Phan
Tấn Hải
Tác phẩm ‘Mót Chữ Trong Kinh’
Trong khi nhiều bạn vẫn còn đọc đi đọc lại
nhiều bài thơ của Nguyễn Hàn Chung trong thi tập Lục Bát Tản Thần (2018), thi sĩ đã bắt đầu ấn hành tập thơ mới và phát
hành trên mạng Lulu.
Trong khi nhan đề thi tập năm 2018 nghe rất
là vang dội giỡn cợt – bạn thử đọc rất chậm từng chữ “Lục Bát Tản Thần” sẽ nghe
khúc khích tiếng cười thi sĩ – thì thi tập mới có nhan đề rất mực nghiêm trang,
“Mót Chữ Trong Kinh,” dù độc giả đọc cách nào đi nữa, như đọc xuôi rồi đọc ngược,
cũng sẽ nghe rất mực nghiêm trang. Như dường đây là chuyện của nhà chùa, hay có
nghịch lắm (nếu bạn nhớ tới kiểu thi sĩ Nguyễn Hàn Chung ưa bỡn cợt) thì cũng có
thể là những mối tình có bối cảnh sân chùa. Vậy mà không phải.
Không phải. Kinh đây không hề có nghĩa
kinh điển hay đạo học gì. Kinh chỉ đơn giản là kinh, và muốn hiểu sao cũng được,
nhưng không mang nghĩa tôn giáo chi cả.
Nhà văn Hồ Đình Nghiêm trong bài viết dùng
làm Bạt cho thi tập “Mót chữ trong kinh” nhận định:
“Người
đọc bắt đầu sinh nghi. Kinh gì vậy cà? Cứu khổ? Không. Cứu nạn? Không. Kinh tụng
về tình yêu chăng? E là vậy. Vì hơn ai cả, nhà thơ Nguyễn Hàn Chung là người
thiết tha yêu, mê man yêu, đắm đuối yêu. Ngây dại. Một sự mù loà gần như giả bộ,
gần như bỡn cợt.”
Có thể đúng là kinh tụng về tình yêu, như
nhà văn họ Hồ nhận định. Bởi vì, khi Nguyễn Hàn Chung viết về chùa chiền, sư ni
thì đều mang lời giỡn mà vui, nghiêm túc chi hề…
Thí dụ, như trong bài thơ nhan đề “nghe
kinh” thi sĩ cho rằng nhà chùa bây giờ nặng nợ trần ai (may quá, chưa phải là nợ
tình):
lên
chùa cung thỉnh thiền sư
giảng kinh cứu khổ tiêu trừ tam tai
dường như nặng nợ trần ai
nên nghe kinh giống nghe đài phát thanh
(mót chữ trong kinh - trang 74)
giảng kinh cứu khổ tiêu trừ tam tai
dường như nặng nợ trần ai
nên nghe kinh giống nghe đài phát thanh
(mót chữ trong kinh - trang 74)
Nhưng tới như trong bài thơ nhan đề “phải
đâu?” Nguyễn Hàn Chung đã sử dụng ngôn ngữ giễu cợt, trong một cách Phật Tử thường
cho là bất nhã. Bài này là 4 câu lục bát:
anh
luôn tương kính quý bà
sao em nỡ buộc tội là: anh không?
chắp tay qua xóm không chồng
phải đâu trọc lóc nâu sòng là sư
(mót chữ trong kinh - trang 126)
sao em nỡ buộc tội là: anh không?
