Phan
Tấn Hải
Poetry. She was full of hope
Hãy
hình dung rằng sẽ tới một thời thế giới không còn bom đạn, và thay cho những trận
mưa bom sẽ là những trận mưa thơ. Hãy hình dung rằng những góc phố Sài Gòn, Hà
Nội và khắp thế giới sẽ dựng lên các bia đá khắc lên những dòng thơ ca ngợi hòa
bình và tình thương. Như thế, thơ sẽ chữa lành thế giới, sẽ đẩy nhân loại bước
rời xa các u tối chiến tranh, khi những ánh mắt căm thù hốt nhiên chỉ nhìn thấy
những trận mưa hoa đầy chất thơ. Thậm chí, hát thơ còn chữa bệnh được: lịch sử
ghi rằng trong thời Vua Hùng Vương, hát thơ chữa được sản nạn, hóa giải chứng
đau bụng đẻ để bà bầu êm ái cho ra em bé an lành.
Ông
bà mình từ xa xưa đã nhìn thấy tác dụng của thơ. Khi nhìn thấy người thương bước
tới sân đình giữa làng, trong khi lời còn rất rụt rè, thì dòng thơ ca dao có thể
nói lên rất nhiều, dù là chàng ướm lời với nàng hay ngược lại:
Qua
đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.
Sau
khi hai dòng thơ trên được hát lên, lời nói nào sau đó cũng dư thừa. Vì thương
nhớ là những gì rất trừu tượng, rất mơ hồ, lấy chữ nào mà gói được ý nghĩa cho
trọn vẹn, và lúc đó thơ mới hiện lên.
Hay
là lời người con thương nhớ mẹ. Nói gì về mẹ? Cụ bà tóc trắng, thân gầy, một thời
lụm khụm sau bếp và trước sân, rồi một thời mẹ ra đi vĩnh viễn. Nói gì về mẹ,
khi nước mắt người con ràn rụa và hình ảnh mẹ chỉ còn là quá khứ? Lúc đó, ông
bà mình mới dùng tới hát thơ và rồi trở thành ca dao:
Mẹ
già như chuối ba hương,
Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
Đường mía lau càng lâu càng ngát,
Xôi nếp mật ngào ngạt hương say.
Ba hương lây lất tháng ngày,
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.
Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
Đường mía lau càng lâu càng ngát,
Xôi nếp mật ngào ngạt hương say.
Ba hương lây lất tháng ngày,
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.
Như
thế, mẹ trở thành chuối, xôi, đường… là những gì ngon ngọt đã trở thành thân thể
người con, và rồi mẹ biến mất theo gió. Hãy hình dung rằng thay vì sáu dòng thơ
trên, chúng ta có cách nào nói lên được cảm xúc thiết tha thương nhớ như thế?
Có vẻ như bất khả, vì thơ nơi đây đã gói trọn thành công những gì rất mơ hồ
thương nhớ trong hồn người, y hệt như làn khói rất khó nắm bắt.
Trong
khi đó, tiếp thị kinh doanh cũng là một nghệ thuật. Có khi vài dòng ca dao là đủ
để quảng cáo và đưa vào ký ức người nghe các hình ảnh cần thiết. Như các dòng
ca dao tiếp thị sau với các địa danh đều ở trong huyện Yên Định, tỉnh Thanh
Hoá:
Ai
về nhớ vải Định Hòa,
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê,
Nhớ dừa Quảng Hán, Lưu Khê,
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê,
Nhớ dừa Quảng Hán, Lưu Khê,
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.
Như
thế, không nói nhiều, không hô hào ồn ào, nhưng ý thơ sẽ ngấm từ từ vào tâm thức
người nghe. Có phải thơ đã tự thân có sẵn một khung trời đón nhận trong não bộ
chúng ta? Phải chăng tự trong tâm thức, chúng ta đã dị ứng với các ngôn ngữ trật
nhịp thơ?
