Nguyên
Giác
Tập thơ The Buddha in Jail của Cuong Lu.
Bên trong các bức tường trại giam, luôn
luôn là những hoàn cảnh rất buồn của những người trải qua một thời bất trắc
gian nan. Nhưng cũng từ sau các chấn song sắt, thi ca và Thiền chánh niệm đang
trở thành niềm vui mới cho rất nhiều tù nhân. Trong các nhà thơ mặc đồng phục
nhà tù Hoa Kỳ đó, có những người gốc Việt --- có người viết bằng tiếng Việt, có
người viết tiếng Anh. Trong các hoàn cảnh đặc biệt đó, nổi bật nhất trong nền
thi ca quốc tế là một nhà thơ Hoa Kỳ, gốc Mễ Tây Cơ và bản xứ da đỏ Apache: Jimmy
Santiago Baca, vào tù năm 13 tuổi mới bắt đầu học chữ, và rồi có cơ duyên học
Thiền, bây giờ là một nhà thơ lớn với nhiều giải thưởng.
Nhà thơ Jimmy Santiago Baca đọc thơ.
Tạp chí NPQ gọi đó là nền văn học nhà tù,
qua bài viết nhan đề “A Growing Literary Genre with Deep Nonprofit Ties: Prison
Literature” (Một Thể Loại Văn Học Đang Phát Triển với Quan Hệ Bất Vụ Lợi: Văn
Chương Nhà Tù) (1) của tác giả Eileen Cunniffe hôm 27/2/2020.
Trong bài có nói về nhà thơ Chu Ngoc Tu
Nguyen, 48 tuổi, bị giam ở Michigan từ năm 1999. Nguyen cho biết, anh hy vọng
thơ của anh, viết bằng tiếng Việt và được dịch sang tiếng Anh, có thể giúp những
người nơi thế giới tự do hiểu về những gian nan của người ngoại quốc bị giam
trong một vùng đất không phải quê hương. Anh sẽ được ra khỏi nhà tù vào năm
2030.
Bài thơ nhan đề Withering Life (bản gốc tiếng Việt là: Tàn Đời) của Chu Ngoc Tu
Nguyen được Phạm Thu Uyên dịch sang tiếng Anh và đăng trong A World Without Cages, một tuyển tập văn
học của tù nhân Hoa Kỳ ấn hành bởi hội Asian American Writers’ Workshop (AAWW),
một tổ chức bất vụ lợi bản doanh ở New York City.
Thơ Chu Ngọc Tu Nguyen, bản tiếng Anh, do
Phạm Thu Uyên dịch, với sáu câu đầu như sau:
Tonight,
surrounded by the walls of a prison,
there is a traveller who is hugging his sorrow.
Many years wandering the underworld
bringing misfortune to other beings
only to fall into the hands of law
one winter night, wrists in handcuffs…
there is a traveller who is hugging his sorrow.
Many years wandering the underworld
bringing misfortune to other beings
only to fall into the hands of law
one winter night, wrists in handcuffs…
Đó là dịch từ bài thơ “Tàn Đời” dài 28
câu theo thể lục bát, với sáu câu đầu là (bản gốc có lỗi dấu hỏi/ngã, nơi đây
được hiệu đính; nhưng sẽ không sửa lỗi gieo vần):
Đêm
nay giữa chốn lao tù
Có người lữ khách ngồi ôm nỗi sầu
Bao năm phiêu bạt giang hồ
Mang niềm bất hạnh cho người thế gian
Để rồi một tối mùa đông
Sa cơ luật pháp mang còng vào tay…
Có người lữ khách ngồi ôm nỗi sầu
Bao năm phiêu bạt giang hồ
Mang niềm bất hạnh cho người thế gian
Để rồi một tối mùa đông
Sa cơ luật pháp mang còng vào tay…
Bản tin nói rằng ấn hành các tác phẩm văn
học của tù nhân không phải chuyện mới lạ, Trung Tâm Văn Bút Hoa Kỳ (PEN
America) đã thực hiện Prison Writing Program (Chương Trình Viết Trong Tù) từ
năm 1971. Chương trình toàn quốc này cung cấp miễn phí các sách cẩm nang cầm
bút tại các nhà tù, bảo trợ các giải thi văn học trong tù thường niên, và có tới
250 nhà văn tình nguyện hướng dẫn các tù nhân viết văn. Một trong những điển
hình nổi tiếng là tạp chí San Quentin News, một ấn phẩm viết và ấn hành bởi các
tù nhân trại San Quentin đã phát hành từ năm 1940. Tạp chí này mỗi tháng phân
phát tới hơn 35 trại tù tiểu bang California.
