Phạm
Hiền Mây
Nhà thơ Phạm Hiền Mây
Tranh minh họa
1.
Nhà
thơ Nguyễn Xuân Thiệp sinh tại Huế, học tại Huế và Sài Gòn. Ông từng dạy học tại
Mỹ Tho. Sau khi nhập ngũ năm một ngàn chín trăm sáu mươi ba, ông làm cho đài
phát thanh quân đội, lần lượt từ Pleiku, Đà Lạt rồi Sài Gòn.
Ông
đã có thơ đăng báo từ trước năm một ngàn chín trăm năm mươi tư. Sang Mỹ, ông xuất
bản hai tập thơ: Tôi Cùng Gió Mùa và Thơ Nguyễn Xuân Thiệp.
Ông
cũng viết Tản Mạn và ra sách về thể loại này, từng là chủ biên của tạp chí Phố
Văn và cộng tác với nhiều tờ báo cũng như tạp chí khác ở hải ngoại.
**
Tôi
biết đến Nguyễn Xuân Thiệp là nhờ nhà văn T.N. Anh là người đã giúp tôi khá nhiều
trong việc “nhận diện” những nhà thơ, nhà văn, mà do hoàn cảnh địa lý, do sinh
sau đẻ muộn, nên không thể biết hết.
Biết
cũng như quyết định viết về Nguyễn Xuân Thiệp và một vài bài thơ của ông, còn
là nhờ, tôi tình cờ đọc được bài phỏng vấn ông, do nhà thơ Triều Hoa Đại thực
hiện, tôi đã cảm thấy xúc động trước những bộc bạch đơn giản, và hữu lý của
ông.
Khi
Triều Hoa Đại hỏi: Những gì anh viết đã vượt lên trên những đau thương và thù hận,
điều đó có đúng không.
Nguyễn
Xuân Thiệp trả lời: Thù hận? Hồi mới ra khỏi trại, khốn khổ và ô nhục đến cùng
cực, tôi định viết một lúc bốn bài oán gọi là Tứ Đại Oán. Nhưng mới được hai
bài, Trà Oán và Oán Thi Đêm Phương Nam, thì ngưng. Ngưng không phải vì cạn ý, hết
hứng, mà vì tôi nghĩ, viết như vậy để làm gì?
Oán
oán chập chùng. Chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho đời ta mà thôi, chẳng khác nào
gánh đá đi trong bùn vậy.
Nguyễn
Xuân Thiệp kết luận: Tôi không phải là nhà tranh đấu, mà chỉ là nhà thơ!
******
2.
Thơ
ông, trước hết là những lời tự sự của những năm tháng đời vui, trường lớp, tình
yêu và những mộng mơ thời mới lớn: Tôi lớn lên và đi vào đời những năm sáu
mươi. khi chiến tranh việt nam rực cháy những cánh rừng xa. nghe âm nhạc của
các anh. please, please me. i want to hold your hand. ôi những hoàng hôn sẫm tối.
bình minh trong mưa. cơn sốt của tâm hồn. thành phố cười. phượng đỏ. mái ngói
buổi yêu đầu. ơi em ( Âm Nhạc The Beatles Và Những Cánh Dã Quỳ)
Thơ
ông, sau nữa, là lời tự sự của những tháng năm tiếp theo, khi mà cuộc chiến
tương tàn kết thúc, với những bên thắng bên thua, thắng làm vua mà thua thì làm
giặc, buồn đau, thấm thía nỗi đời, thấm thía cả tình đời, tưởng chỉ dừng ở éo
le, ngang trái, dè đâu, nó khốc liệt và thê thảm hơn sự tưởng tượng của người
ta nhiều lắm:
cháy.
trong vườn lãng quên
chiều
nghiêng. đốm lửa
người
tù xa lâu năm. trở về
bên
mái nhà. và bờ ao
mùa
thu. tàn ố
khòm
lưng. nấu bát cháo ngoài hiên
nấm
mộ đá ong
dế
khóc
(Saigon
mùa thu, 1982)
******
3.
Thơ
Nguyễn Xuân Thiệp hay và lạ. Tôi thích những cái hay và lạ đó ở các tác giả. Nó
gần như là một sự sáng tạo. Tất nhiên, trừ những trường hợp bắt chước người
khác. Điều ấy, tinh ý một chút là phát hiện ngay.
Cái
lạ thứ nhứt, đó là ông không viết hoa bất kỳ một từ nào ở trong bài, kể cả tên
riêng, kể cả sau những dấu chấm. Trường hợp này, ở Sài Gòn, tôi biết có ở một
người, đó là nhà thơ Đỗ Trung Quân.
