Đỗ
Hồng Ngọc
Nguyễn Hiến Lê
“Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,
nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu…
Hà Nội mùa thu… Mùa thu Hà Nội…Nhớ dến một người… ”
(Hà
Nội mùa thu- Trịnh Công Sơn).
“Nhớ đến một người” đó, với tôi, là nhớ Nguyễn
Hiến Lê, một người Hà Nội, một học giả, một nhà trí thức chân chính ngày nay được
cả nước biết đến. Nhưng nói Nguyễn Hiến Lê người Hà Nội chỉ đúng… một phần ba,
vì tuy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, lúc mới 22 tuổi, ra trường Công chánh, ông
đã khăn gói vào Nam nhận nhiệm sở để rồi sống luôn ở đó suốt nửa thế kỷ cho đến
ngày mất, năm 1984, khi vừa 72 tuổi. Nửa thế kỷ dằng dặc đó của một đời người,
ông đã chẳng lúc nào nguôi quên Hà Nội của tuổi thơ ông.
Còn
nhớ năm 1978, tôi có dịp lần đầu tiên ra Hà Nội dự một hội nghị về y học. Hà Nội
không hề xa lạ với tôi. Tôi như thuộc lòng từng ngõ ngách, từng phiến đá, từng
mái tranh gốc rạ, từng phố xá thân quen… cũng nhờ từ nhỏ đã sống với tác phẩm của
Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Khái Hưng… những buổi chiều vàng, những gánh
hàng hoa, những anh phải sống… rồi với cả những người xa Hà Nội như Mai Thảo,
như Vũ Bằng… Hà Nội với tôi còn là “Cùng ngước mắt về phương Thăng Long
thành cao đứng…” rồi “Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi,
ánh đèn giăng mắc muôn nơi, áo màu tung gió chơi vơi…” …
Tôi
lẻn khỏi hội nghị đến thăm Văn Miếu, lòng lâng lâng như đi giữa ngàn xưa và bỗng
nhớ Nguyễn Hiến Lê, nhớ một câu ông viết từ những năm 50 rằng bằng cấp
không phải là thước đo giá trị của một con người. Có những người có tên trong
văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu mà chẳng mấy ai còn nhớ, trong khi những Nguyễn Công
Trứ, Nguyễn Khuyến, Chu Manh Trinh, Tản Đà, Tú Xương… luôn được người đời nhắc
đến…
Tôi
đến Bưu điện Hà Nội gởi ngay cho ông một tấm bưu thiếp. Chỉ viết mấy dòng vắn tắt.
Cũng chẳng hy vọng gì nó đến được trong thời buổi đầy khó khăn này. Vậy mà hơn
một tháng sau, Nguyễn Hiến Lê nhận được bưu thiếp và ông trả lời:
Saigon 3/11/78
Thân gởi cháu Ngọc,
Hôm qua tôi được bưu thiếp cùa cháu gởi từ Hà Nội ngày 29/9. Cảm động nhất là câu: “Cháu đến thăm Văn miếu, nghĩ đến bác nhiều”. Tôi hiểu rồi chắc cháu nhớ một đoạn cuối tập “Bí quyết thi đậu” của tôi. Cảm ơn cháu nhiều lắm. Cháu hiểu tôi. Cháu làm tôi nhớ hồi trẻ tôi học ở trường Bưởi (Chu Văn An) ngoài đó quá. Cháu có xem Hồ Tây, chùa Quan Thánh, đường Cổ ngư (nay là đường Thanh Niên?) không? Trường Bưởi của tôi ở bên bờ Hồ Tây đấy. Mà trường Yên Phụ (tiểu học) của tôi ở trên bờ hồ Trúc Bạch trông ra đường Cổ ngư đấy.
Thân gởi cháu Ngọc,
Hôm qua tôi được bưu thiếp cùa cháu gởi từ Hà Nội ngày 29/9. Cảm động nhất là câu: “Cháu đến thăm Văn miếu, nghĩ đến bác nhiều”. Tôi hiểu rồi chắc cháu nhớ một đoạn cuối tập “Bí quyết thi đậu” của tôi. Cảm ơn cháu nhiều lắm. Cháu hiểu tôi. Cháu làm tôi nhớ hồi trẻ tôi học ở trường Bưởi (Chu Văn An) ngoài đó quá. Cháu có xem Hồ Tây, chùa Quan Thánh, đường Cổ ngư (nay là đường Thanh Niên?) không? Trường Bưởi của tôi ở bên bờ Hồ Tây đấy. Mà trường Yên Phụ (tiểu học) của tôi ở trên bờ hồ Trúc Bạch trông ra đường Cổ ngư đấy.
Đứng trên đường này nhìn về phía Bắc sẽ thấy núi Tản
Viên, quê tôi ở gần chân núi đó. Nhớ quá đi. Cháu có đi thăm đền Ngọc Sơn, đền
Voi Phục, chùa Láng … không? Toàn những cảnh mà hồi trẻ tôi mê.
