Sunday, May 26, 2024

NGÔN NGỮ. SỐ ĐẶC BIỆT ĐỖ NGHÊ ĐỖ HỒNG NGỌC

 Ngôn Ngữ số tháng 5 năm 2024
 
NHÓM CHỦ TRƯƠNG:
 
Luân Hoán – Song Thao – Nguyễn Vy Khanh – Hồ Đình Nghiêm – Lê Hân
 
CỘNG TÁC TRONG SỐ NÀY:
 
Ban Mai, Du Tử Lê, Duyên, Đinh Cường, Đinh Trường Chinh, Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc, Đỗ Thị Thanh Nga, Đỗ Trung Quân, Đỗ Trường, Elena Pucillo Truong, Hồ Đình Nghiêm, Hoàng Quốc Bảo, Huỳnh Như Phương, Huỳnh Ngọc Chiến, Khuất Đẩu, Khúc Dương, Lam Điền, Lê Chiều Giang, Lê Ký Thương, Lê Minh Quốc, Lê Ngọc Trác, Lê Uyển Văn, Luân Hoán, Lữ Kiều Thân Trọng Minh, Lương Thư Trung, Minh Lê, Ngân Hà, Ngô Nguyên Nghiễm, Nguyên Cẩn, Nguyên Giác Phan Tấn Hải, Nguyễn An Bình, Nguyễn Đức Tùng, Nguyễn Hậu, Nguyễn Lệ Uyên, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quang Chơn, Nguyễn Thánh Ngã, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Nguyễn Thị Phương Trinh, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nguyễn Thiên Nga, Nguyễn Xuân Thiệp, Phạm Bảo Kim, Phạm Chu Sa, Phạm Hiền Mây, Phan Chính, Phat’s Blog, Tâm Nhiên, Thu Thủy, Thy Ngọc, Tô Thẩm Huy, Trần Hoài Thư, Trần Thị Nguyệt Mai, Trần Vấn Lệ, Trang Châu, Trịnh Công Sơn, Trịnh Y Thư, Trương Đình Uyên, Trương Trọng Hoàng, Vĩnh Điện, Võ Tá Hân, Ý Nhi.
 
BÌA: Uyên Nguyên Trần Triết
HÌNH BÌA: Nhà thơ – Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Ảnh: Tăng Hưng)
ĐỌC BẢN THẢO: Trần Thị Nguyệt Mai
DÀN TRANG: Công Nguyễn
 
LIÊN LẠC:
Thư và bài vở mời gởi về:
-Luân Hoán: lebao_hoang@yahoo.com -Song Thao: tatrungson@hotmail.com
TOÀ SOẠN & TRỊ SỰ:
Lê Hân: (408) 722-5626  han.le3359@gmail.com
 
THƯ ĐẦU SÁCH
 
Cuốn Tác Giả Tác Phẩm Đỗ Nghê  Đỗ Hồng Ngọc này là bước tiếp theo sau các ấn bản về Cung Tích Biền, Ngô Thế Vinh, Phạm Cao Hoàng, cùng một thể loại, do tạp chí Ngôn Ngữ tại Hoa Kỳ chăm sóc, giới thiệu.
 
Tác phẩm này vốn đã được tác giả và nhóm bạn viết của ông thực hiện và phổ biến dưới dạng eBook. Theo nhà văn Nguyên Giác Phan Tấn Hải tổng kết đơn giản, sách có tên gọi “Thơ Đỗ Nghê – Đỗ Hồng Ngọc  Như Không Thôi Đi Được”. Sách tập trung bài viết của chừng 30 tác giả, gồm các nhà văn, nhà thơ và sách chỉ có mục đích để tặng; không thấy ghi năm phát hành.
 
Chúng tôi vốn rất thích thơ và tạp bút của Nhà thơ – Bác sĩ này từ trước 1975, và được biết nhà thơ Trần Thị Nguyệt Mai, một thành viên trong Ngôn Ngữ quen thân với ông, nên đã nhờ chị bắt liên lạc xin phép, nhằm thực hiện một số đặc biệt. Và nhà thơ Đỗ Nghê đã đồng ý.
 