Thơ
như thế, là gắn liền với máu thịt của chúng ta. Thơ đã cho chúng ta nhìn thế giới
qua chân trời mới: ngả nón là lời mời gọi vào thế giới của nhau, chỉ vào ngói
đình là chi vào niềm thương nhớ, sau khi mẹ biến mất là hóa thân ngay vào chuối,
vào xôi, vào đường, và những người con Thanh Hóa đi xa đã chỉ vào nỗi nhớ gì rất
cụ thể như vải, cau, cà, dừa… Thế giới trước mắt đã hóa thân thành một thế giới
trong màn sương khói thi ca. Như thế, sự thật trong thơ không phải là sự thật
khả lượng của thế giới vật lý. Trong khi địa cầu chúng ta đầy những hỗn loạn,
tranh chấp, bom rơi đạn bắn, với âm vang hàng ngày trên TV từ trên vị trí cao
nhất trở xuống cho tới giang hồ đứng bến là những lời chửi mắng chát chúa… thì
thế giới thơ hiện ra khi chúng ta mở lại các trang sách cũ, tìm học lại những
giá trị ông bà mình để lại trong các dòng thơ. Tại sao thơ làm chúng ta nhẹ
lòng được như thế. Có vẻ như nửa thực, nửa hư khi chúng ta nhìn về hình ảnh
thương nhớ với ngả nón, ngói đình…
Bài
thơ đầu tiên của dân tộc Việt hình như là bài thơ mấy dòng do vua Lạc Long Quân
nói lên khi tuyên bố ly hôn cùng bà Âu Cơ để chia trăm con làm hai hướng, nửa
đi theo mẹ, nửa đi theo cha. Hình ảnh về truyền thuyết này cũng là cuộc ly hôn
thuận thảo nhất trong lịch sử nhân loại, vì cổ sử không nói chuyện xích mích gì
giữa hai người khai sinh ra dân tộc Việt.
Tự
điển Bách khoa Mở ghi rằng Lạc Long Quân (truyền thuyết ghi rằng sinh năm 2825
trước Tây lịch) có tên húy là Sùng Lãm, là một vị vua truyền thuyết của lịch sử
Việt Nam. Lạc Long Quân được xem là vị vua của nhà nước sơ khai Xích Quỷ trước
nhà nước Văn Lang.
Thuyết
này ghi rằng Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là thủy tổ sinh ra dân tộc Việt
Nam theo truyền thuyết “bọc trăm trứng.” Lạc Long Quân có thể là danh hiệu truyền
lại trong dã sử của một tù trưởng đã có công trong việc đi đến thống nhất các bộ
tộc người Lạc Việt. Con trai ông là tù trưởng bộ lạc Văn Lang đã thống nhất
thành công 15 bộ lạc, thành lập nhà nước Văn Lang, xưng hiệu Hùng Vương đời thứ
nhất.
Một
phiên bản kể về mối tình Rồng-Tiên này ghi rằng vua Lạc Long Quân thường xuyên
lên bờ dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các
đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự,
không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố
ơi! Sao không lại cứu chúng tôi!” Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long
Quân, người đời không ai lường nổi. Đột nhiên một ngày nọ, xuất hiện một bệnh dịch
lớn mà Long Quân không trị được. May mắn thay đã có một tiên nữ tên Âu Cơ từ
trên núi xuống ra tay giúp đỡ, nhờ thế mà mọi người mới vượt qua bệnh dịch này.
Âu Cơ đi khắp bốn phương để giúp đỡ và chữa trị cho những người đang lâm bệnh
và gặp khó khăn. Nàng có lòng từ bi và có tài về y thuật. Một ngày nọ, một con
quái vật làm nàng sợ hãi. Nàng liền biến thành một con sếu mà bay đi. Lạc Long
Quân, là thần rồng từ biển cả, thấy nàng đang gặp nguy hiểm liền cầm lấy cục đá
và giết tên quái vật. Sau đó tình yêu đã nảy nở giữa hai người và họ cưới nhau.
Âu Cơ sinh ra một bọc trứng có 100 người con. Một hôm Lạc Long Quân nói với Âu
Cơ:
Ta
là giống Rồng,
mình là giống Tiên,
thủy thổ khắc nhau,
không ở cùng được.
mình là giống Tiên,
thủy thổ khắc nhau,
không ở cùng được.