Tôi
nói tôi thích là bởi vì, tôi cũng y như vậy. Tôi rất sợ phải đọc những bài thơ
mà chữ viết hoa lổm ngổm trong bài. Lắm trường hợp, chữ viết hoa còn nhiều hơn
chữ viết thường, nhìn hoa cả mắt, và cứ có cái gì đó, rất khựng lại, rất khó
trôi, và cả rất mệt nữa, khi phải đọc chúng.
Tôi
nhớ một câu chuyện. Hôm ấy, tôi viết một bài thơ, có một người lạ, cứ nằng nặc
còm vào bài tôi, thắc mắc, sao xuống hàng, đầu câu không viết hoa, sao chữ đó
là địa danh, không viết hoa, sao chữ đó là thế này, thế kia, không viết hoa,
bla, bla, đủ kiểu.
Trả
lời các hạch hỏi, như tra vấn, như khảo thí, như bắt lỗi đó, thì không phải là
nghĩa vụ của tác giả. Mà không trả lời, thì nhìn cái câu hỏi trên trang, thiệt
là khó chịu. Mà block người ta, thì càng cảm thấy khó chịu hơn. Nên từ đó, tôi
chỉ để chế độ bạn bè còm. Vì, đã là bạn bè, thì tất nhiên, và trước hết, phải
hiểu được nhau.
Ngay
cả khi, không hiểu nhau, thì đối với những người viết văn, làm thơ, soạn nhạc,
vân vân và mây mây, nghĩa là, với tất cả những người làm nghệ thuật, họ thường,
nhiều ít gì, cũng có những thói quen riêng, những quy tắc riêng, và, chỉ riêng
họ thôi. Họ cũng chẳng ép buộc ai phải gượng gạo đọc, thế nên, bạn đọc cũng nên
để cho các tác giả, họ có những tự do tuyệt đối trong sáng tác của mình.
Trở
lại Nguyễn Xuân Thiệp, bài thơ sau đây, ông viết cho người bạn đã mất, là Phạm
Ngọc Lư, một nhà thơ tài hoa, đặc biệt với bài Biên Cương Hành mà tôi từng đã
viết bài cảm nhận. Lư cũng là một trong người bạn vong niên rất thân thiết của
tôi:
chiều
nay
ngồi
đọc lại thơ lư
nghe
sông hàn. bạt gió
hải
vân quan. đá dựng
biên
cương
cố
lý
gió
lào vẫn thổi
sao
cay mắt
thơ
ai
như
chông xuyên thấu trời
người
về lều cỏ
nghe
tiếng sáo u u
vầng
trăng treo trên ngọn sầu đông
cơm.
với rau rừng. nước mắt
cô
lái đò trên bến xưa. còn đợi
lư
đã về lại phá tam giang
gởi
lại vợ con, bạn bè, tấm áo, và những bài thơ
lư
ơi
nằm
trong cỏ rối
có
nghe. thu vàng hát.
Đoạn
thơ trên được trích từ trong bài Lư Đã Về Lại Phá Tam Giang. Tôi thích cái từ
“về lại” của ông Thiệp đã dùng. Về lại, có nghĩa là, Phá Tam Giang, vùng sông
nước ấy, chính là nơi mà Lư đã khởi đầu cuộc viễn du trong đời vừa qua của
mình. Ở đoạn này, tác giả nhắc lại những từ ngữ đặc sắc, tiêu biểu nhứt mà Lư
đã sử dụng để làm nên hai bài thơ tiếng tăm vang lừng của mình, đó là, Biên
Cương Hành và Trở Về Phá Tam Giang.
Viết
ít mà tình nhiều, đó là một nét riêng của Nguyễn Xuân Thiệp. Viết dài, kiểu như
viết trường thi, có cái khó của viết dài. Nhưng viết ngắn cũng vậy. Ít chữ, mà
chữ nào cũng cần thiết, chữ nào cũng tinh túy, chắt lọc, ấy mới là hay, và khó
nữa, chớ không dễ dàng đâu.
******
4.
Thơ
thì thường buồn, đương nhiên rồi. Nhưng buồn cũng có nhiều cấp độ lắm, như bão ấy
mà. Buồn ít. Buồn nhiều. Buồn lắm. Buồn dữ dội. Buồn chỉ muốn chết. Đại loại vậy.
Thơ
Nguyễn Xuân Thiệp buồn, nhưng là cái buồn dễ chịu. Buồn mà dễ chịu là sao? Tức
là buồn mà không đến độ cồn cào, không cấu xé, cũng không đau đớn tột cùng,
khóc than hay gào thét.
Như
bài này, chẳng hạn, Mùa Thu Và Bếp Lửa:
chiều
mùa thu
và
một bếp lửa
để
về
tôi
đọc thấy. trên trang văn, ngày nọ
nhưng
chiều nay
thấy
lạnh
hai
tay. và mái tóc
tôi
chợt ngộ ra
không.
tôi không có một bếp lửa nào
một
mái ấm nào, để trở về
mà
chỉ là người hành giả
đi
trên đường chiều
cô
độc
một
quán trọ
một
ngôi chùa
bốn
phương, nào thấy
thèm
được vị thiền sư
tặng
chiếc áo. và vầng trăng
thiền
sư ơi
chiều
rơi
chiều
không lửa ấm.