chắp tay qua xóm không chồng
phải đâu trọc lóc nâu sòng là sư
(mót chữ trong kinh - trang 126)
Dù vậy, sẽ có những bài thơ sẽ làm bạn ngậm
ngùi bất chợt. Có thể khởi lên những nỗi buồn từ sâu thẳm mà bạn tưởng như khó
hàn gắn. Đó là khi Nguyễn Hàn Chung làm thơ về quê hương. Như bài nhan đề “đại
lộ sài gòn” như sau:
phải
qua mấy biển mấy non
mới lưu vong tới houston huê kỳ
sài gòn hai chữ có chi
mà làm nước mắt ù lì ta rơi
(mót chữ trong kinh - trang 67)
mới lưu vong tới houston huê kỳ
sài gòn hai chữ có chi
mà làm nước mắt ù lì ta rơi
(mót chữ trong kinh - trang 67)
Hay là bài thơ nhan đề “về thăm nhà cũ”
trong thi tập, dễ dàng là một số người trong chúng ta ứa nước mắt:
nằm
đêm sùi sụt nhớ quê
về dăm bảy bữa có về mãi đâu
tay rờ nhúm đất mà đau
bụi môn cây khế buồng cau trách người
(mót chữ trong kinh - trang 96)
về dăm bảy bữa có về mãi đâu
tay rờ nhúm đất mà đau
bụi môn cây khế buồng cau trách người
(mót chữ trong kinh - trang 96)
Nhưng tuyệt vời trong thi tập vẫn là hình
bóng các giai nhân. Ngay cả khi nàng có là bóng, nghĩa là ngoài tầm tay, dòng thơ
Nguyễn Hàn Chung vẫn thiết tha tranh biện cho hết Kiều lại Vân, vẫn miệt mài ca
ngợi bất kể nàng có là Mỵ Nương hay Mỵ Châu (than ôi, thi sĩ không thấy cô nào
là bông hồng đỏ như kiểu trong các phim bộ nữ lưu Thượng Hải lên đường kháng Nhật?).
Lời thiết tha như trong bài thơ nhan đề “chụp bóng” với thể thơ 4 chữ:
ngồi
bên gái đẹp
càng thấy mình già
mà tìm gái xấu
suốt đời không ra
(mót chữ trong kinh - trang 68)
càng thấy mình già
mà tìm gái xấu
suốt đời không ra
(mót chữ trong kinh - trang 68)
Hay như bài thơ nhan đề “không tặng hoa
cho phụ nữ” thi sĩ Nguyễn Hàn Chung nói rất minh bạch rằng chỉ vì trân trọng nàng,
cho nên không muốn tặng hoa, vì sợ có khi hoa tàn (hay sợ nếp nhăn nàng sẽ lộ nơi
mi mắt?). Tình si như chàng hiển nhiên rất mực là tuyệt vời thượng thừa.
tôi
từng từ chối tặng hoa
biết khi tàn sẽ xót xa muôn vàn
thà tôi tặng chiếc lá vàng
mốt mai dẫu có tan hàng nghiêng che
(mót chữ trong kinh - trang 75)
biết khi tàn sẽ xót xa muôn vàn
thà tôi tặng chiếc lá vàng
mốt mai dẫu có tan hàng nghiêng che
(mót chữ trong kinh - trang 75)
Tại sao chàng sợ tặng hoa như thế? Nhưng
thời này là tặng quà cũng được. Vấn đề là tặng quà gì? Có trời biết thực sự các
nàng hy vọng nhà thơ tặng quà gì. Thí dụ, như ngày Tình Yêu, thi sĩ Nguyễn Hàn
Chung suy nghĩ tặng quà gì cho nàng? Vậy mà, hình như có lúc, thi sĩ chỉ muốn nàng
luôn luôn xa lìa mọi thứ văn minh, như bài thơ “em thành văn minh” ghi như sau:
nhớ
em hồi nhỏ chơi thân
tắm sông tắm giếng truồng trần giỡn anh
ai đời cái bọn lưu manh
đem quần lót biến em thành văn minh
(mót chữ trong kinh - trang 77)
tắm sông tắm giếng truồng trần giỡn anh
ai đời cái bọn lưu manh
đem quần lót biến em thành văn minh
(mót chữ trong kinh - trang 77)