Cũng có một số chương trình văn học nhà tù
nổi tiếng khác, như tổ chức The Prisons Foundation đăng các sáng tác tù nhân
lên mạng, và in các sách tuyển tập. Hay, trang lưu trữ dữ kiện The American
Prison Writing Archive là tuyển tập trên mạng các bài viết phi-tiểu-thuyết (nonfiction)
của các tác giả bị giam trong tù, cũng như nhân viên nhà tù và người thiện nguyện.
Một trường hợp khác, nhưng viết bằng tiếng
Anh: Hoang Vu Tran, sinh tại Việt Nam năm 1972. Khi Tran mới 7 tuổi, gia đình
sang Mỹ định cư, tại Houston. Năm 1997, Tran bị kết tội tấn công bạo lực với vũ
khí có thể làm chết người và bị kêu án 60 năm tù. Tran đã bị giam ở Texas trong
21 năm qua.
Bài viết của Hoang Vu Tran nhan đề “My
Name is Chino” (Tên Tôi Là Chino) đăng trong tuyển tập A World Without Cages của
hội AAWW. Mấy đoạn đầu sẽ được dịch như sau:
“Tên
tôi là Chino
Tặng
Thảo, bạn tôi
Tôi
ngồi đây, bây giờ, do dự viết bài này, vì tôi không phải nhà văn và không tự nhận
là nhà văn. Thực ra, tôi không học cao. Tôi rời bỏ trung học khi học lớp 9, vì
tôi không thể ngồi trong lớp trong khi các bạn tôi ở ngoài đang vui chơi, ngồi
trên xe của người khác. Tôi không bao giờ đoán được trong một triệu năm chữ ngờ
rằng những bộp chộp của tôi đã biến đổi đời tôi vĩnh viễn.
Lý do duy nhất tôi viết bài này vì tôi được
khích lệ từ một người tin rằng tôi có thể viết. Chính người tôi quan tâm đã yêu
cầu tôi cầm bút. Tôi đã nhận thức xuyên qua những bi kịch của đời hay của những
thời đểm gay go, những người xuất hiện nơi đó chính là những người yêu thương
tôi chân thực. Thảo là bạn thân nhất của tôi, là một trong những người đó. Từ
ngày tôi gặp cô này, thay vì bỏ chạy xa, nàng đã chạy về hướng tôi. Vì ngày
sinh nhật của nàng sắp tới, tôi viêt bài này như món quà tặng nàng. Tôi gặp khó
khăn để nêu lên tiếng nói của tôi, để kể về kinh nghiệm của tôi, và ghi lại
quan điểm của tôi. Xin hiểu rằng viết là một việc rất khó cho tôi.
Là một người gốc Á, tôi được dạy từ thuở
nhỏ là đừng bao giờ nói về những chuyện xấu xa, hay về những nỗi đau khổ trong
gia đình và người thân của mình. Tôi nhớ một sự kiện. Trong thời tôi mới lớn, nhà
chúng tôi có hai con thỏ. Một hôm từ trường về nhà, tôi thấy cha tôi và các bạn
của ông đang ăn thịt chúng. Khi hàng xóm hỏi chúng tôi là hai con thỏ đâu rồi,
anh tôi buột miệng nói cha tôi ăn thịt chúng rồi. Thấy cái nhìn trên khuôn mặt
cha tôi, tôi biết là chuyện này không nên nói ra. Không phải là ba mẹ chúng tôi
hay người thân bảo chúng tôi chớ nói các chuyện này, nhưng chỉ là luật hiểu ngầm
trong văn hóa Châu Á. Nghĩa là, chúng tôi luôn luôn muốn “giữ thể diện” – do vậy
tôi do dự kể chuyện vì tôi không muốn bị la rầy.
Thế này, tên tôi là Chino. Đó không phải
tên thật, mà là một tên gọi gán cho tôi và vài trăm người như tôi trong trại tù
Texas. Vâng, tôi được gọi tên theo một cái quần. Tôi được kể rằng trong ngôn ngữ
Tây Ban Nha, chữ Chino có nghĩa là Chệt, hay người Trung Hoa, mà tôi chẳng phải
người Hoa đâu. Tôi là một người Việt, lớn lên hầu hết đời tôi từ Houston, một
thị trấn dơ bẩn phía nam Hoa Kỳ. Trong 21 năm qua, tôi bị tiểu bang Texas chôn
vùi, hay bị tống giam…” (2) .
