Ngu Yên
Trịnh Công Sơn & Khánh Ly
Ngu Yên
Khánh Ly
khóc.
Tôi bất ngờ.
Mọi người
chưa nghĩ ra.
300 cái đầu,
600 trăm con mắt, 600 trăm lỗ tai, 300 hơi thở đều im lặng. Một cảnh tượng hoàn
toàn đồng cảm. Tâm trạng
nặng nề trong bóng tối tràn ngập cả thính đường.
Lúc đó, sân
khấu kéo màn. Hậu cảnh sáng dần lên, thấy tấm hình lớn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
đang cầm cây đàn
thùng, tay kia quàng qua mái tóc Khánh Ly.
Nét mặt ông
chìm đắm vào địa đàng âm nhạc và Khánh Ly trẻ như thời còn chân đất ở quán Tre.
Đèn pha từ
phía xa rọi đến bước chân Khánh ly xuất hiện trong chiếc áo dài đen từ hậu trường.
Khánh Ly khóc. Tôi nghĩ,
dù là ai, trong trường hợp này cũng không thể ngăn cảm xúc sụt sùi.
Kể lại chuyện
ngày tháng cũ. Năm 2000, trong khi các chương trình đại nhạc hội rầm rộ khắp
nơi ở hải ngoại, gây
quỹ, kiếm tiền, vinh danh đủ các lý do. Đây là loại nhạc nhìn, không phải nhạc
nghe.
Chúng tôi
những người yêu nghe nhạc thính phòng trong phong cách recital. Để tận hưởng chất
giọng và nghệ thuật
truyền cảm xúc qua những ca từ chất lượng bởi tài hoa diễn đạt của một ca sĩ. Một
ca sĩ, một chương
trình trong hai giờ trình diễn, Không phải ca sĩ nào cũng thực hiện được. Buổi
nhạc recital đòi hỏi ca sĩ phải có khả năng hát khoảng hai mươi ca khúc với
dương cầm, vỹ cầm, guitar, kèn đồng. Điểm nhấn: Làm sao cho người nghe mê mẩn
không biết chán.
Vì vậy, anh
Nguyễn Cương và Ngu Yên thành lập chương trình nhạc thính phòng (theo nghĩa rộng)
có tên gọi là
“Bạn và Nghệ Sĩ.” Chúng tôi say mòng, trôi nổi, vui buồn được hai mươi hai
chương trình với hầu hết
những ca sĩ có khả năng dài hơi, đam mê, chinh phục và đồng cảm với khán giả.
Nghĩ lại còn thấy
lòng nao nức.
Khánh Ly
hát nhạc Trịnh Công Sơn là chương trình Bạn và Nghệ Sĩ thứ 6. Mỗi chương trình
thường được dàn dựng,
tập tành, để tiếp cận hoàn tất cần khoảng ba tháng chuẩn bị. Dự định thực hiện
vào cuối tháng
Năm, chúng tôi bắt đầu thực thi chương trình Khánh Ly-Trịnh Công Sơn vào tháng
Ba năm 2001, với
chủ đề: Như Cánh vạc bay.
Sau khi mướn
thính đường thính phòng của đại học Saint Thomas, nằm ngay trung tâm phố
Houston. Đẹp và sang
với không khí cổ kính của đại học tôn giáo, dưới những tàng cây sồi trăm năm, mọc
nhánh nối lại với
nhau. Bên trong, sân khấu tròn sâu xuống, khán giả ngồi vòng cung, ghế cấp cao
dần lên. Âm thanh, ánh
sáng, tân thời với 300 trăm chỗ ngồi.
Quảng cáo
đưa lên, vé bán thong thả, đột nhiên, tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời ngày 1
tháng Tư năm 2001. Mọi
chuyện thay đổi. 300 trăm vé tự động bốc khói. Vì buổi nhạc sẽ diễn ra từ 2 giờ
trưa đến giờ chiều,
nên chúng tôi có khoảng thời gian còn lại.