Thế rồi những khi buồn thê thảm với cuộc tình
gian nan, khi các con số lung tung hiện ra trong cõi tình… Bài thơ nhan đề “đếm
người tình” của Nguyễn Hàn Chung viết rất mực tỉnh queo như sau:
không
đau khổ vì em đâu cô nhỏ
anh cù lần chỉ biết ngủ ăn chơi
chỉ có lúc nhớ em ngồi bó rọ
đếm người tình còn lại mấy mà thôi
(mót chữ trong kinh - trang 172)
anh cù lần chỉ biết ngủ ăn chơi
chỉ có lúc nhớ em ngồi bó rọ
đếm người tình còn lại mấy mà thôi
(mót chữ trong kinh - trang 172)
Và rồi những lần chàng thích thú khi kể lại
trong thơ đã nhiều lần ngộ sát môi nàng, khi đó nàng (hay chàng? hay cả hai?) lúng
túng niệm lời kinh và lo sợ sẽ bị nghiệp xô rơi vào ngục, như qua bài thơ “ngộ
sát” ghi nhận:
mỗi
lần ngộ sát đôi môi
của em ta niệm liên hồi nam mô
sắc không lú lẫn hồ đồ
sợ tu chín kiếp cũng vô a tỳ
(mót chữ trong kinh - trang 12)
của em ta niệm liên hồi nam mô
sắc không lú lẫn hồ đồ
sợ tu chín kiếp cũng vô a tỳ
(mót chữ trong kinh - trang 12)
Tuy nhiên, không chỉ là em nhà lành, thi
sĩ cũng có lúc lặng lẽ đi giang hồ và nhìn ngắm những nàng múa cột. Lúc này hình
như Nguyễn Hàn Chung không thấy tội lỗi gì… vì chợt nhớ một thời thơ mộng với nàng
hớ hênh, như qua bài “xem múa cột” sau đây:
em
điệu nghệ tưởng rớt ra
tôi mở mắt không phải là mắt tôi
mắt tôi nhắm đã lâu rồi
từ khi váy rách em ngồi lặt rau
(mót chữ trong kinh - trang 14)
tôi mở mắt không phải là mắt tôi
mắt tôi nhắm đã lâu rồi
từ khi váy rách em ngồi lặt rau
(mót chữ trong kinh - trang 14)
Nhưng không phải lúc nào thi sĩ cũng nghĩ
tới trâm cài tóc rối và má đỏ môi hồng… Đó là khi chàng nghiêm túc nhìn lại đời
thơ của mình, như trong bài “siết chữ” Nguyễn Hàn Chung tâm sự về một nghiệp lực
thi ca… Trời ạ, không thảnh thơi đâu:
còn
thở là còn siết
không cho chữ thảnh thơi
nhai nhá chớ không nuốt
bắt nhả ra thành lời
(mót chữ trong kinh - trang 7)
không cho chữ thảnh thơi
nhai nhá chớ không nuốt
bắt nhả ra thành lời
(mót chữ trong kinh - trang 7)
Tuy nhiên, có phải làm thơ là nấu lên một
nồi cháo, trong đó sẽ là chữ và ý, vần và âm, truyền thống cổ xưa nấu chung với
thơ cách tân hiện đại? Bài thơ nhan đề “canh lòng thả” của Nguyễn Hàn Chung gợi
lên một hình ảnh nồi lẩu thi ca:
thả
bác học với bình dân
trộn mòn sáo với cách tân khuấy rồi
bắc lên lửa tốt nước sôi
cho lòng ai nhuyễn nhừ rồi húp ngon.
(mót chữ trong kinh - trang 23)
trộn mòn sáo với cách tân khuấy rồi
bắc lên lửa tốt nước sôi
cho lòng ai nhuyễn nhừ rồi húp ngon.
(mót chữ trong kinh - trang 23)
Thơ Nguyễn Hàn Chung như thế đấy, có thương
nhớ quê nhà, có lãng mạn dịu dàng với tình nhân, có ỡn cợt tha hồ chữ nghĩa… nhưng
trong tận cùng là sống chết không rời với thơ, khi chữ không đơn giản được chép
xuống mà là nhai chữ ngấu nghiến cho hả họng siết rên, thơ đã được nấu cho nhuyễn
nhừ để húp vào là ngấm vào hiển lộ đầy chữ trên cả chân tay xương thịt gân da.
