ghế dựa và không
bước lên lầu nữa vì không có mẹ trên ấy. Thế rồi một hôm cha bảo tôi: Con cứ đi
đi tạo lập cuộc đời của riêng mình. Đừng lo lắng. Để cha một mình không sao.
Và
cha nói: Có những việc con phải làm. Có những nơi con phải được nhìn thấy. Và đôi
mắt cha buồn thật là buồn khi cha nói lời chia tay với tôi. Mỗi lần tôi hôn con
tôi lời cha lại vang lên -quá đúng. Trẻ con sống qua sự đùm bọc của người cha,
hãy để chúng lớn lên và chúng sẽ ra đi.
Tôi
nhớ từng lời cha nói với tôi. tôi hôn các con tôi và cầu nguyện chúng sẽ nghĩ tới
tôi như thế. Một ngày nào đó…
Trên
là tóm tắt nội dung bài Papa của Paul Anka. Tình cảm cha con ở đây thật tuyệt vời.
Cha của kẻ viết những dòng này cũng có những tình cảm như thế và đã tận tụy làm
việc nuôi mình khôn lớn. Tuy nhiên do điều kiện địa lý thổ ngơi và những biến
chuyển của thời thế có điều khác với người cha của Paul Anka. Những năm ấy, khoảng
1944-46 đang làm ăn buôn bán ở tỉnh Khongsédone, cha và anh của Nguyễn tham gia
hoạt động bí mật chống Pháp nên bị bắt đưa đi giam ở nhà tù của tỉnh Paksé thuộc
miền Bắc nước Lào. Nguyễn lúc ấy chừng 10-12 tuổi được mẹ sai đi thăm, bới xách
cho cha và anh. Buổi đầu tiên từ nhà trọ mang đồ ăn vô thăm cha, nhằm giờ ăn, tù
được đưa vào một phòng chung. Nguyễn và mấy người đi thăm nuôi có mặt ở đó. Cha
xuất hiện trong dáng dấp gầy xanh, tiều tụy. Nguyễn chỉ biết đứng nhìn và khóc.
Ở
Paksé không bao lâu thì cha và đám tù được đưa đi Attopeu đất lưu đày. Đường xa
diệu vợi, núi non chập chùng. Nguyễn và một thằng bạn cùng tuổi mang theo thức ăn
thăm nuôi đi nhờ xe bò chở lúa từ Khongsédone tới Saravane rồi ngừng lại nghỉ
ngơi ở nhà Dì Sáu, chờ theo xe hàng lên Attopeu. Đường đi muôn vàn cực nhọc.
Nguyễn bé tí phải ngồi trên mui xe. Hết một ngày dài mới tới nơi.
Tới
Attopeu Nguyễn và thằng bạn xin ở tạm trên gác nhà một đồng hương rồi vào nhà
giam thăm cha. Đây là đất lưu đày giữa vùng núi non trùng điệp nên đời sống của
tù tương đối thong thả. Nguyễn đem đồ ăn tiếp tế vào với cha và anh, nhiều hôm ở
lại luôn trong đó. Ăn chung trên sàn nhà lao, tối còn nghe ca hát, ngày đi tắm ở
con sông rừng gần đó. Dòng sông sâu thẳm, nước chảy xiết, không bao giờ quên.
Khoảng
hai năm sau, 1948, cha và đám tù nhân người Việt ở Attopeu được trục xuất về Việt
Nam. Đoàn xe ghé Khonsédone đón gia đình Nguyễn và một hai gia đình khác nữa.
Đi suốt mấy ngày, qua đèo Lao Bảo thì về đến lao Thừa Phủ Huế. Nguyễn cũng ở đó
với cha chừng một tuần thì cả nhà được về sống ở Vỹ Dạ.
Nhớ
lại tuổi nhỏ với hình bóng cha lòng này cũng thấy được an ủi. Đây là lần đầu tiên
Nguyễn kể lại và viết ra. Ngoài ra cũng có thơ viết về cha lúc mình đi tù ở Cẩm
Nhân, Thanh Chương. Hà Thượng Nhân, Vũ Đức Nghiêm, Tô Thùy Yên… hồi ở trong trại
đều đã có đọc. Hình bóng cha giờ đây như trong huyền sử, mang không khí Cựu Ước
của thời hoang sơ.
năm
năm. ta qua vùng thảo nguyên
nghe
mơ hồ ngôi sao biếc gọi
cha
đã đi qua vùng thảo nguyên
gió
mùa xưa chuyển cơn giông lớn
vang
thiên thu. chớp bể mưa nguồn
nước
vượt bờ. trùng khơi nước rộng
hồn
cựu kinh. thấp thoáng ngọn rừng
đám
lưu dân qua vùng châu thổ
chẳng
tìm đâu thấy một xóm làng
thảo
nguyên. tàn khuya. không ánh lửa
trời
mịt mùng. muông thú kêu hoang
cha
đã đi qua vùng thảo nguyên
những
năm ấy trời làm đói khổ
kẻ
sống. người chết. đều trơ xương
lại
thêm khắp bốn bề giặc giã
muôn
oan hồn. dấp dúi. lang thang
nương
thân nơi đầu sông cuối bến
ngày
gầy xơ. lất phất mưa phùn
đường
bạch dương. chiều. không quán trọ
hành
nhân. hành nhân. đêm thu phân
cha
trở về trong căn nhà gỗ
trao
cho ta chiếc gậy tìm đường
đêm
uống trà khan. đọc thơ cổ
xót
đời. qua một tiếng độc huyền
ta
đi năm năm qua thảo nguyên
gậy
trúc mòn khua kêu đá sỏi
nắng
vẫn xanh trên ngọn bạch đàn
mùa
hạ đi. nhưng thu chưa vội
ta.
con chim hạc. trong thời gian
từ
đó chung quanh đời bặt tin
chuông
chùa tây phương không vọng lại
(trích Tôi Cùng Gió Mùa)
No comments:
Post a Comment