Nhất thiên xuân hứng
thùy gia lạc ? Cả bầu trời Xuân rơi đi
đâu, xuống cửa nhà ai ? Sao chẳng thấy bóng
dáng Tết nhất nơi xóm làng lầm than, đói khổ ?
Nguyễn
Du sinh năm Ất Dậu (1765), cách nay 249 năm, trong một danh gia vọng tộc, phú quý bậc nhất cuối thời vua Lê - chúa Trịnh. Dinh cơ họ Nguyễn ở phường Bích Câu lâu đài
san sát, ngựa xe võng lọng hàng ngày vào ra tấp nập. Tưởng là sung sướng, nhưng tuổi thơ ông chưa được
mấy ngày sum vầy, hạnh phúc thì những tai ương biến cố, vừa việc riêng gia
đình, vừa điêu linh vận nước, đã dồn dập xô đẩy đời ông vào phong ba bão táp. Khi ông vừa lên mười thì cha là Tể Tướng Xuân
Quận Công Nguyễn Nghiễm mất, ba năm sau thì mẹ là bà thứ thất họ Trần cũng lìa
đời. Mồ côi cả cha lẫn mẹ lúc mới 13 tuổi,
ông về ở với người anh cả cùng cha khác mẹ hơn ông đến ba mươi tuổi là Toản Quận
Công Nguyễn Khản. Được mấy năm thì do việc
chúa Trịnh Sâm định bỏ trưởng lập thứ mà sinh ra loạn kiêu binh. Quân Tam Phủ ỷ có công giúp người con trưởng
là Trịnh Khải dành lại được ngôi chúa (1782) nên đâm ra lộng hành quấy phá, giết
hại công thần, cướp bóc nhà dân. Dinh cơ
họ Nguyễn ở phố Bích Câu cũng bị đốt phá.
Bản thân Nguyễn Khản phải lánh về Sơn Tây. Nguyễn Du về nguyên quán Hà Tĩnh, học với người
chú họ là Nguyễn Hành. Năm 17 tuổi nổi
tiếng hay chữ khắp đất Hoan Châu, năm 18 tuổi thi đỗ tam trường, rồi nhân người
cha nuôi làm quan võ ở Thái Nguyên từ trần (1784), ông về đấy thay thế, nhận chức
quan đầu tiên khi mới 19 tuổi, giữa lúc vận nước đang ngày càng lụn bại. Họ Trịnh từ lúc huynh đệ tương tàn đâm ra suy
nhược, không nắm được binh quyền, tướng sĩ không ai còn lòng dạ phò vua, giúp
chúa. Năm 1786 quân Tây Sơn ra Bắc đánh
bại Trịnh Khải, diệt hẳn họ Trịnh ở đất Bắc.
Guồng máy cai trị ở Bắc Hà từ đấy đắm chìm trong hỗn loạn. Vua Lê chỉ có hư vị. Quyền bính hết nằm trong tay Nguyễn Hữu Chỉnh,
lại rơi vào tay Vũ Văn Nhậm. Nhậm sinh kiêu
ngạo lại bị Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc giết chết, trao đất Bắc lại cho Ngô Văn
Sở. Tình hình chính trị
Nguyễn Du lúc bấy giờ mới ngoài 20 tuổi. Ông về lánh nạn ở quê vợ là Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, bắt đầu quãng đời Mười Năm Gió Bụi (1786 – 1795). Người anh của Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh chiêu tập dân chúng ở quê nhà chống lại Tây Sơn bị bắt, và vì không chịu khuất phục nên bị giết chết, nhà cửa họ Nguyễn ở Hà Tĩnh cũng bị đốt phá. Bài Quỳnh Hải Nguyên Tiêu dưới đây được Nguyễn Du viết vào khoảng năm cuối của Mười Năm Gió Bụi. Ông đã cùng dân quê sống trong cảnh lầm than, đói khổ, bệnh này dồn bệnh kia đã ba năm mà không có tiền mua thuốc, tam xuân tích bệnh bần vô dược. Tết nhất đã sang, cái hứng thú, vui tươi của ngày Xuân nhẽ ra phải từ trời rơi xuống mọi nhà, sao lại lạc đi đâu mất ? Đêm mười lăm Tết, trước cảnh đất nước tơi bời, rối loạn, lòng đầy âu lo, buồn khổ, 30 tuổi mà đầu đã bạc trắng, cùng ông đón Tết về trên thôn quê có chăng chỉ riêng mỗi vầng trăng cũ.