Ban tổ chức
hỏi ý Khánh Ly. Đúng là con người chịu chơi. Nàng đồng ý, chơi luôn. Xuất thứ
hai bắt đầu từ 6 giờ đến
9 giờ đêm.
Chịu chơi?
Đúng. Hát 40 bài trong một buổi chiều, chịu chơi chỉ là danh từ chưa đủ nghĩa.
Có bao nhiêu ca sĩ dám
chơi một loạt 40 bài trong sáu giờ đồng hồ? Nghỉ một giờ ở giữa, xúm nhau ăn
chiều to go.
Chùi miệng
chưa xong phải lên giàn thử điều chỉnh âm thanh. Và khách đã tấp nập hàng dài
chờ mở cửa.
Một kiểu
nào đó, Khánh Ly mang phong thái bất cần đời vào tiếng hát vì vậy mới nổi bật
trong Một Cõi Đi Về, Phôi
Pha, Đàn Bò Vào Thành Phố…Chất giọng nhân sinh tiêu điều trong nhạc Trịnh hòa hợp với chất giọng
rã rời, mệt mỏi, vô chừng thời chiến, khiến cho nhạc Trịnh qua tiếng hát Khánh
Ly là một đồng cảm độc
đáo. Dù sau này, nhiều giọng ca trẻ thể hiện nhạc trịnh qua nhiều kiểu mẫu và
phong cách khác
nhau: hay, nghe thấm thía nhưng cái chất giọng khàn nhựa kia vẫn không lấy gì
thay thế. Theo tôi, cụm từ “Khánh Ly hát Nhạc Trịnh Công Sơn” là một điều gì
mang tính văn hóa. Tại sao?
Khi tôi một
mình trở về trên đường phố khuya, Kyoto tắt đèn cũng buồn như phố Qui Nhơn. Tôi
nghe trong tôi
tiếng hát: “Khi bước chân ta về, đêm khuya nhìn thành phố, thành phố hoang vu,
như một lần0 qua cuộc
tình. Làm sao em biết đời sống buồn tênh…” Cảm tưởng đó đã chìm trong máu, chỉ
chờ một rung động
khêu gợi, cảm xúc hiện lên và đến với tiếng hát Khánh Ly, không phải của ai
khác.
Những cảm
xúc bất chợt trong những hoàn cảnh ngẫu nhiên kèm theo hình ảnh, lời nói, làm
rung cảm tâm hồn, ai
cũng có trải qua. Và những lẩm bẩm ca từ của Trịnh trong trí tưởng thì rất nhiều,
nhất là những bạn
cùng một thế hệ với tôi hoặc trẻ hơn.
Về biển,
đôi khi gặp Biển Nhớ-Khánh Ly. Mệt mỏi đời sống lại nghe Khánh Ly-Một Cõi Đi Về.
Bạn có thấy trong
nhiều cảnh sống, tự động trong thâm tâm chúng ta vang lên câu nhạc, câu thơ, dường
như chúng nó đã
là một phần đời của mỗi người. Văn hóa đó làm cho đời thêm đẹp và hay.
“Bạn và Nghệ
Sĩ thứ 6” thay đổi chủ đề cho phù hợp với hoàn cảnh. “Như Một Lời Chia Tay” ra
đời. 300 vé nữa cũng
cháy. Khách nghe từ New Orleans lái xe lên, từ Dallas lái xe qua, không còn chỗ
ngồi. Họ tình nguyện
mua vé nhưng đứng xem.
Rồi trưa Chủ
Nhật ngày 25 tháng Một, trên sân khấu âm u. Đèn pha từ phía xa rọi vào góc phải
hậu trường,
Khánh ly bước ra trong chiếc áo dài đen. Khánh Ly đang khóc. Tôi nghĩ, dù là
ai, trong trường hợp này
cũng không thể ngăn cảm xúc sụt sùi.