Thi tập “mót chữ trong kinh” với 244 bài
thơ của Nguyễn Hàn Chung dày 202 trang, do Mở nguồn xuất bản 2020, với Hồ Đình
Nghiêm viết Lời Bạt, lưu hành trên mạng Lulu.com.
Nhà văn Hồ Đình Nghiêm ghi nhận trong Bạt
thi tập “mót chữ trong kinh” của Nguyễn Hàn Chung với những hình ảnh thơ mộng
như đơn độc xuống núi, khách điếm tửu lần, hay như ngựa hý dặm dài… trích như
sau:
“Khi
nhắc tên Nguyễn Hàn Chung. Chẳng còn ai xa lạ với danh xưng này. Anh hiện ra,
khoác áo thi nhân đi trên con đường tự chọn. Thoạt đầu là lữ thứ đơn độc xuống
núi, rời khách điếm tửu lầu chẳng mấy lâu thì cớ sự đã thôi còn nguyên trạng.
Ngựa hý dặm dài, đã có không ít người lao xao đang thúc vó câu sau bóng chữ anh
đánh rơi đâu đó. Hình ảnh một nhà thơ, hãy nên khởi đi bằng lối ví von đó. Rõ
nghĩa hơn, người mang tên Nguyễn Hàn Chung đã gây nên tiếng vang từ độ…
…Thơ
vốn ngắn, có người đang muốn làm ngắn, muốn giam giữ thơ bằng hình thức chỉ bốn
câu thôi. Không thể 5, chẳng cho 6, đừng nên 7, 8… Dạ thưa, người đó là nhà thơ
Nguyễn Hàn Chung. Thi nhơn vừa chọn hơn trăm bài, gom lại, làm cho chúng cái giấy
khai sinh bằng tên gọi “mót chữ trong kinh”. Bốn chữ này cũng là thứ cầu kỳ
trong giản đơn. Chữ mót đã hay mà kinh là đại diện cho những lời răn thậm
nghiêm túc. Nhà thơ mót được gì?” (ngưng trích)
Nếu
bạn để ý, sẽ thấy trong thơ Nguyễn Hàn Chung rất nhiều bài lục bát. Phải chăng đó
là ngôn ngữ quê hương rất mực, và lục bát là phần lớn ngôn ngữ anh?
Nhà thơ Luân Hoán trên trang web riêng,
khi nhận định về thi tập Lục Bát Tản Thần (2018) của Nguyễn Hàn Chung đã chú ý
về điểm này, trích:
“Với
thể loại lục bát, xưa nay tôi đồng tình với nhận xét "dễ làm, khó hay."
Nay tôi bổ túc, thơ lục bát ai cũng làm được và bất cứ ai cũng có vài cặp xuất
thần thú vị.
Nhà
thơ Nguyễn Hàn Chung, thành danh từ các thi phẩm: Tìm Tôi Trong Bóng (1999),
Nói Hộ Phù Du (2002), Nghịch Lưu Của Tuổi (2011), Dự Cảm Rời (2016), Lục Bát Tản
Thần (2018) và 3 cuốn sách khác, in chung. Lục bát là một ngón quen tay rất xuất
sắc của anh.
Lục
bát khác nhau, và nói theo kiểu túc cầu "có đẳng cấp" chỉ ở chỗ sắp xếp
vị trí của từ ngữ. Cũng chỉ trong 14 chữ giống nhau, tùy theo sự xáo trộn sắp xếp,
6 trên 8 thành thơ hay không, bên cạnh đó dĩ nhiên phải có tứ thơ, hình ảnh,
màu sắc...
Tôi
không có ý định bình thơ Nguyễn Hàn Chung, nhưng kết luận gọn bằng câu này: Anh
là thi sĩ, thơ hay, thơ đúng nghĩa của nó.”(ngưng trích)
Trong phần sau tập thơ “mót chữ trong
kinh” nơi trang 179-182 có chương “Đọc Thơ Nguyễn Hàn Chung,” trong đó thi sĩ họ
Nguyễn được một số bạn văn ghi nhận.