Mùa Xuân nhẽ ra cũng đang dạt dào trên non sông Việt Nam. Đêm rằm Nguyên Tiêu năm nay, 220 năm sau Nguyễn Du, mấy kẻ ở quê nhà đang đứng vọng vầng trăng mà xót thương, ai oán cho người dân lành đang bị cường quyền hà hiếp, mà âu lo trước hiểm hoạ ngoại bang đang hung hãn lấn chiếm ? Nơi phương trời xa xôi xin nương ánh trăng mà ngậm ngùi cùng những kẻ đang lâm cảnh đường cùng, vì nhân phẩm công chính mà bị cầm tù, đầy đoạ.
ĐÊM RẰM THÁNG GIÊNG Ở QUỲNH HẢI
Nguyễn Du lúc bấy giờ mới ngoài 20 tuổi. Ông về lánh nạn ở quê vợ là Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, bắt đầu quãng đời Mười Năm Gió Bụi (1786 – 1795). Người anh của Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh chiêu tập dân chúng ở quê nhà chống lại Tây Sơn bị bắt, và vì không chịu khuất phục nên bị giết chết, nhà cửa họ Nguyễn ở Hà Tĩnh cũng bị đốt phá. Bài Quỳnh Hải Nguyên Tiêu dưới đây được Nguyễn Du viết vào khoảng năm cuối của Mười Năm Gió Bụi. Ông đã cùng dân quê sống trong cảnh lầm than, đói khổ, bệnh này dồn bệnh kia đã ba năm mà không có tiền mua thuốc, tam xuân tích bệnh bần vô dược. Tết nhất đã sang, cái hứng thú, vui tươi của ngày Xuân nhẽ ra phải từ trời rơi xuống mọi nhà, sao lại lạc đi đâu mất ? Đêm mười lăm Tết, trước cảnh đất nước tơi bời, rối loạn, lòng đầy âu lo, buồn khổ, 30 tuổi mà đầu đã bạc trắng, cùng ông đón Tết về trên thôn quê có chăng chỉ riêng mỗi vầng trăng cũ.
Mùa Xuân nhẽ ra cũng đang dạt dào trên non sông Việt Nam. Đêm rằm Nguyên Tiêu năm nay, 220 năm sau Nguyễn Du, mấy kẻ ở quê nhà đang đứng vọng vầng trăng mà xót thương, ai oán cho người dân lành đang bị cường quyền hà hiếp, mà âu lo trước hiểm hoạ ngoại bang đang hung hãn lấn chiếm ? Nơi phương trời xa xôi xin nương ánh trăng mà ngậm ngùi cùng những kẻ đang lâm cảnh đường cùng, vì nhân phẩm công chính mà bị cầm tù, đầy đoạ.
Lập Xuân, Giáp Ngọ, 2014
Tô Thẩm Huy
ĐÊM RẰM THÁNG GIÊNG Ở QUỲNH HẢI
Vẫn vầng trăng thuở ấu thời,
Lung linh son sắt, đầy trời
đêm nay.
Xuân rơi, khuất nẻo nhà ai,
Trăng soi, rót khắp Quỳnh Côi mọi nhà.
Anh em tán lạc phương xa,
Cùng đường trăng vẫn thiết tha với người.
Theo ta góc bể chân trời,
Ba mươi năm thoắt bạc soi mái đầu.
(Tô Thẩm Huy)
Quỳnh
Hải
Nguyên Tiêu* 瓊 海 元 宵
Nguyễn Du 阮 攸
Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên
Y y bất cải cựu thuyền quyên
Nhất thiên xuân hứng thuỳ gia lạc
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên
Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến
Hải giác thiên nhai tam thập niên
元 夜 空 庭 月 滿 天
依 依 不 改 舊 嬋 娟
一 天 春 興 誰 家 落
萬 里 瓊 州 此 夜 圓
鴻 嶺 無 家 兄 弟 散
白 頭 多 恨 歲 時 遷
窮 途 憐 汝 遙 相 見
海 角 天 涯 三 十 年
Thích Nghĩa:
Đêm rằm tháng giêng trước sân vắng, vầng trăng soi đầy trời,
Người thục nữ ấy (chỉ vầng
trăng) mặt vẫn đẹp như xưa, không thay đổi
Cả một bầu trời xuân rơi
xuống đâu, nơi cửa ngõ nhà ai?
Chỉ có ánh trăng rằm đêm
nay thắp sáng khắp nẻo Quỳnh Châu
Nơi quê quán Hồng Lĩnh
nhà cửa chẳng còn, anh em phân tán khắp nơi
Riêng mình thì đầu đã bạc,
nhìn năm tháng đổi thay mà đau đớn trong lòng
Ta đã cùng đường mà thương
thay nhà ngươi từ xa xôi vẫn đến thăm
Chân trời góc biển, cùng
nhau buồn vui những đã ba mươi năm.
* Chú thích: Tiêu là đêm, Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên, cũng như đán là buổi
sáng, Nguyên Đán là buổi sáng đầu
tiên
No comments:
Post a Comment