Lê
Ký Thương
Trong suốt đời làm học trò của tôi, dù được các thầy cô dạy “nửa chữ” tôi vẫn luôn nhớ ơn, vì “không thầy đố mày làm nên”.
Nhưng
trong quí thầy cô đã dạy tôi từ trước tới nay, người đã gây ấn tượng nhiều nhất
cho tôi là thầy Vữ Hữu Nghi.
Trường
Võ Tánh Nha Trang vào thời bây giờ là ngôi trường lớn nhứt miền Trung nguyên
Trung phần, có hai thầy Nghi, có hai màu
da trái ngược, chúng tôi gọi thầy là “thầy Nghi trắng” để phân biệt với “thầy
Nghi đen” – dạy Sử - Địa, với lòng kính trọng.
Thầy
người gốc Hải Phòng, dáng nhỏ, lưng hơi còng. Thầy luôn luôn đi bộ, đầu đội mũ
ni-lông, tay xách cặp da lớn, đến trường luôn mặc áo tay dài, không bao giờ xắn
lên, và thường mang săn-đan. Hình ảnh thầy mang nét “cổ kính” so với những thầy
khác trong trường.
Thầy
dạy lớp chúng tôi năm Đệ tam ban C (ban Văn chương). Ngày đầu tiên vào lớp, thầy
tạo đã tạo cho chúng tôi ấn tượng ban đầu… không mấy tốt đẹp về cách dạy. Thầy
giới thiệu sẽ dùng quyển “Việt văn độc bản” của giáo sư Trần Trọng San để dạy
chúng tôi, nhưng thầy chỉ giảng những điều chúng tôi chưa biết, nghĩa là dạy kiến
thức về văn học…… Giọng thầy chậm rãi, lúc trầm lúc bổng, khi nghe cả lớp xì
xào, thì giọng thầy nhỏ hẳn, như thể ru ngũ chúng tôi. Thầy quan niệm những gì
có sẵn trong sách thì không giảng, học sinh phải về nhà tự học và tự tìm hiểu.
Thầy chỉ giảng những gì ngoài sách, vì chúng tôi đã “đủ trí khôn” để suy xét,
không còn “nhỏ” như thời trung học đệ nhất cấp mà thầy cô phải đọc cho chép từng
chữ từng dòng… Nói tóm lại, thầy khuyên chúng tôi nên học với thầy bằng tinh thần
tự giác tự học.
Theo
đúng tinh thần này, vào lớp thầy cứ ngồi yên trên ghế giảng bài, đôi khi hút
thuốc Lucky Strike phà khói nhẹ qua khóe miệng, không hề bước xuống lớp, học
trò ai muốn làm gì thì tùy ý. Lớp càng ồn thì thầy giảng càng nhỏ. Thậm chí,
trong lớp có một “nhà thơ” nằm dài trên băng ghế ở cuối lớp ngâm thơ mà thầy
không hề ngó ngàng, khiển trách. (Về sau, anh làm phóng viên của một tờ báo, mỗi
lần bạn cùng lớp gặp nhau, anh thường nhắc đến thầy Vũ Hữu Nghi với lòng tôn
kính và biết ơn).
Trong
vòng một tháng đầu niên khóa, đa số chúng tôi hết sức chán vì phải học 6 tiết Việt
văn trong chương trình học mỗi tuần. Có bạn còn xúi cả lớp đồng ý ký đơn gởi
lên Phòng Giám học xin đổi thầy khác. Nhưng bắt đầu từ tháng thứ hai, dần dần
chúng tôi nhận ra những lời Thầy giảng không nằm trong sách giáo khoa là điều bổ
ích cho chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu “chịu” Thầy và bắt đầu học hành nghiêm
túc, không còn mang “tư tưởng đệ tam là lớp nghỉ xả hơi” để chuẩn bị thi Tú tài
1 và Tú tài 2.
Thầy
dạy chúng tôi muốn viết một câu tiếng Việt cho đúng thì phải giỏi sinh ngữ.
Kinh nghiệm dạy học của Thầy cho thấy những học sinh giỏi sinh ngữ thì không
bao giờ viết một câu văn què. Thầy còn khuyên chúng tôi nên học cách viết của
văn hào Hemingway: ngắn, gọn và súc tích, khuyên chúng tôi nên đọc bất thứ gì
rơi vào tay mình và biết phân tích cái hay cái dở. Thầy nói: để lấy được bằng cử
nhân chỉ cần sức học trung bình, nhưng để có một kiến thức phong phú trong bất
kỳ lĩnh vực nào thì không phải học ở trường là đủ. Thầy thường nhắc: “Khi ra đời
các anh mới thấy kiến thức giúp anh hơn người khác chứ không phải học vị”. Thầy
đã dạy chúng tôi những kiến thức nhập môn về văn học Đông, Tây, kim, cổ - những
điều hoàn toàn không nằm trong chương trình học. Những gì nằm trong chương
trình học thì thầy giảng rất kỹ, rất sâu và hướng dẫn cho chúng tôi đọc thêm sách
này sách nọ.
Khi
niên học đệ tam kết thúc, chia tay với thầy, cả lớp chúng tôi xin thầy bỏ qua
những lỗi lầm của chúng tôi trong suốt niên học đồng thời thỉnh nguyện được thầy
dạy tiếp năm học đệ nhị. Thầy gật đầu với ý thứ nhất, còn ý thứ hai thầy chỉ mỉm
cười.
Chúng
tôi chỉ được học thầy một niên học, nhưng những điều thầy dạy thì không cân
đong đo đếm bằng thời gian. Đối với tôi, đó là hành trang vô cùng quí giá giúp
tôi vững tâm bước vào đời.
LÊ
KÝ THƯƠNG
No comments:
Post a Comment