lời ai điếu cho
một bài thơ dở
Xin nói ngay đầu bài, tôi không có ý định chê
bai hay châm biếm ai. Bài thơ và người làm thơ đó đã mất tích từ lâu lắm. Bây
giờ, chính tôi cũng không còn nhớ nữa.
Tôi vốn mê thơ từ
hồi nhỏ.
Bắt đầu là mê những lời mẹ ru, rồi lớn lên, ê
a những bài vỡ lòng lớp Một.
Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ
vân vân
Nay anh
học gầnMai anh học xa
Tiền bạc là của mẹ cha
Quyển sách, cây bút mới là của anh.”
Tôi lẩm nhẩm đọc theo đến thuộc làu, nhưng lúc
đó không khỏi thắc mắc, cái “Quả cau nho nhỏ. Cái vỏ vân vân” thì có mắc mớ chi
tới “Quyển sách, cây bút”?
Hồi
nhỏ, trí óc thô thiển, không hiểu được cái thâm thúy của bài thơ. Không hiểu,
nhưng vì mê thơ, mê chữ, tôi cứ đọc bừa, bất kể thượng vàng hạ cám, thơ hay thơ
dở.
Đọc
hết những bài thơ trong sách giáo khoa, tôi quay ra mê đọc những truyện thơ.
Thời
đó, các cơ sở kinh doanh tư nhân sản xuất các loại tập giấy học trò 50,100
trang, bìa trước in hình ba cô gái Bắc Trung Nam, bìa sau in nhiều truyện tranh
thơ. Từ những truyện cổ tích lịch sử, truyện dân gian như Truyện Trầu Cau, Sự Tích
Quả Dưa Hấu, truyện Bánh Dày Bánh Chưng, Sơn Tinh Thủy Tinh,... cho tới những
truyện hoang đường, ma quái như truyện Mục Kiền Liên, truyện Thanh xà Bạch xà.
Mỗi truyện dài ngắn đều được tác giả tóm gọn trong 16 câu thơ và 8 ô tranh minh
họa.
“-Bạch Xà cùng với
Thanh Xà
Hai con tinh rắn
tu đà lâu năm
-Hóa thành cô
gái đẹp xinh
Gặp nhau ở một
tòa đình cổ xưa
-Hớn Văn lại bị
rắn lừa
Mắc oan trộm bạc
bị vô huyện đường
-Mồng Năm thấy rắn
giữa giườngHớn Văn kinh khiếp ngất luôn bên màn
-Gặp sư Pháp Hải tỏ tường
Hớn Văn mới biết hai con rắn tà
-Rồng vàng còn bị sư thâu
Hai con rắn bị giam vào tháp kia...”
“Chuyện nhảm.”
“Thơ dở như quỷ.”
Lần nào cũng vậy, chưa đợi tôi đọc hết bài, thể nào mẹ cũng phán những câu đại loại.
Ờ, mà dở thật, ngay cả một đứa con nít như tôi cũng nhận ra điều này. Nó dở, vì những câu thơ thế này thì lúc đó tôi cũng có thể... viết được.
Lật đi lật lại, bìa trước bìa sau cũng không thấy đề tên tác giả.
Thật kỳ lạ! Ai làm thơ mà không ký tên thế này?
Một vài năm sau, khi chuyển qua trường công
lập, thầy cô cấm không được dùng những loại tập có in truyện ở bìa sau. Lý do:
trẻ con không được đọc những truyện nhảm. Lệnh cấm đã muộn. Con nít trong xóm, đứa
nào cũng thuộc.
Mãi
về sau, hình ảnh hai con rắn xoắn khúc vẫn ngáng trong lòng tôi nhiều mối hoài
nghi. Không lẽ người ta không làm được cho con nít một bài thơ khá hơn, không tìm
một câu truyện nào hay hơn?Bài thơ dở đi theo tôi qua những chặng đường dài. Thỉnh thoảng tôi cứ nghĩ vể nó như một lẽ bất toàn, như một vệt lem quẹt ngang trên tờ giấy trắng.
So sánh với thơ Con Cóc, bài Con Cóc vẫn hay hơn. Hay ở chỗ thơ Con Cóc mang được tính đặc trưng cho một bài thơ dở nhất.
Dở nhưng không nhảm.
"Con cóc trong
hang
Con cóc nhảy raCon cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đó
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhảy đi.”
Chuyện
cóc ngồi, cóc nhảy là chuyện bình thường, không đáng nói.
Nhưng
Thanh xà Bạch xà thì khác, đó là một câu chuyện nhảm. Mặc dù nó là một trong tứ
truyện truyền thuyết dân gian phổ biến nhất của Trung Quốc. Không một người Tàu
nào không biết truyện này.Thanh xà, Bạch xà là hai con rắn tu luyện ngàn năm nên
có phép thuật biến hóa thành người. Một hôm, tình cờ gặp Hớn Văn trong một ngôi
miếu cổ, Bạch xà đem lòng yêu thương. Rồi họ kết duyên và chung sống. Vì mưu
sinh, Bạch xà đành phải trộm bạc cho chồng. Hớn Văn vô tình tiêu bạc trộm nên bị
kiện ra công đường. Có lần nhân tiệc Tân Xuân, Bạch xà Thanh xà quá chén, bị hiện
nguyên hình là hai con rắn lớn. Hớn Văn quá đỗi kinh sợ, nhờ sư Pháp Hải bắt nhốt
rắn vào tháp Lôi Phong. Sau mười năm kinh kệ sám hối, cuối cùng Hớn Văn và Bạch
xà mới được tái hợp, đoàn viên.
Hồi
nhỏ, coi truyện này, đầu óc trẻ con không khỏi thắc mắc. Đây là một câu truyện
tình giữa rắn và người. Mà điều kinh ngạc là người yêu rắn nhiều hơn rắn yêu người.