Mê nhất là cái sắc trời, cái không khí trong trẻo, những
làn sương lam nhẹ là là mặt đât, ngọn gió hây hẩy, những lá vàng, làn nước
xanh, hương lúa của mùa thu ngoài đó. Toàn là những teintes douces, gợi những
tình cảm buồn buồn mà nên thơ, nên thơ lắm. (…)
Nhớ
lại trước đó nữa, đầu năm 1974, tôi gởi ông bài thơ mới viết: Đi cho đỡ
nhớ, ghi lại cảm xúc của mình trong ngày đầu tiên trên chuyến xe lửa nối liền
Saigon- Biên Hòa mà mơ một chuyến tàu Nam-Bắc… Ông trả lời:
Saigon 30/1/74
Cháu Đỗ Hồng Ngoc,
Tôi mới ở Long Xuyên lên. Bài “Đi cho đỡ nhớ” cảm hứng mới mẻ đấy, mà thú. Đọc hoài thơ yêu nhau và nhớ nhau, với thơ chiến tranh, ngán quá rồi. Nhưng cháu làm cho tôi thèm đi quá. A, bao giờ Saigon mới được nối với Hà Nội bằng xe lửa đây? Lúc đó tôi sẽ bỏ hết các công việc, nhờ cháu làm revision générale cho bộ máy của tôi, rồi lên xe lửa thăm non sông Nam, Trung, Bắc một lần cuối cùng. Sẽ uống dừa Tam Quan, ăn cam Xã Đoài, rồi ăn nhãn Hưng Yên, hồng Bạch Hạc, cốm Vòng v.v.. Thèm không cháu?(…)
Cháu Đỗ Hồng Ngoc,
Tôi mới ở Long Xuyên lên. Bài “Đi cho đỡ nhớ” cảm hứng mới mẻ đấy, mà thú. Đọc hoài thơ yêu nhau và nhớ nhau, với thơ chiến tranh, ngán quá rồi. Nhưng cháu làm cho tôi thèm đi quá. A, bao giờ Saigon mới được nối với Hà Nội bằng xe lửa đây? Lúc đó tôi sẽ bỏ hết các công việc, nhờ cháu làm revision générale cho bộ máy của tôi, rồi lên xe lửa thăm non sông Nam, Trung, Bắc một lần cuối cùng. Sẽ uống dừa Tam Quan, ăn cam Xã Đoài, rồi ăn nhãn Hưng Yên, hồng Bạch Hạc, cốm Vòng v.v.. Thèm không cháu?(…)
Ông thường nhắc trong thư cảnh núi Tản hùng vĩ, cảnh ngã ba Bạch Hạc mênh mông mùa nước lớn, cảnh đồng ruộng văng vẳng tiếng sáo diều và thoang thoảng hương lúa, cảnh chợ quê lèo tèo mấy gian cột tre mái rạ với những quán chè tươi… làm tôi cũng nhớ quá!
Cơ
hội đã đến với ông. Năm 1979, ông được mời đi dự Hội nghị khoa học toàn quốc về
vấn đề Giữ gìn sự trong sáng trong tiếng Việt tại Hà Nội, thế
nhưng lần đó ông không đi được vì bệnh. Rồi thôi, không còn dịp nào nữa!
22.10.79
Cháu Ngọc,
Tôi đã bỏ ý ra Hà Nội rồi. Cơ hội tốt, đáng tiếc thật. Nhưng ngại chỗ ở và ăn lắm, cũng ngại cuối Oct. thời tiết lạnh đau bao tử và rhinite trở lại. Cũng còn li do: ông Trương Văn Chình không được mời ra, không hiểu tại sao. Đi một mình, buồn.
Cháu Ngọc,
Tôi đã bỏ ý ra Hà Nội rồi. Cơ hội tốt, đáng tiếc thật. Nhưng ngại chỗ ở và ăn lắm, cũng ngại cuối Oct. thời tiết lạnh đau bao tử và rhinite trở lại. Cũng còn li do: ông Trương Văn Chình không được mời ra, không hiểu tại sao. Đi một mình, buồn.
(Ghi
chú: Trương Văn Chình là người cùng hợp soạn với ông cuốn Khảo luận về Ngữ pháp Việt Nam. NXB Đại học Huế, 1963).
Rồi
ông về ở hẳn Long Xuyên, quê hương thứ hai của ông ở miền Nam, ráng viết cho
xong các tác phẩm triết học Trung Quốc mà ông nói là “hy vọng còn có giá trị
trong vài mươi năm nữa”- và “cũng để bắt đầu óc phải làm việc” cho nó đừng sớm
“lão hóa”. Cũng trong thời gian này, ông nói ông băn khoăn không biết có nên viết
hồi ký hay không, và, nếu có viết thì sẽ viết những gì. Trong các thư riêng gởi
tôi, ông tâm sự như thế và nghĩ rằng có lẽ cũng nên viết chút gì đó chừng vài
trăm trang… Thế rồi Hồi ký Nguyễn Hiến Lê cũng
như 120 tác phẩm của ông đã hình thành như ta được biết hôm nay.