- Trích như sau:
“Mấy trăm bài thơ của Nguyễn Hàn Chung đều
dựa trên cốt lõi trào phúng, giễu nhại của tinh thần Việt Nam, ngay bản thân
ông cũng được tác giả đem lên trang giấy soi rọi một cách tận tình không ngần
ngại…”(DU TỬ LÊ)
“Dù có giấu kỹ những suy tưởng của mình về
trời đất về thế thái nhân tình thì cái chất trữ tình trong máu huyết ông, cái nỗi
dằn vặt trong hồn ông vẫn còn đó một cách nguyên vẹn khó phai lợt…” (LƯƠNG THƯ
TRUNG)
‘Tác
giả nhà thơ ấy, thời gian gần đây “mê hoặc rất lâu” trên hầu hết diễn đàn văn
chương hải ngoại, phóng khoáng trao gửi ra giữa đời một chữ tình… qua nhiều góc
cạnh kèm một chút thiệt thà, một chút bông lơn, mà đa phần là rút ruột răn đe…”
( HỒ ĐÌNH NGHIÊM)
“Đọc
thơ Nguyễn Hàn Chung càng đọc càng thấm cái hay ho của ngôn ngữ Việt Nam. Từ
cái trong sáng của Nguyễn Du đến cái u minh của NHC thấy thơ ai cũng nằm trong
ánh đèn LED” (TRẦN VẤN LỆ)
“Nguyễn Hàn Chung thể hiện cách tân qua
cung cách nghiêm nghị pha nghịch ngợm con chữ, ý tình.Ngoài lũy tre , người
thân, cõi sau… còn là những hình ảnh dồn nén,tưởng tượng của chốn tình chốn dục,
qua cắt ghép số chữ 6-8 qua lên hàng và xuống hàng, nhiều bài khá thành công chứng
tỏ tác giả có trăn trở kiếm tìm… hơn 200 bài, một số khá đặc sắc, một số nên đọc
lớn tiếng vào buổi bình minh, một số khác chỉ nên đọc khi ở một mình “(NGUYỄN
VY KHANH)
”Nguyễn Hàn Chung là nhà thơ nổi tiếng nhiều
năm nay từ trong nước ra tới nước ngoài … thơ tình nhưng không u sầu than thở
mà có giọng đùa cợt nên dễ được nhiều người đồng cảm ưa thích” (NGUYỄN XUÂN THIỆP)
“Nguyễn Hàn Chung sống trong những trăn
trở đó, nên thơ anh khi chạm tới nguồn mạch quê hương ta cảm thấy anh sống lại
một cách mãnh liệt nhưng rất hồn nhiên, tiếng lòng của anh bật lên, ta nghe thấy
trong sâu thẳm của chữ nghĩa anh dùng, có một tiếng nấc tự đáy lòng phát tiết”(PHAN
XUÂN SINH)
“Nguyễn
Hàn Chung thuộc nhóm những người chủ trương canh tân đổi mới thi ca từ hình thức
đến nội dung. Anh dùng chữ cẩn trọng, cân nhắc, nên trong suốt tập thơ, người đọc
không thấy những sáo ngữ, những câu chữ mượt mà, bóng bảy, lê thê, sướt mướt.
Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Hàn Chung song hành với đời sống ý tưởng gồ ghề mà
anh thể hiện” (QUỲNH THI).