Trịnh Công
Sơn và Khánh Ly không phải chỉ là nhạc sĩ và ca sĩ; họ là hai thầy trò, anh Sơn
đàn và hướng dẫn Ly hát theo đúng ý nhạc, giải thích vì sao, lúc nào phải chìm
sâu vào ca từ, làm sao để vượt qua ca sĩ để trở thành nghệ sĩ của âm nhạc; họ
là hai anh em gắn bó trên con đường trải nghiệm nhạc và tiếng hát đến
cho một thời đại chết chóc, tang tương, cho những thế hệ trẻ ngẩn ngơ thất lạc;
mối tình đó lớn hơn
tình yêu. Bỗng dưng, người anh qua đời.
Bỗng dưng
chương trình hát ca ngợi nghệ thuật trở thành chương trình tưởng niệm. Bất ngờ.
Bất ngờ hơn nữa,
khi bước ra sân khấu, việc đầu tiên là nhìn thấy tấm poster lớn được chiếu lên
màn ảnh với cả một trời kỷ niệm. Nhìn thấy người thầy, người anh, người bạn đồng
hành, nay không còn nữa. Tôi nghĩ, dù là ai, trong lúc đó, không thể không rơi
nước mắt.
Sau một khoảng
im lặng, im lặng hoàn toàn, mọi người đều tôn trọng giây phút thiêng liêng đó.
Trong cương vị là
người giới thiệu chương trình, tôi thật sự không biết phải làm gì. Cảm giác vừa
buồn, vừa sung sướng,
vừa lo lắng, vừa muốn bước ra bắt đầu chương trình, vừa muốn đứng lại, không muốn
phá vỡ giây
phút thăng hoa này.
Trong khi
bên trong thính đường im lặng, bên ngoài thính đường, bên kia sân đại học, loa
cầm tay hô hào, ồn ào,
đả đảo, náo loạn. Một số đồng bào người Việt tổ chức chống lại buổi nhạc Trịnh
Công Sơn vì lý do chính trị và cùng số phận, họ tẩy chay Khánh Ly. Họ đến rất sớm,
trước khán giả, giăng biểu ngữ, phất phới cờ cầm tay, nhưng chỉ được đứng bên
kia đường hò hét, vì cảnh sát ngăn chận không cho họ tràn qua. Quang cảnh rối
loạn. Nhưng người nghe vẫn sắp hàng từ từ vào cửa.
Trong khoảng
im lặng tôn nghiêm đó. Chưa ai biết phải làm gì. Đột nhiên, lẻ loi một tiếng vỗ
tay vang lên. Trăm
trăm tiếng vỗ vang lên. Ngàn ngàn tiếng vỗ nối tiếp. Tiếng vỗ của tình cảm
thông, tiếng vỗ của lòng đồng
cảm. Tiếng vỗ của tình yêu nhạc. Tiếng vỗ của những tâm hồn mất mất tìm gặp lại nhau trong
một buổi chiều kỳ diệu.
Buổi nhạc bắt
đầu trong cảm giác vui buồn lẫn lộn, bát ngát những say mê. Chiều đó Khánh Ly
hát 40 bài mà
không phải hát. Đó là tiếng kêu, tiếng gọi làm sống lại một thời dĩ vãng; làm
say sưa 600 khán giả; làm cho nhiều
người già còn nhắc lại chuyện hôm xưa: Chiều đêm đó, Như một lời chia tay,
Khánh Ly và các bạn
nghệ sĩ đã từ giã Trịnh Công Sơn trong lời ca xa xăm, sâu thẳm của bóng đêm:
Có nụ hồng
ngày xưa rớt lại
Bên cạnh đời
tôi đây
Có chút
tình thoảng như gió vội
Tôi chợt
nhìn ra tôi
Tiếng thì
thầm từng đêm nhớ lại
Ngỡ chỉ là
cơn say
Đoá hoa
vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời
chia tay
(Như Một Lời
Chia Tay. TCS.)
NGU YÊN
Houston. 19
tháng 2 năm 2025.
No comments:
Post a Comment