Than
ôi, bài thơ không vần, rất ngắn, rất khô khan này đã đoạn lìa một tình nghĩa
phu thê rất thơ mộng của dân tộc. Hai người bèn chia con mà ở riêng. Trăm con
vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy
phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên
nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam
tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành). Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương,
không hề thay đổi.
Sau
khi chia tay với Quốc mẫu Âu Cơ, Lạc Long Quân cùng 50 người con còn lại xuôi
đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội), cách biển không xa, sông nước mênh mang, Lạc Long Quân truyền
cho các con dừng chân dựng trại, chọn đất này làm nơi dựng xây cơ nghiệp.
Tuy
nhiên, làn điệu thơ xa xưa dường như là hát, chớ không phải là ngâm, vịnh như đời
sau. Một trong những dấu tích thơ được ghi từ xa xưa là trong điệu hát xoan. Một
trong các cơ duyên ban đầu này trong thời Vua Hùng Vương, hát thơ chữa lành được
chứng đau bụng đẻ. Theo nhà nghiên cứu Phạm Thị Thiên Nga (Về miền Lễ Hội cội
nguồn dân tộc Việt Nam – ấn bản 2008), Làng Cao Mại (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ) có một truyền thuyết như sau:
“Vợ
Vua Hùng mang thai đã lâu tới ngày sinh nở, cứ đau bụng mãi mà không đẻ được.
Người hầu tâu rằng: Có nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi, nên đón về múa hát có
thể làm đỡ đau và sinh nở được, vợ Vua Hùng nghe lời cho mời nàng Quế Hoa tới
(Quế Hoa ở thành Phong Châu), vâng lời triệu, Quế Hoa đến chầu vợ Vua. Bấy giờ,
vợ Vua đang lên cơn đau đẻ dữ dội mới bảo nàng Quế Hoa đứng trước giường múa
hát. Quế Hoa hát hay, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, dẻo như bún ai cũng
phải mê. Vợ Vua mải xem múa hát không thấy đau, sinh được 3 người con
trai khôi ngôi đẹp đẽ. Khi ấy đang mùa xuân, Vua Hùng hết lời khen ngợi Quế Hoa
mới bảo các Mỵ nương học lấy các điệu múa hát ấy sau được gọi là hát xoan.”
Cũng có truyền thuyết giải thích rằng: Xoan là từ gọi chệch tiếng xuân (vì vợ
Vua tên thật là Xuân). Do tục kiêng kỵ tên huý, nên hát Xuân được gọi là hát
xoan.
Y
khoa hiện nay đã chứng minh rằng thơ có chức năng chữa lành nhiều vết thương
cho nhân loại. Các bác sĩ tại hai bệnh viện Yale University School of Medicine
và University College London School of Medicine trong khi chăm sóc bệnh nhân đã
đề nghị thơ như một phương thuốc, trước tiên là để tự hiểu cảm xúc và sau nữa để
giúp bệnh nhân bước vào một thế giới thơ, nơi xa lìa bạo lực và đau đớn của đời
thường đang tràn ngập màn hình TV. Nhiều bệnh viện tại Hoa Kỳ, Anh quốc và Châu
Âu hiện nay dùng thơ như một pháp trị liệu, và phương pháp này gọi là “poetry
therapy” với người chăm sóc trong lĩnh vực này sẽ được qua các khóa huấn luyện
của tổ chức có tên là International Federation for Biblio / Poetry Therapy
(IFBPT, Liên Đoàn Trị Liệu Bằng Sách và Thơ).
Truyền
thống dân tộc nào cũng gắn liền với thơ. Chúng ta rất khó hình dung được có một
dân tộc nào với một ngôn ngữ riêng lại không có một truyền thống thơ. Dân tộc
Việt Nam có thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ lục bát, thơ bảy chữ, thơ tám chữ,
thơ tự do có vần và thơ tự do không vần. Hay, có khi kết hợp chung nhiều hình
thức thơ vào một bài, như bài phú Cư Trần Lạc Đạo của vua Trần Nhân Tông.