“Thơ của Nguyễn Hàn Chung nặng về tự sự,
đi thẳng vào lòng người với một phong cách khó lẫn. Đọc thơ Nguyễn Hàn Chung,
có cảm tưởng anh viết chỉ để riêng anh đọc, nên trong thơ anh bộc lộ tất cả,
thành thật đến trong veo, nhưng... dẫu thế, thơ là sự đồng cảm, đọc lên lại hóa
ra anh viết cho mọi người, nhất là những người, trước thế sự đau đớn ,nhăn nhó
như thế này không thể không suy nghĩ, không thể không trăn trở.” (TRẦN KỲ
TRUNG)
“Ngôn-ngữ trong thơ NHC: ngôn-ngữ tưởng
không bao giờ có thể thấy trong thơ. Nhưng NHC đã dùng nó "tỉnh rụi"
bình dị và đi vào lòng người lúc nào không hay. Và nó đã chiếm được cảm tình cuả
tôi, tôi đón nhận nó như một người bạn lâu năm, bất ngờ gặp lại. Thơ NHC
"lột trần","bóc vỏ" cuộc đời.Thơ cuả anh là cái gì xung
quanh chúng ta, nó ngổn-ngang như sỏi đá, nó chồi lên như lau lách nơi bờ bãi,
nó thanh thiên bạch nhật như những cao ốc lừng lững trong cuộc sống cuả thế kỷ
hôm nay ,nó là trang FB, là cái trạm xăng nơi góc phố, là ly cà-phê buổi sớm,
là điếu thuốc đầu ngaỳ, nó mang theo những hoài niệm, nỗi nhớ quê nhà, nó mộc-mạc
hiền lành như ruộng luá, bờ tre” (NGHIÊN LONG- TRỌNG NGHĨA)
“Thơ Nguyễn Hàn Chung thấy vần điệu gần
gũi mà ý tứ thăm thẳm, lắt léo…Đọc cách này lóe ra hiểu cách khác nhưng dù đi bằng
cách nào đi nữa thì con đường đến thơ ông cũng độc đạo. Đó là con đường đầy cảm
thông và yêu thương…” (DƯƠNG DIÊN HỒNG)
“Đọc thơ Nguyễn Hàn Chung đã thấy anh ở một
nơi rất xa những tự sự buồn vui yêu thương tâm cảm như lời nói ra …chỉ có thơ
là còn lại…” (HUỲNH LÊ NHẬT TẤN)
“Tôi
khám phá trong anh khát vọng yêu thương mãnh liệt, yêu thương thân phận con người
phải quay cuồng giữa cõi nhân sinh hỗn loạn, yêu đến độ đụng vào đâu cũng bục
ra cả khối xót xa, trăn trở, ray rứt…” (NGÔ THỊ MỸ LỆ)
“Nhịp thơ hổn hển gấp gáp mà mộng mị đìu
hiu. Thi ý vướng mắc trong hư huyễn đời người, nên dễ gì mà không đau. Điệp từ
ngữ - cú pháp, cách ngắt câu xuống dòng bất thường lại là ưu điểm hay gặp trong
tập thơ. Kệ đi! Miễn nhà thơ nỗ lực làm mới thi pháp, cách tân thể điệu để
tránh sa vào lối mòn là đã hết lòng với nghiệp thơ, với bản sắc văn hóa Việt.”
(NGUYỄN THOẠI VY)
“Nguyễn
Hàn Chung, một ngòi bút tài hoa đã khắc họa một cung bậc tình cảm tinh tế trong
thiên hình vạn trạng yêu-nhớ-hận-quên của cõi đời này.” (TRẦN HẠ VY)
(ngưng
trích)
Tiểu
sử sơ lược của Nguyễn Hàn Chung nơi bìa sau, viết như sau.
Các
bút hiệu khác: Nguyễn Phong Hàn, Nguyễn Đức Mù Sương. Sinh quán Điện Bàn, Quảng
Nam. Định cư ở Hoa Kỳ từ 2006. Các tác phẩm thơ đã xuất bản: Tìm Tôi Trong Bóng
(1999), Nói Hộ Phù Du (2002), Nghịch Lưu Của Tuổi (2011), Dự Cảm Rời (2016), Lục
Bát Tản Thần (2018). Mót Chữ Trong Kinh(2019).
Thơ
in chung: 40 năm thơ hải ngoại (2017), Hư Ảo Tôi (2018), 43 Năm Văn Học VN Hải
Ngoại (2018), Tác Giả Việt Nam (2018), Thơ Việt Đầu Thế Kỷ 21 (2018), Soi Bóng
Cội Nguồn (2019).
Đã
cộng tác với hầu hết các báo và tạp chí
trong và ngoài nước.
Độc
giả có thể tìm mua thi tập “Mót chữ trong thơ” bằng cách vào lulu.com và gõ chữ
“mot chu trong tho”…
No comments:
Post a Comment