Tỳ kheo Thích Thiện Tâm, tuyên úy nhà tù.
Trong trại tù, niềm vui không chỉ là thơ
và văn, mà còn là Thiền tập.
Nổi tiếng trong giới thiện nguyện vào nhà
tù dạy Thiền chánh niệm và Thiền tâm từ cho tù nhân tại California và Arizona
là Thầy Thích Thiện Tâm, đã hoàn tất học vị Tiến sĩ Phật học tại trường
University of the West, miền Nam California, năm 2013.
Trong một buổi nói chuyện tháng 6/2018 tại
Viet Bao Gallery ở thành phố Westminster, California, Thầy Thích Thiện Tâm đã
nói về việc làm tuyên úy và dạy Thiền tỉnh thức trong các trại giam cho tù
nhân. Thầy Thích Thiện Tâm đã thường xuyên vào hướng dẫn tù nhân trong nhiều trại tù California và
Arizona, và thấy trại nào cũng có người Việt trong đó.
Trước đó, nhà báo Đoàn Hưng (SBTN) trong
một bài viết năm 2016 kể rằng tại Nam California có một tổ chức thiện nguyện,
chuyên đến các trại tù Tiểu Bang Nam Cali để hướng dẫn cách sống thiền cho tù
nhân. Những lợi ích nhóm đem lại cho những người tù, cũng như cho xã hội thật
to lớn. Engaged Buddhist Alliance (EBA- tạm dịch: Liên Minh Phật Giáo Dấn Thân)
là một tổ chức thiện nguyện vô vụ lợi của Hoa Kỳ. Những người thành lập và
thành viên hầu hết là người Mỹ trắng, chỉ có Tỳ Kheo Thích Thiện Tâm (De Hong)
là người Việt gốc Hoa.
Bản tin ghi lời Thầy Thích Thiện Tâm rằng
khi nhìn sâu sắc để hiểu và thương,
chúng ta có thể nhận ra nhiều tù nhân chỉ là nạn nhân đáng thương của xã hội,
hơn là những tội phạm nguy hiểm đáng bị trừng phạt. Nhiều gia đình trong cộng đồng
người Việt chúng ta cũng đã có thể rơi vào tình trạng đáng thương này. Là một
dân tộc mới di dân sang Mỹ, nhiều gia đình Việt đã từng có cảnh cha mẹ đều đi
làm, bỏ mặc con cái cho nhà trường giáo dục. Các em thanh thiếu niên mới sang một
xã hội, mới lạ về văn hóa, nên bị lạc lõng. Lúc đó, chỉ cần những phần tử xấu
trong xã hội đến dụ dỗ là các em dễ bị sa ngã, trở thành nạn nhân của tội ác.
Luật pháp Hoa Kỳ qui định việc mua bán ma túy có thể lãnh án tù từ 20 năm đến
30 năm. Từ khoảng năm 1993 đến 2012, luật pháp qui định cứ 3 lần phạm tội ăn cắp
vặt thì sẽ lãnh án chung thân. Những dạng tội danh như vậy đối với thanh thiếu
niên quả là quá khắc nghiệt, bất kể hoàn cảnh nào đã đưa đẩy các em phạm tội, bất
kể các em chỉ là nạn nhân của sự thiếu chăm sóc từ phía gia đình. Theo thầy Thiện
Tâm, khoảng hơn một ngàn phạm nhân trong các trại tù Cali là người gốc Á. Rất
nhiều trong số họ là người gốc Việt ở mọi độ tuổi, từ thanh thiếu niên đến
trung niên.
EBA đem ánh sáng Phật Pháp đến không chỉ
cho tù nhân Việt Nam, hay gốc Á, mà cho cả những sắc tộc khác. Khoảng 200 tù
nhân đã tham dự các khóa hướng dẫn Phật Pháp của EBA, chỉ có hơn 20 người là gốc
Việt và gốc Á. Điều đầu tiên họ được nhắc nhở là họ vẫn là những con người, với
đầy đủ nhân tính. Họ vẫn có khả năng trở lại thành những con người bình thường
xã hội sau này, nếu được đối xử và giáo dục đúng mực. Tại các buổi học, tù nhân
được hướng dẫn phương pháp thiền chánh niệm, phương pháp sống tỉnh thức. Những
phương pháp này giúp cho tù nhân tìm được hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại,
cho dù đó là giây phút ở trong chốn lao tù. Các phạm nhân được hướng dẫn cách
làm hòa với chính bản thân mình, nhận ra nguyên nhân dẫn đến những tuyệt vọng,
giận dữ, căm thù, tham dục… trong tâm thức của mình, vốn là nguyên nhân dẫn đến
những hành động phạm pháp. Nhìn vạn vật có sự tương liên mật thiết với nhau, những
người tù sẽ có cái nhìn cảm thông, tha thứ với mọi người và với chính bản thân
mình. Việc chữa lành những vết thương trong nội tâm của người tù nhờ vậy mà khởi
lên và phát triển.
