Đỗ
Hồng Ngọc
Cai cuoi va su lang quen.
bia sach
Đó
là cuộc truy tìm bản ngã con người để từ đó rất có thể lóe lên luồng sáng mới mẻ
cho ta thấy rõ hơn cái ẩn mật của hiện tồn. (Kundera)
Je
pense donc je suis… (Descartes). Mà vì hình như, suy nghĩ một mình không thể
tìm ra bản ngã, tác giả phải tạo ra nhiều mình khác qua nhân vật, gọi là tiểu
thuyết để cùng đi tìm: tìm trong cái phông nền lịch sử, trong tình dục, trong
tình yêu, hạnh phúc, đớn đau…
Nhân
vật trong tiểu thuyết tôi là những khả thể vô thức của chính tôi (Kundera). Bởi
cuối cùng là để vượt ra, vượt qua: một cái đường biên mong manh mà mênh mông
đó. Ở đó, Bên kia đường biên “bản ngã” của riêng tôi chấm dứt (trang 19). Nghĩa
là đạt đến vô ngã / non-self (không phải no-self).
Cái
đường biên đó do chính tác giả tạo ra cho mình và loay hoay tìm lối thoát, càng
tìm lối thoát càng bị quấn chặt. Chỉ vượt ra, vượt qua (Gaté, gaté…paragaté…)
đường biên khi có được trí Bát nhã (Prajna) thấy được ngũ uẩn giai Không, mới
“độ nhất thiết khổ ách”.
Diễn
viên, kịch sĩ cũng sắm nhiều “bản ngã” cho mình, như lúc sắm vai vua, lúc sắm
vai ăn mày… nếu “thức tỉnh” cũng dễ vượt thoát. Nhà viết tiểu thuyết còn có ưu
thế hơn: tiểu thuyết nói được những điều mà chỉ tiểu thuyết mới nói được (Kundera).
Hài hước, châm biếm, ẩn dụ, châm ngôn, giả định, khoa đại, bông lơn, gây hấn,
huyễn hoặc,… và dĩ nhiên cũng không tách khỏi cái “vòng tròn ảo diệu bao quanh
đời sống” dù giãy nảy: Tiểu thuyết gia không phải là kẻ hầu của sử gia (Kundera).
Cái “vòng tròn ảo diệu bao quanh đời sống” đó dù làm người ta nôn ói, người ta
bị điều khiển ngay cả cách làm tình thì cũng đã tạo cái cớ cho tiểu thuyết gia
vung chiêu. Dĩ nhiên lịch sử chỉ là… những
lời nói dối (thơ ĐN).
Chỉ
có một cách thoát, như Vạn Hạnh thiền sư dạy đệ tử hơn ngàn năm trước:
Nhậm
vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh
suy như lộ thảo đầu phô
(Vạn
Hạnh thiền sư)
Lịch
sử thịnh suy cuồn cuộn những kiếp người… Cho nên vấn đề không phải là Ra đi mà
Trở lại. Trở lại Địa đàng. Ở trong Ta thôi. Quay về nguyên thủy loài người,
nguyên thủy đời sống, nguyên thủy tình yêu (trang 328).
Cái
cười là một khám phá. Sự lãng quên là một khám phá. Khi bạn vượt ra qua biên
thùy, cái cười phải tuôn ra. Nhưng nếu bạn tiếp tục đi dấn, vượt qua cả cái cười,
thì sao? (trang 315).
Trí
bất đắc hữu vô
Nhi
hưng đại bi tâm…
(Kinh
Lăng Già)
Nghĩ
về “dịch vật” của Trịnh Y Thư:
Dịch
Kundera rõ ràng không dễ toát được Kundera. Nhưng Trịnh Y Thư mong có thêm 7
“biến tấu” nữa của tác giả để được dịch tiếp.
TYT
thố lộ: “Dịch Cái cười & Sự lãng quên là việc làm thú vị tuyệt vời đối với
tôi”. Kundera có cái mỉa mai, chua chát, thậm chí thâm độc nhiều tầng, mà TYT gọi
là cái phần hồn phách, cái Thần của tác phẩm, “bất khả tư nghị”, chỉ có thể
đạt đến bằng trực giác, Dionysian… Dịch thuật văn học là sự tái tạo, hoặc sáng
tác lại, một tác phẩm văn học để cho nó một đời sống mới… và tôi sẵn sàng hi
sinh cái chân lí tuyệt đối (đôi khi rất vô tích sự) để đổi lấy dăm ba nét linh
diệu phù ảo của cái bất toàn. (TYT)
Tôi
tò mò muốn biết giá TYT cho vài thí dụ… về dăm ba nét linh diệu phù ảo thì hay
quá! Tôi vốn đã phục cách dịch “linh diệu phù ảo” của TYT qua các tựa sách: Đời
nhẹ khôn kham, “Cái” cười và “Sự” lãng quên…
Khôn
kham
là chịu hổng nổi, chịu hết nổi!
Còn
ở đây “Cái” có vẻ như để khinh miệt, còn “Sự” là cái còn được… tôn trọng phần
nào. Tôi nghĩ ở đây có thể dùng cả “Cái” cho Cái cười và Cái lãng quên. Song
hành Cái, Cái cũng hay chứ!
Cũng
đã có những dịch giả ở Việt Nam dịch hay không kém (về Tựa): Cõi người ta
(Bùi Giáng dịch St. Ex.): Cõi, như Cõi Ta bà, Cõi Bồ-tát… với pháp giới thể
tánh riêng của nó. Hay Chuông gọi hồn ai (For Whom the Bell Tolls) của
Huỳnh Phan Anh (dịch E. Hemingway).
Nhớ
có lần TYT viết đâu đó: Những cái vi tế trong mỗi từ tiếng Anh, liệu tôi có thể
tìm thấy nét tương đương trong tiếng Việt không? Câu trả lời là không (TYT).
Tôi
không tin vậy. Mỗi ngôn ngữ có một sắc thái riêng, có thể đạt đến cái “thần” bằng
trực giác. Cái đó gọi là “đi guốc trong bụng” tác giả.
Khái
Hưng dịch Tình tuyệt vọng với hai chữ “thui thủi” trong 2 câu này
của Sonnet d’Arvers chẳng đạt cái “thần” sao?
Hélas!
j’aurai passé près d’elle inaperçu,
Toujours
à ses côtés, et pourtant solitaire,
Hỡi
ơi! Người đó ta đây
Sao
ta thui thủi đêm ngày chiếc thân…
Hay
Mùa thu chết (Apollinaire) của Bùi Giáng:
J’ai
cueilli ce brin de bruyère
L’automne
est morte souviens-t’en
Ta
ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em
nhớ cho mùa thu đã chết rồi
với
những chữ “ngắt đi”, “nhớ cho”… chẳng đạt đến cái “thần” sao? Nếu không, sao có
Mùa thu chết của Phạm Duy với tiếng hát Julie Quang: “Em nhớ cho, em nhớ
cho, đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa…trên cõi đời này…?”
Nhưng
tôi đồng ý với TYT việc khó dịch thơ. Bởi tôi không tin thơ chỉ là ngôn ngữ, phối
từ… Có dịp sẽ trở lại đề tài này.
Tôi
nhớ Nguyễn Hiến Lê nói: dịch hay là dịch sao cho người đọc không nhận ra vết dịch.
Quả
thật, đọc bản dịch của TYT không thấy có vết dịch.
ĐỖ
HỒNG NGỌC
Saigon,
02.11.2021
No comments:
Post a Comment