Xin được nhắc lại, một số Ngôn Ngữ đặc biệt gồm hai phần: giới thiệu về một tác giả, và sáng tác thơ văn biên khảo từ nhiều người viết gởi đến. Trong thời gian qua, chúng tôi đã phát hành được các số về họa sĩ Khánh Trường, nhà phê bình Nguyễn Vy Khanh, nhà văn Trần Hoài Thư, nhà văn Nguyên Minh, nhà văn Song Thao, nhà văn Hồ Đình Nghiêm, nhà thơ Lê Hân. Các số này tư liệu của mỗi người đi phần đầu trong hơn nửa số báo. Với những tác giả vừa kể, phần tư liệu của họ cũng dồi dào, đủ để in riêng, tiếc rằng lúc đó chúng tôi chỉ nghĩ đến việc thực hiện theo khuôn báo cũ, mà cắt bớt, hạn chế số trang. Nhà văn Cung Tích Biền là người đầu tiên yêu cầu đi hết phần tư liệu của ông. Chúng tôi chấp nhận, và tiếp tục chấp nhận hình thức này cho đến nay, với số về nhà thơ Đỗ Nghê  Đỗ Hồng Ngọc. Nhưng lần thứ tư này, cũng là lúc chúng tôi quyết định trả lại tính cách sách cho tác phẩm, dẫu vẫn do tạp chí Ngôn Ngữ trực tiếp chăm sóc để in. Trong khi đó, những số Ngôn Ngữ đặc biệt gồm hai phần cũng sẽ được tiếp tục.
 
Phần I: Tiểu sử tác giả, tác phẩm đã in – chân dung tác giả qua ảnh chụp cùng phác họa của bè bạn hoặc tác giả tự họa.
 
Phần II: Phần thơ, văn tác giả tự chọn, đặc biệt chúng tôi đi trọn tập thơ “Thơ Ngắn Đỗ Nghê”, một thi phẩm chính tác giả và đa số người đọc ưa thích, ưu ái cảm nhận.
 
Phần III: Phần văn xuôi đi tiếp sau thơ. Tác giả Đỗ Hồng Ngọc tự nhận không giỏi hư cấu, nên ông chỉ cho giới thiệu một truyện ngắn duy nhất viết trước 1975; đa phần sáng tác còn lại là tùy bút, tạp ghi, tản mạn… Những bài viết này thường ngắn nhưng cũng xuất sắc như thơ, bởi qua đó những nhận xét tinh tế về cuộc sống, tình người, được ông phơi bày một cách đơn giản, nhưng sâu sắc như những bức ảnh chụp đủ chân tình, giàu dí dỏm. Mỗi tạp ghi là một cảnh sống linh động, chúng ta có cảm tưởng ông thật dồi dào vốn sống đời thường. Ông là một bác sĩ cao tay nghề, một người học Phật uyên thâm lại rất thích truyền đạt hiểu biết của mình theo một cách riêng. Tính ít nói cười nhưng sự nghiêm túc, được tâm hồn phóng khoáng giúp ông chơi thêm một trò vẽ vời nữa, cũng thi vị đậm đà không kém những bộ môn kể trên.
 
Bên cạnh đó, với ưu điểm thơ “hay” (xin gọi ngắn gọn như vậy) lại thường ngắn ngắn nên thơ ông được các nhạc sĩ Miên Đức Thắng, Phạm Trọng Cầu, Trương Thìn, Hoàng Hiệp, Khúc Dương Đặng Ngọc Phú Hòa, Nguyễn Thanh Cảnh, Hoàng Quốc Bảo, Vĩnh Điện, Tôn Thất Lan, Võ Tá Hân, Thuần Nhiên Nguyễn Đức Vinh… đồng cảm phổ thành ca khúc. Chuyện phổ thơ ông không nằm phong trào phổ cho có, phổ để in làm phụ bản. Thơ phổ nhạc của ông được đưa đến quần chúng thưởng ngoạn qua nhiều ca sĩ trình bày, trong đó có cả giọng ca rất được giới ưa thích nhạc thính phòng ái mộ, đó là tiếng hát của nữ ca sĩ Thu Vàng.
 
Phần IV: Tập trung những bài giới thiệu, cảm nhận… của rất nhiều cây viết chuyên nghiệp qua nhiều thời kỳ xuất hiện trên văn đàn.
 
Chân thành cảm ơn tác giả Đỗ Nghê  Đỗ Hồng Ngọc cùng tất cả nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ có tên, góp mặt trong cuốn sách này.
LUÂN HOÁN
cùng nhóm chủ trương Ngôn Ngữ
 
 

No comments:

Post a Comment