Trần
Hoài Thư
Napkin, trang báo hai vật thể vô giá
trị, nhưng có khi là cần thiết. Như những máy in thổ tả của Thư Ấn Quán
chúng tôi. Vậy mà đã giúp TQBT sống đến năm thứ hai mươi rồi đó.
THT
*Nguồn: Đọc thấy trên email
Tranh
trên giấy báo. Thân Trọng Minh
Họa sĩ Đinh Cường, thường vẽ và làm thơ trên những tờ napkin, không phải vì ông lập dị, khác đời hoặc vì ông có thói quen, nhưng vì, napkin là một chiếc phao đến vào lúc ông cần để diễn dạt. Mà những ý thơ hay những xúc động thường xảy đến khi ta gặp bạn bè, hay khi cô đơn bên ly cà phê trong một quán ăn hay một tiệm cà phê chẳng hạn. Khi ấy, đâu có computer để đánh vào keyboard, đâu có giấy croquis để phác họa chân dung một người bạn. Chỉ có những tờ napkin có sẵn trên bàn. Nói nôm na là những tờ giấy lau chén, lau muỗng, đũa, hay chùi miệng. Chúng mới là cưu tinh. Chúng xuất hiện đúng lúc, như một ân nhân, vì nếu không, ý thơ sẽ bay mất, hay nét vẽ kia cũng sẽ vô vọng, lúc người họa sĩ đã tìm thấy một nỗi xúc động trước người bạn của mình.
May mắn cho đời là có người biết giá trị của tờ napkin mà xem như báu vật. Người ấy đã giữ hộ cho người nghệ sĩ.
Hôm nay, qua Email, họa sĩ Thân Trọng Minh đã kèm 4 bức tranh của anh,
trong đó có hai bức trên trang báo in. Thời đại dich cách ly, cấm đoán...
làm gì bạn ta có được tự do ra tiệm mua khung canvas, sơn dầu, bột
màu... nhưng hai búc tranh ấy đã làm tôi xúc dộng, Trên trang báo chữ
lem luốc mà người đời xem xong là vất bỏ, một công trình nghệ
thuật đã mọc lên, kết hoa, kết trái. Backgound là mây xám. là những tín
hiệu ghi băng một bản tin liên quan đến đại dịch, làm nội bật những con
cá trên khay. Màu không nóng, sáng mà trái lại là màu rất lạnh. Mùa đại
dịch cái gì cũng buồn, cũng u ám, làm sao mà vui đươc.THT
No comments:
Post a Comment