Lợi ích của việc học cách sống thiền
trong tù đem lại những kết quả to lớn, có thể thấy ngay trước mắt. Thầy Thiện
Tâm cho biết những tù nhân theo học với mình có những tiến bộ vượt bực về vấn đề
tâm linh. Khó có thể hình dung họ sẽ tái phạm tội trong tương lai. Một thống kê
chỉ ra rằng những phạm nhân tham gia những khóa giáo dục tương tự, thì khả năng
tái phạm tội khi được thả về giảm đến 43%. Và 1 USD bỏ ra cho những chương
trình giáo dục trong nhà tù, sẽ tiết kiệm được 5 USD cho nhà tù trong tương lai
trong chi phí giam giữ các tù nhân.
Trong khi đó, tại Châu Âu, một người gốc
Việt nổi tiếng trong giới thiện nguyện dạy Phật pháp trong tù là Cuong Lu. Bản
thân cư sĩ Cuong Lu cũng là một nhà văn: ông đã xuất bản sách nhan đề “The
Buddha in Jail” (Đức Phật Trong Tù) --- nội dung về Phật học và về kinh nghiệm
hoằng pháp trong tù.
Cuong
Lu, tuyên úy nhà tù Hòa Lan.
Cuong Lu sinh năm 1968 ở Nha Trang, Việt
Nam, định cư tại Hòa Lan cùng gia đình năm 1980 Lu học chuyên ngành Đông Á tại
University of Leiden, và năm 1993 thọ giới xuất sĩ tại Làng Mai, Pháp quốc, dưới
hướng dẫn của Thầy Nhất Hạnh, và năm 2000 được công nhận là bậc giáo thọ. Năm
2009, Cuong Lu rời Làng Mai, về đời thường ở Hòa Lan, nơi cùng 5 người đồng sự
thiết lập chương trình Buddhist Spiritual Care Program trong hệ thống nhà tù
Hòa Lan; năm 2015, tốt nghiệp Thạc Sĩ chuyên ngành Buddhist Spiritual Care (Phật
Học Ứng Dụng Chăm Sóc Tinh Thần) tại đại học Vrije (“Free”) University ở
Amsterdam. Từ đó, Cuong Lu hướng dẫn những khóa tu và thuyết pháp tại nhiều quốc
gia, và là tác giả 4 sách tiếng Việt
và một sách tiếng Hòa Lan.
Việc làm chính thức của Cuong Lu là tuyên
úy trong các trại tù Hòa Lan, nơi tù nhân được chính phủ cho một giờ đồng hồ/tuần
để “chăm sóc tâm linh” trong khu vực nhà tù gọi là Silent Center (Trung Tâm Tịch
Lặng). Chính trong các giờ tiếp xúc tù nhân như thế, Cuong Lu đã dạy về căn bản
Phật học và hướng dẫn Thiền tập.
Trong khi đó, tuyệt vời là Jimmy
Santiago Baca (thường được gọi tắt là Baca), từ trong tù mới bắt đầu học chữ và
học Thiền, nhiều năm sau trở thành một nhà thơ nổi tiếng của Hoa Kỳ, trong khi
bản thân ông thường xuyên được mời đi thuyết trình có khi về thơ văn, có khi về
Thiền tập.
Nhà thơ Baca sinh ngày 2 tháng 1/1952 tại tiểu bang New
Mexico, mang trong người dòng máu Mễ Tây Cơ và thổ dân da đỏ Apache. Ba mẹ rời
bỏ khi Baca mới 2 tuổi, và một người bà (nội hay ngoại) đón về nuôi, khi Baca
được 5 tuổi thì đưa vào trại mồ côi. Năm 13 tuổi, Baca trốn ra bụi đời, sống
trên đường phố, tới năm 21 tuổi thì bị bắt vào tù về tội ma túy. Trong khi ở tù,
Baca tự học đọc, viết và làm thơ, gửi thơ tới tạp chí Mother Jones và thi tập đầu
tiên được tạp chí này xuất bản và phát hành. Baca nằm tù 6 năm rưỡi, trong đó
có 3 năm biệt giam. Trong thời gian ở tù, Baca cũng bán thơ cho các bạn tù để đổi
lấy thuốc lá.
