Nhà thơ Tôn Nữ Thu Dung vừa chuyển tới Phố Văn tập thơ "Những
Màu Âm Xô Giạt" của Huy Tưởng, từ nước Úc xa xôi gởi biếu. Cảm ơn Tôn Nữ
Thu Dung. Cảm ơn Huy Tưởng. Xin trân trọng giới thiệu.
NHỮNG MÀU ÂM XÔ GIẠT
Thiết kế bìa &
sách: Trần Thu Ngân
Phụ bản: Đinh Trường
Chinh
Kinh Thi xuất bản lần
thứ nhất
Nhà thơ Huy Tưởng
“Với
Những màu âm xô giạt, tập thơ thứ tám
xuất bản sau khi định cư tại Úc, Huy Tưởng một lần nữa đã trở lại, lặng lẽ như
trong một “cuộc giải ngộ giữa đêm khuya”.
“Lần
trở lại này cho thấy một Huy Tưởng hoàn toàn khác. So với Một mùa tóc mộ, Áo nguyệt ca hay Người nuôi lửa tịch mịch phiêu lãng ở những phương trời ảo mộng,
Huy Tưởng của Những màu âm xô giạt
bây giờ đã là một Huy Tưởng “bước đi xước bóng” trên “những cung đường đầy
chông gai hiểm hóc núi nhọn hố sâu”, nặng trĩu ưu tư siêu hình về thân phận bi
đát của con người. Dễ dàng bắt gặp trong Những
màu âm xô giạt những suy tư mang tính tổng kết “cái quan luận định”.
“Có
phải bởi tuổi tác, những cơn đau bệnh quái ác và tình cảnh ly hương đã làm cho
ông mòn mỏi, bi quan?
“Chỉ
cần đọc lướt qua tựa đề mà tác giả đặt cho những bài thơ trong “Những màu âm xô
giạt” cũng đủ cho chúng ta cảm nhận được điều đó: Khúc khuỷu tà dương, Về sự bấp
bênh của trái đất, Về sự mục ruỗng trong các cuộc chơi, Phố có cây đã chết, Tôi
nằm nghe mòn mỏi vạn đời sau, Khi đời sống (dường như) không có thật, Đêm tận
tuyệt, Một hôm tôi chết rất thơ ngây…
“Những
màu âm xô giạt”, bên cạnh đó, còn cho thấy những tìm tòi về ngôn ngữ, hình ảnh,
bút pháp… của nhà thơ Huy Tưởng trong cố gắng làm mới thơ của ông. Đọc thơ, rất
nhiều khi, không thể, không chỉ đọc bằng mắt mà còn lắng nghe bằng đôi tai những
tiếng động nhỏ nhẹ hoặc, thậm chí, sự im lặng thành kính mà thơ đem đến trong đời
sống. Điều đó càng đúng trong trường hợp thơ Huy Tưởng. Thơ Huy Tưởng không
dành cho những người bận rộn; nó là những lời thủ thỉ trò chuyện trong những
đêm dài mất ngủ.”
VŨ
THANH SƠN
“Tập
bản thảo Những Màu Âm Xô Giạt… của
anh chứa nhiều hơn thơ, chúng là lịch sử đời một con người, người đứng nhìn hết
bao biến thiên của thời cuộc, thế sự, tình đời, lẽ trời, sự vần xoay, sự biến
hóa. Nhưng mà – và điều này là quan trọng – anh không muốn nó nhiều hơn thơ
đâu. Nó là thơ thôi. Nghĩa là, nó là toàn bộ cách cảm, cách nghĩ, cách hòa điệu
âm tiết, âm vận, nhịp điệu, âm nhạc, gam màu, hình tượng và bóng đổ của thế giới
ấy. Nó là thơ thôi, nghĩa là hướng về những nhà thơ đã tới, đã ra đi, đã đâu
kia viền hải tần nhìn lại cười một ẩn nhẫn.
…
“Tôi
sung sướng đọc tập Những Màu Âm Xô Giạt
… của anh, nghe thơ, hình tượng thơ, men lối ra những vùng khí hậu thơ, tìm thấy
trong khí hậu thơ đó những hồi âm và những hồi quang mà tôi tin không phải chỉ
của riêng mình tôi, như một bạn đọc. Tôi thấy khí hậu đó còn là gói ôm một vùng
thổ ngơi, một quần đảo ngôn từ, phong nhiêu, tích lũy, nhiều bờ bến. Khí hậu đó
vừa đáp vọng nhịp đi của thời gian, vừa nhãn-để những mời gọi, trêu vọng của
ngoài-thời-gian. Nó là chuyến đi, mà lực lên đường là chính nhịp điệu của Lời.
Những hải lưu trôi dạt, xô giạt, mà ôm chứa bao soi bóng.”
9, 2017
THƯỜNG
QUÁN
NGUYỄN
TIÊN HOÀNG
Chiều
tĩnh vật,
Chiều
đã ngấm sâu dưới mái
Em.nghe
không
chất
ngất tiếng hoàng hôn giập vỡ
những
cánh mây hiền giả
những
kè đá.cam lòng
những
lóng ngày tầm tã nỗi tà dương...
Về
thôi.em
đêm
gẫy bóng dưới mưa
cây
& lá
hồi
còi lục diệp
biển
& rừng
đẹp
tha thiết quá.ngày mai...
Chiều
đã khép nâu trong mắt
giọt
chim gù.hổ phách ngước tràn ly
hồn
mộng quạnh.gió bùng xanh tĩnh vật...