Những
năm cuối đời, ông thường ưu tư buồn bã, mà vẫn khôn nguôi nỗi nhớ quê xưa:
Nhớ lại hồi đó, mới đây thôi mà đã đúng như câu thơ cổ:
”Vạn sự tan như mây khói” cả rồi. Cả cái mộng đi một tua thăm Nam Trung Bắc
cũng tan luôn nữa.
Tôi chưa về thăm ngoài đó….
(Long Xuyên 30.7.79)
Tôi chưa về thăm ngoài đó….
(Long Xuyên 30.7.79)
Ông
thường về Long Xuyên, quê hương thứ hai của ông, bùi ngùi nghe lại câu hò ngày
xưa:
“…
chèo vô Núi Sập lựa con cá khô sặt cho thiệt ngon,
lựa trái xoài cho thiệt giòn,
đem ra Long Xuyên lựa gạo cho thiệt trắng, thiệt thơm,
em về em dọn một bữa cơm
để cho người quân tử
hò ơ… để cho người quân tử ăn còn nhớ quê…” [1]
lựa trái xoài cho thiệt giòn,
đem ra Long Xuyên lựa gạo cho thiệt trắng, thiệt thơm,
em về em dọn một bữa cơm
để cho người quân tử
hò ơ… để cho người quân tử ăn còn nhớ quê…” [1]
Với
tấm lòng như vậy, dễ hiểu tại sao mặc dù ông có điều kiện để đi xa – vợ con ông
ở Pháp từ nhiều năm trước– nhưng ông chọn ở quê nhà, chết ở quê nhà (ngày
22/12/1984), và được hoả táng tại Thủ Đức.
***
Mười
lăm năm trước đây (2003), nhóm chúng tôi có Trần Văn Chánh, Đỗ Hồng Ngọc, Lê
Anh Dũng, Nguyễn Duy Chính, Trần Huiền Ân, Nguyễn Hướng Dương, Lê Ký Thương… đã
làm một cuốn sách về Nguyễn Hiến Lê: Nguyễn Hiến Lê, Con người và Tác
phẩm. Sách đã tuyệt bản từ lâu. Mới đây, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp.HCM đã
quyết định cho tái bản cuốn sách này với bổ sung từ các bài viết, phỏng vấn
Nguyễn Hiến Lê của Nguiễn Ngu Í, Lê Phương Chi, Châu Hải Kỳ, Lê Anh Minh…
Đã
có những nghiên cứu về sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê như luận văn thạc sĩ về “Vấn
đề lao động nhà văn trong các trước tác của Nguyễn Hiến Lê” của Nguyễn Ngọc Điệp,
do GS Huỳnh Như Phương hướng dẫn và gần đây luận văn nghiên cứu văn hóa, văn học
của Nguyễn Hiến Lê” v.v…
Ảnh
hưởng Nguyễn Hiến Lê ngày càng thấm sâu trên đất Bắc. Sáu năm trước (2012), tôi
nhận được email của một bạn trẻ không quen biết từ Hà Nội, cho biết về chuyến “Hành
trình Xuyên Việt vượt 2200km bằng xe máy tri ân thầy Nguyễn Hiến Lê”. Các
bạn trẻ đi xuyên Việt bằng xe máy, từ Hà Nội vào thẳng chùa Phước Ân tại Lấp
Vò, Đồng Tháp “để thắp hương tri ân tới thầy Nguyễn Hiến Lê”. Email viết: “sách
của thầy Nguyễn Hiến Lê viết giản dị, chân thành, là thầy mà cũng như là bạn,
chúng con rất vui là đã lan tỏa được sách của thầy tới anh em thanh niên, vì
trước đây sách của thầy ngoài Bắc cũng hiếm ạ”.
“…thực
ra đối với thanh niên ở ngoài Bắc có thiệt thòi hơn trong Nam nhiều, là ít được
tiếp xúc với sách của cụ Lê(…), chân thành mong muốn tri thức Nguyễn Hiến Lê đến
gần hơn, giúp đỡ cho thanh niên được nhiều hơn (…).
Saigon,
Tp HCM hiện nay cũng đã có một con đường mang tên Nguyễn Hiến Lê. Một cách ghi
nhận công lao của một “người Hà Nội” đã sống và làm việc miệt mài suốt nửa thế
kỷ ở miền Nam và đã để lại một di sản đáng quý góp một phần không nhỏ vào nền
văn hóa nước nhà.
Và
với riêng tôi, Nguyễn Hiến Lê còn để lại biết bao niềm trân trọng và trìu mến để
tôi được “Nhớ đến một người” giữa “mùa hoa sữa về thơm
từng ngọn gió” của Hà Nội hôm nay.
(ĐHN)
…………………………………………….
(1) Hồi
ký Nguyễn Hiến Lê
No comments:
Post a Comment