Năm 1979, tuyển tập thơ “Immigrants in
Our Own Land” của Baca được nxb đại học Louisiana State University Press ấn
hành. Từ đó tới giờ, JSB ấn hành hàng chục tập thơ khác. Năm 1987, tập thơ xuôi
nửa-hư-cấu, nửa-tự-truyện nhan đề “Martin & Meditations on the South
Valley” thắng giải thưởng American Book Award về thơ, và nổi tiếng quốc tế từ
đó, và năm 1989 thắng giải Hispanic Heritage Award về văn chương. Từ đó, Baca mở
ra các buổi hướng dẫn sáng tác cho cả trẻ em và người lớn, tại nhiều trường tiểu
học và trung học, tại nhiều đại học và trong nhiều nhà tù.
Baca có bằng Cử Nhân Anh văn, và được
trao bằng Tiến sĩ Danh dự về Văn chương từ đại học University of New Mexico.
Năm 2004, ông thành lập hội bất vụ lợi Cedar
Tree, Inc., để hỗ trợ các buổi hướng dẫn sáng tác văn học trong tù, xuyên qua
tiền quyên góp từ thiện. Bên cạnh các buổi dạy viết, Cedar Tree đã thực hiện 2
phim tài liệu. Cedar Tree nhận các cựu tù nhân vào làm thực tập sinh.
Trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí
Kenyon Review, ấn bản ngày 8/8/2017, nhà thơ Baca tâm sự với nhà văn K.E. Ogden
rằng: “Bạn biết đó, tôi thực tập Zen của Phật giáo, và tôi biết Thiền tập này tốt
lành; tôi biết thế nào là quân bình; tôi biết cái gì đúng và cái gì sai…”
Thỉnh thoảng, nhà thơ Baca cũng thuyết
pháp tại một số trung tâp Thiền tập. Trong bài viết vào tháng 3/2010 trên mạng
của Trung tâm Thiền tập Upaya Zen Center, nơi có chương trình tuyên úy nhà tù
Buddhist Chaplaincy Program, cho biết vào cuối tháng 3 nơi trung tâm UZC đã có
buổi lễ tốt nghiệp cho 13 tuyên úy trại giam, và nơi đó đang huấn luyện 43 sinh
viên khác cho ngành tuyên úy. Dịp đó, nhà thơ Jimmy Santiago Baca là một trong
ba diễn giả thuyết pháp tại Upaya Zen Center.
Nhà thơ Baca tự nhận định rằng tuy ông
say mê các nhà thơ Nga, nhưng ông viết theo văn phong riêng trong dòng máu của
ông, người Chicano (Mỹ gốc Mễ Tây Cơ), và “Tôi tìm cách viết để có thể vinh
danh người bà (nội/ngoại) của tôi bằng cách bày tỏ kinh nghiệm của bà. Một người
bà chưa bao giờ được trả lương cao hơn 1 đôla/ngày khi gặt hái trên cánh đồng.
Sáng tác tôi khởi từ ban đầu là một vinh danh những người bị câm lặng vì áp bức.
Việc tôi là là tự đứng trên chân của mình và bước tới, và tôi làm như thế xuyên
qua ngôn ngữ.”
Sau đây là bản dịch bài thơ nhan đề I Am
Offering this Poem (Tôi Tặng Bài Thơ Này). Nên ghi nhận, chữ “to you” có thể dịch
là “tặng em” hay “tặng bà” hay “tặng bạn”… Nơi đây, sẽ dịch là “tặng em”…
.
TÔI
TẶNG BÀI
THƠ NÀY
Thơ
JIMMY SANTIAGO BACA
Tôi tặng bài thơ này
cho em,
vì tôi không có gì khác để tặng.
Hãy giữ nó như một áo choàng ấm
khi mùa đông tới vây phủ em,
hay như một đôi vớ dầy
hơi lạnh không thể cắn xuyên qua,
vì tôi không có gì khác để tặng.