Hớn Văn, sau khi thấy vợ bị nhốt, đã thành tâm sám hối, kinh kệ mười năm để được
tái hợp với người yêu. Trong truyện tình, người là nạn nhân, là kẻ bị rắn lừa,
thế mà người phải ăn năn sám hối, đọc kinh liên tục để chuộc tội cho rắn suốt mười
năm?
Rắn
yêu người hay người yêu rắn, có phải là một thứ tội lỗi? Và thứ tội lỗi này có
thể được giảm khinh nếu chịu khó đọc kinh kệ nhiều lần? Kiểu hình phạt này làm
lũ con nít liên tưởng đến mấy vụ chép phạt trong lớp. Có trời mới biết chép bao
nhiêu lần thì đủ để trời cao thấy được lòng thành sám hối?
Sau
này, đọc thêm nhiều truyện Tàu, tôi không còn ngạc nhiên như trước. Thường, những
nhân vật anh hùng dân tộc của họ như Nhạc Phi, Tiết Đinh Quý, Tiết Đinh San, Phàn
Lê Huê,,... trong dã sử đều có tướng tinh xuất thân từ những “động vật hoang dã”
như ngựa, chim, hổ, báo. Một sử gia Anh nhận xét, người Tàu viết lịch sử giống
như người ta viết cổ tích.
Rồi
thời gian trôi như mây.
Bọn
trẻ con lớn lên
Bài
thơ dở chìm dần vào quên lãng.
Thơ
làm tôi... chóng mặt.
Chưa
hết.
Nơi
tôi ở, thành phố của Cuốn Theo Chiều Gió1 Hình ảnh của Margaret
Mitchel như ẩn hiện trong từng chiếc lá vàng rơi. Người Việt ở đây yêu thơ hơn
người Việt ở nơi khác. Người Việt ở đây làm thơ nhiều hơn người Việt ở những nơi
khác. Ừ, thì cũng tốt. Làm thơ hay hơn làm thinh. Khi làm thơ, tâm người ta hướng
thiện.
Gặp
thơ hay, tôi mừng như bắt được vàng. Cả tháng trong đầu lảng vảng những câu thơ
không rứt được. Bước đi như hẫng trong mây. Mừng không tả được.
Nhưng
gặp thơ dở thì sao? Tự nhiên, miệng mồm tôi bị... nghẹn.Nói dối thì mất chính mình. Nói thật thì mất bạn.
Vì một bài thơ, tôi có nên mất bạn?
Khen một bài thơ dở khó như người ta tập luyện võ côngô, một tay vẽ hình tròn, một tay vẽ hình vuông2. Đạt được mức ấy họa chăng chỉ có hàng cao thủ.
Tôi không phải là cao thủ.Tôi cũng không thể khi “Tim nghĩ một đàng, lưỡi nói một nẻo.”3
Tôi lừa tôi, tội một. Tôi lừa độc giả, tội nhân trăm, nhân ngàn.
Khen một bài thơ dở khó như đi chứng nhận một cục đá là vàng. Là biến bạn thành kẻ xài vàng giả, là đẩy bạn sống trong thế giới lơ mơ, ảo tưởng.
Có nên không?
Thế nào là một bài thơ hay? Sẽ khó mà định nghĩa đây.
Nhưng một bài thơ dở thì ai cũng thấy. Vậy vì cớ gì tác giả lại không?
Tôi chợt nhớ ra bài Thanh xà Bạch xà thuở nhỏ. Cái hay của nó chính là chỗ tác giả không ký tên.
Viết một lời bạt, nhận xét một bài thơ, giới thiệu một cuốn sách sẽ không có giá trị nếu không nói lên sự thật.
Nói thật về một bài thơ thôi còn khó như vậy thì người Việt chúng ta sao dám phê bình những chuyện to tát hơn. Một chính sách, một đường lối hay một chiến lược sai lầm của Đảng. Chúng ta đã không dám nói thật với một người bạn thì làm sao dám phê bình, chỉ trích thẳng thừng với các cán bộ cao cấp, những lãnh đạo quốc gia?
Gần một thế kỷ trôi qua chúng ta sống trong lừa dối.
Cả một dân tộc “giả vờ như không giả vờ gì cả”.4
Người Việt chúng ta phải nên học cách nói thật.
Bắt đầu từ một bài thơ.n
July,
12, 2013
Ntta
Chú
thích:
1/Thành
phố Atlanta, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ.
2/Một
tay vẽ hình tròn, một tay vẽ hình vuông là cách tập sơ đẳng khi mới bắt đầu tập
môn võ công Song Thủ Hổ Bác. Môn võ này do một nhân vật tên Châu Bá Thông sáng
chế bằng cách phân thân, dùng tay phải đánh tay trái để giải khuây trong tác phẩm
nổi tiếng Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung.
3/
Đây là ý tưởng của nhà thơ Václav Havel cha đẻ của phong trào Cách mạng Nhung của
Tiệp Khắc. Nguyên văn “Khi trái tim nghĩ
thì lưỡi nói.” Trích trong cuốn tiều luận “Quyền Lực Từ Không Quyền Lực”.
Nhà thơ Václav Havel kêu gọi phong trào người Tiệp đối diện với Sự Thật, nói
lên những suy nghĩ Thật, từ bỏ những khẩu hiệu dối trá, hệ thống dối trá của
CNCS trên nước Tiệp. Năm 1989, Cách Mạng Nhung đã lật đổ được chế độ Cộng Sản
mà không tốn một giọt máu.
4/Đây
là câu trích trong chương 4, của tiểu luận nói trên.
No comments:
Post a Comment