Gắn
liền trong ngôn ngữ là âm thanh. Do vậy, thơ tự động gắn liền với âm thanh.
Ngay cả thơ tự do không vần cũng có tác dụng âm thanh. Bởi vì não bộ nhân loại
đón nhận âm thanh và giải nghĩa theo kiểu riêng của mỗi ngôn ngữ. Trong y khoa
có phương pháp dùng máy đo fMRI (functional magnetic resonance imaging) để xem
phản ứng của não bộ phản ứng đối với thơ. Máy đo fMRI khám phá ra một điều ai
cũng biết, rằng nhân loại có phản ứng khác nhau khi nghe ngôn ngữ đời thường và
ngôn ngữ thơ. Trong ngôn ngữ thơ, bên cạnh âm vang còn có hình ảnh, và hình ảnh
đời thường (như: nón, đình, ngói…) khi trở thành hình ảnh thế giới thơ bỗng
nhiên có tác dụng trong những phẩn khác nhau của não bộ.
Phương
pháp fMRI đo các hoạt động của não bộ bằng cách đo các biến đổi gắn liền với
dòng huyết lưu, dựa vào sự kiện rằng dòng máu chảy trong não bộ gắn liền hoạt động
của thần kinh. Khi một khu vực nào trong não bộ được sử dụng, lưu lượng máu chảy
vào khu vực đó tăng thêm. Máy đo fMRI sử dụng các từ trường và sóng radio để vẽ
đồ hình các cơ phận trong cơ thể.
Thực
ra, y khoa đã áp dụng thơ trị liệu từ vài thế kỷ nay, với việc đọc văn/thơ và
sáng tác văn/thơ dùng làm pháp hỗ trợ trị liệu các bệnh về căng thẳng. Theo sử
ghi lại, Pennsylvania Hospital, bệnh viện đầu tiên tại Hoa Kỳ, dùng phương pháp
văn học trị liệu từ giữa các năm 1700s. Tới đầu thập niên 1800s, Bác sĩ
Benjamin Rush đưa ra phương pháp dùng thơ trị liệu cho các bệnh nhân. Năm 1928,
nhà thơ và là dược sĩ Eli Griefer khởi đầu thành lập các nhóm “thơ trị liệu”
(poemtherapy) tại hai bệnh viện khác nhau với hỗ trợ từ các bác sĩ tâm lý Jack
L. Leedy và Sam Spector. Sau khi Griefer từ trần, Leedy và nhiều người khác tiếp
tục đưa thơ vào tiến trình trị liệu, từ đây thành lập Hội Thơ Liệu Pháp
(Association for Poetry Therapy) trong năm 1969.
Nhà
nghiên cứu James Pennebaker đưa ra kết quả nghiên cứu của ông cho thấy rằng khi
hướng dẫn bệnh nhân sáng tác văn học bày tỏ cảm xúc (expressive writing) chỉ
trong 15 phút trong vòng 4 ngày cho thấy hiệu quả tốt cho sức khỏe đo lường
tương đương như tới khám trong phòng mạch bác sĩ và giảm được các than phiền
triệu chứng từ bệnh nhân. Nghiên cứu này của ông sử dụng cách viết văn bày tỏ cảm
xúc để chữa các vết thương từ các sự kiện căng thẳng gây chấn thương.
Nghiên cứu này của Pennebaker được ông tường trình trong sách “Writing to Heal:
A Guided Journal for Recovering from Trauma and Emotional Upheaval” (Viết để Chữa
Lành. Xuất bản lần đầu 2004).
Nghiên
cứu trên cho thấy sáng tác văn học (thể loại bày tỏ cảm xúc) làm tăng lực cho hệ
thống miễn nhiễm trong cơ thể bệnh nhân, các tác dụng tốt với cả bệnh nhân bị
suyễn, ung thư và đau khớp, giảm mức độ căng thẳng bắp thịt, giảm huyết áp và
giảm mức độ tốc độ nhịp tim đập, tác phong bệnh nhân thay đổi dài hạn, ảnh hưởng
thái độ bệnh nhân giúp tăng hiệu quả làm việc trong sở và trong trường học.