Về
thôi.Em
khúc
âm dương đã rêu mờ trên mái !
*Bundoora 05 tháng Hai 2016, một chiều rộn
tiếng chim
Những
ngày cạn gió
*Kỷ niệm sâu sắc với thi sỹ Hoài khanh ở Đà
Lạt thơ mộng đã lùi xa…
Trôi
giạt mãi. đợi đến ngày cạn gió
Chúng
tôi về.chiều đã lấm đầy tay
Những
con sông.dòng suối.những rừng cây
Cũng
thắp nốt ngọn nến vừa hụt bóng...
Trôi
giạt mãi.cũng đến ngày cạn nắng
Những
giàn mây ôm sấm sét vào lòng
Chúng
tôi hớp.từng giọt sương.nhánh ngọ
Sưởi
lòng nhau.năm tháng sắp về không...
Trôi
giạt mãi.trên tay vừa cạn biếc
Vang
trong hồn.hao hụt những tàn phai
Chúng
tôi bước.nghe chân mình vọng lại
Tiếng
trầm buông.rơi quạnh.quẽ đêm ngày...
Trôi
giạt mãi.sẽ có ngày cạn thắm
Chúng
tôi về.ấm lạnh với tro than
Con
đường cũ.đã khuất về muôn dặm
Và
sách đời.vàng ố.giở từng trang...
Phố
có cây đã chết
trong
trí nhớ của loài dế than
của
xác ve của bầy ong thợ ròng rã khóc trên ngàn
của
những mùa hạ líu ríu nắm đuôi nhau rợp nụ cười nước suối
của
chiếc máy hát cũ quay đều quay đều giọng kèn đồng giãy giụa
frank
sinatra người lính thổi kèn
khi
người đàn ông lưu trú trên trái đất này
tant qu’il y aura des
hommes
hỏi
sao không nhớ lại
hỏi
sao phải xa rời góc riêng nhiều món đồ chơi bông đùa thời thơ dại
những
con đường lúng liếng lá me
những
chòm sao tinh quái u hoài
những
phố phường có cây
đã chết…
phố
có cây.đã chết
tất
thảy ký ức bị đánh cắp thô bạo quá
những
toan tính sấp sủng trong đêm
những
móng vuốt trá hình của mặt trăng
sự
hô hoán bầy đàn bạo ngược các vì sao cơ nhỡ
kẻ
lạ mặt thừa cơ lẻn vào mái phố lẻn vào góc khuất những món đồ chơi xưa cũ
y
hung hãn đánh chìm giấc mơ vừa mới rạng…
phố.có
cây đã chết
lũ
chim về.ngơ ngác bóng
tiếng
kêu cứu rụng rơi kinh khiếp
tiếng
vô vọng căn nhà hoang điệp điệp
tiếng
quạnh quẽ loang thấm dần mặt đất
đã
tắt bao nhiêu lời khô hạn
bao
nhiêu ước mộng chết ngộp trong đêm
bao
nhiêu tiếng nói chưa kịp cất lên
bao
nhiêu phần số lùi dần vào xao lãng
bao
nhiêu lời hoa khóc khúc đoạn hương!…
bao
nhiêu
bao
nhiêu?
mà…
phố có cây đã chết!
phố
có
cây
đã chết
chết
dửng dưng!
dửng
dưng chiếc lá vô danh chao nghiêng chiều tối
dửng
dưng món búp bê cụt đầu tróc da góc thơ dại tủi thân
dửng
dưng chấp chới chim về không tìm thấy tổ
dửng
dưng đám mây chó cắn
dửng
dưng thương xót tia nắng vàng lầm lụi.ra đi…
phố
có
cây
đã
chết!
chết
điềm nhiên chưa nguôi kinh hãi
chết
thẩn thơ tàn lụi tro than
chết
húng hắng nỗi lo toan.ngợp bóng
chết
thắt lòng.bỏng rát lời âm!
phố
chụm hồn mê
điện
thờ lên thanh vắng
nhã
nhạc nào khâm liệm lãng quên?!
phố.có
cây đã chết…
ai
tìm xanh câu biếm nhọ
ai
cầm thanh cho đất thó hoà âm?
này.dạ
tiệc của rỗng không đàn đúm
của
bí tích hùa nhau kinh dị
của
hình hài rớt bóng canh thâu
cớ
vì sao
cớ
vì đâu
phố
chết.phố chìm sâu!
phố
có cây.đã chết
từng
âm ba xoe tròn.lấm bụi
quạnh
hiu nào đắp đổi tàn phai
đêm.đắm
mình.sương xuống
gió
khuất.tiếng đồ chơi thơ dại thét vang
đĩa
hát cũ quay đều quay đều cơn mòn mỏi
tant qu’il y aura des
hommes
hồn
xưa qua.thẫn thờ mắt mù tối
bóng
con người dồn dập quá. âm ba…
phố
có
cây
đã
chết !
nhịp
ba.truy điệu xám
trái
tim bước lỗi
không
có bí tích nào để lại
đêm.đắm
mình.sương xuống
thầm
kín.hoa thầm kín
truy
điệu.xám
phố.có
cây đã chết!…
*Để tưởng tiếc người Em, người Bạn: Họa
sĩ Trần Hữu Tri. HT
HUY
TƯỞNG
Có thể tìm mua quyển này và các tác phẩm khác của nhà thơ ở đâu ạ ?
ReplyDelete