Hãy giữ nó như một áo choàng ấm
khi mùa đông tới vây phủ em,
hay như một đôi vớ dầy
hơi lạnh không thể cắn xuyên qua,
Tôi yêu em,
Tôi không có gì khác
để tặng em,
do vậy đây là một nồi đầy những bắp vàng
để làm em ấm bụng trong mùa đông,
nó là chiếc khăn để trùm đầu em, để mang
trên mái toc em, để buộc quanh khuôn mặt em.
do vậy đây là một nồi đầy những bắp vàng
để làm em ấm bụng trong mùa đông,
nó là chiếc khăn để trùm đầu em, để mang
trên mái toc em, để buộc quanh khuôn mặt em.
Tôi yêu em,
Hãy giữ nó, trân trọng
bài thơ này như em có thể
nếu em đi lạc, cần dò hướng đi
trong hoang dã, đời sống trở thành khi già dặn;
và trong góc ngăn tủ của em,
ẩn giấu như một chòi gỗ hay căn lều
trong cây dầy đặc, hãy tới gõ cửa
và tôi sẽ trả lời, sẽ chỉ em hướng đi
và để em tự sưởi ấm bằng lửa này
nghỉ ngơi bên lửa này, và làm em cảm thấy an toàn
nếu em đi lạc, cần dò hướng đi
trong hoang dã, đời sống trở thành khi già dặn;
và trong góc ngăn tủ của em,
ẩn giấu như một chòi gỗ hay căn lều
trong cây dầy đặc, hãy tới gõ cửa
và tôi sẽ trả lời, sẽ chỉ em hướng đi
và để em tự sưởi ấm bằng lửa này
nghỉ ngơi bên lửa này, và làm em cảm thấy an toàn
Tôi yêu em
Thơ này là tất cả những
gì tôi phải tặng
và tất cả những gì bất kỳ ai cần để sống
và tiếp tục sống bên trong
khi thế giới ngoài kia
không còn bận tâm dù em sống hay chết
hãy nhớ rằng
và tất cả những gì bất kỳ ai cần để sống
và tiếp tục sống bên trong
khi thế giới ngoài kia
không còn bận tâm dù em sống hay chết
hãy nhớ rằng
Tôi yêu em.
(Trong
thi tập “Immigrants in Our Own Land and Selected Early Poems”)
.
Bài thơ sau đây cũng là điển hình văn
phong Baca, nhan đề “Into Death Bravely” (Vào Cái Chết Một Cách Can Đảm), hình ảnh
mùa đông là chiêm nghiệm cái chết, có thể hiểu theo tinh thần Phật giáo là niệm
tử, hoặc tổng quát hơn, là đối diện Khổ đế..
CAN
Đ ẢM BƯỚC VÀO CÁI CHếT
Thơ
JIMMY SANTIAGO BACA
Mùa đông
xô ngã cái khiên trắng lớn của chàng
quăng rớt xuống đất,
bẻ gãy những cành mỏng từ các cành cây xoắn
và rồi hú lên
nơi phía bắc của Black Mesa
một tiếng cười sâu và trầm.
Bởi vì chàng
chúng tôi phải bán gia súc của mình
gia súc phải ủi tuyết để tìm rơm
Đã sống trọn đời chàng
trong vài tuần lễ nữa
chậm và ưu tư, chàng đã bước đi xa
kéo cái khiên khảm bạc
xuống các cành cây
và trên mặt đất
chàng tiếp tục bước đi chậm rãi
vào cái chết
một cách can đảm.
xô ngã cái khiên trắng lớn của chàng
quăng rớt xuống đất,
bẻ gãy những cành mỏng từ các cành cây xoắn
và rồi hú lên
nơi phía bắc của Black Mesa
một tiếng cười sâu và trầm.
Bởi vì chàng
chúng tôi phải bán gia súc của mình
gia súc phải ủi tuyết để tìm rơm
Đã sống trọn đời chàng
trong vài tuần lễ nữa
chậm và ưu tư, chàng đã bước đi xa
kéo cái khiên khảm bạc
xuống các cành cây
và trên mặt đất
chàng tiếp tục bước đi chậm rãi
vào cái chết
một cách can đảm.
("Into
Death Bravely" từ tuyển tập thơ Black Mesa Poems)
NG
GHI
CHÚ:
(1)
Eileen Cunniffe, NPQ: https://nonprofitquarterly.org/a-growing-literary-genre-with-deep-nonprofit-ties-prison-literature/
(2)
Tran, AAWW: https://aaww.org/my-name-is-chino/
No comments:
Post a Comment