Nhiều
cuộc nghiên cứu tương tự cũng đã thực hiện. Tác phẩm “The Writing Cure: How
Expressive Writing Promotes Health and Emotional Well-Being” (Chữa Lành Bằng Viết,
ấn hành lần đầu năm 2002) của hai nhà nghiên cứu Stephen J Lepore và Joshua M
Smyth cũng cho thấy kết quả tương tự, sáng tác văn/thơ thể loại bày tỏ cảm xúc
giúp cho cả bệnh nhân ung thư, giúp cả bệnh nhân trẻ em, giảm cao máu, vân vân.
Trong
khi đó xưa cổ nhất trong phương pháp thi ca trị liệu là Đức Phật, người đã sáng
tác hàng trăm ngàn bài thơ trong suốt một đời hoằng pháp. Trong khi Kinh Tập
(sách thứ 5 trong Tiểu Bộ Kinh) trọn vẹn là thơ, toàn bộ 71 bài kinh là 71 bài
thơ, trong đó hai phẩm cuối trong năm phẩm là các bài thơ do Đức Phật ứng khẩu
trong khi trả lời 32 vị học giả Bà La Môn. Nghĩa là, bên cạnh việc trình bày
giáo pháp, có thể (chúng ta suy đoán, có thể không chính xác) rằng ứng khẩu làm
thơ nơi đây còn là một cuộc trình bày kỹ năng ngôn ngữ để người nghe nhập tâm
sâu hơn, và rồi hai phẩm này trở thành kinh nhật tụng sơ thời cho tứ chúng
trong những năm đầu hoằng pháp của Đức Phật.
Tương
tự, Kinh Pháp Cú là do chư tăng kết tập các lời ứng khẩu thơ của Đức Phật trong
nhiều sự kiện, và thơ trở thành kinh và sự kiện trở thành tích truyện. Do vậy,
Kinh Pháp Cú có nhiều phiên bản khi chư tăng đi ra nhiều hướng để hoằng pháp,
có bản Pali, bản Hán tạng (dịch theo tiếng Sanskrit), bản tiếng Tạng ngữ (cũng
dịch từ Sanskrit), bản Gandhara… Như thế, thơ là một phần xương gân máu tủy
trong Kinh Phật. Thậm chí, ngay cả văn xuôi cũng mang nhiều chất thơ, như Kinh
Duy Ma Cật, Kinh Hoa Nghiêm… Và như thế, khởi đầu phương pháp thơ trị liệu là hệ
thống Kinh Phật đồ sộ.
Không
chỉ Đức Phật, các trưởng lão tăng và trưởng lão ni cũng để lại khối gia tài thơ
đồ sộ. Nghĩa là, sinh thời của Đức Phật, giới trí thức được thu hút quy y và tu
học rất là đông, và các vị trí thức từng một thời tinh thông các bộ Vệ Đà đã trở
thành các cột trụ đứng bên cạnh Đức Phật để tu học và hoằng pháp.
Như
vậy, chữ nghĩa không vô ích. Chúng ta trong cõi này hãy rủ nhau làm thơ, đọc
thơ, ngâm thơ, in thơ, hát thơ… Nếu chúng ta không đủ sức nương vào thơ để ngộ
nhập tri kiến Phật, và nếu chúng ta cũng không có đủ sức mạnh của hát thơ để chữa
sản nạn như thời Vua Hùng Vương, ít nhất thơ cũng giúp chúng ta giảm được những
đau đớn của trần gian này, kể cả khi buộc phải nghe tới bốn dòng thơ ly biệt
tương tự của Cha Rồng và Mẹ Tiên thời lập quốc dân tộc Việt Nam. Nàng thơ ơi,
hãy cứu lấy trần gian này. Hãy biến tất cả những trận mưa bom trên trần gian
này thành các trận mưa thơ…
PTH
No comments:
Post a Comment