Mùa
thu là mùa của heo may, là mùa trở lạnh, là mùa bắt đầu thèm, đôi khi, hơi ấm.
Hơi ấm từ chiếc bếp lửa. Hơi ấm từ một vòng tay. Hơi ấm từ một câu nói. Hơi ấm
từ một tình yêu. Bất kỳ. Tất cả những điều mà tôi vừa liệt kê ấy, đều được gọi
chung là hơi ấm. Bếp lửa là bếp lửa thôi, hay bếp lửa là bao hàm tất cả những
điều tôi vừa nói, chính là sự khác biệt giữa ngôn ngữ đời thường và thơ ca.
Thơ
ca, viết một, mà bạn đọc thấy ra được hai, được ba, được bốn ý, thì đấy chính
là phước lớn của người sáng tác và cũng là phúc lớn cho nền văn hóa, văn học nước
nhà.
Mùa
thu còn là mùa để về. Về đâu ư. Thì về nhà chớ về đâu. Về nơi ta từng ở. Về nơi
có người thương. Về nơi mà từ đó ta đã ra đi. Về nơi mà ta thấy nhớ, nhớ đến
đau lòng, đến quặn thắt cả ruột gan, ngày đêm, không dứt.
Tác
giả không có bếp lửa, cũng chẳng có nơi để về, thế nên, tác giả thấy mình giống
như một hành giả. Hành giả là những người đang học tu, giữ giới và tập khổ hạnh.
Tác giả thấy mình đang như vậy đó, một hành giả cô độc, đi trên đường chiều,
cái gì cũng một, chơ vơ, một quán trọ, một ngôi chùa. Bốn phương, chẳng thấy gì
thêm.
Ông
thèm được gặp gỡ một vị thiền sư đầy lòng thương yêu và bác ái, biết đâu, ông sẽ
được tặng một chiếc áo, mặc cho đỡ lạnh, và một vầng trăng, sưởi tạm. Bởi vì.
Bởi
vì, thiền sư ơi, chiều thì rơi rồi và người thì không lửa ấm.
Tôi
khoái cái câu gọi của ổng, “thiền sư ơi”, kiểu như là thân thiết từ lâu, kiểu
như, đúng là nơi xưa, lối xưa, ngôi chùa có vị thiền sư ấy mà, để ông về, và
nay, đã gặp lại.
******
5.
Nắng
Đã Phai Vàng Trên Mái Rạ - câu tựa đề này, tôi lấy ra từ một bài thơ khá dài của
Nguyễn Xuân Thiệp mang tên Chiều Bên Sông Giăng.
Bài
này đã được Từ Công Phụng phổ thành ca khúc mang tựa đề cùng tên và do chính nhạc
sĩ thể hiện với chất giọng ấm, trầm, đầy vẻ hoài niệm xưa.
Ở
trên, tôi có nhận xét, thơ Nguyễn Xuân Thiệp hay và lạ, rồi thì thơ Nguyễn Xuân
Thiệp buồn mà buồn dễ chịu.
Khi
đọc đến bài Chiều Bên Sông Giăng này, thì tôi thấy thêm, thơ Nguyễn Xuân Thiệp,
ngoài những ưu điểm nêu trên, thơ ông còn đẹp nữa.
Ví
dụ, đoạn này:
buổi
chiều. kéo gỗ. bên bờ sông giăng
ta
đọc bài cổ thi
câu
nhớ. câu quên. lời tan trong gió
lòng
ta ơi. mãi không yên
nghìn
năm. cơn đau. sóng vỗ.
chiều
bên sông giăng. và ta
chiều
động giấc mơ ngàn
hồn
ta theo trăm cây gỗ lớn
gập
ghềnh lối voi đi. trâu kéo. mưa nguồn
giăng
giăng bến cát
trắng
trời lau thưa
mắt
gỗ vàng. và mắt ta. qua thế kỷ
đã
thấy vết chàm in sậm mặt người
buổi
chiều bên sông giăng
chờ
một vầng trăng mọc
chưa
kịp nhìn trăng. trở gót ta về
hẹn
với khoang thuyền khuya nay
hẹn
cùng dòng sông. và bè gỗ
đón
cho ta vầng trăng
một
thời ngủ mê trong cơn sốt đỏ
giấc
mơ ta ơi còn lại chiều nay
Đẹp
ở chỗ, con người giờ đây, với biết bao là vần xoay thế cuộc, với biết bao là
dâu biển đổi thay, vậy mà vẫn cảm ra được nỗi xót xa, khi thấy mình nhớ nhớ
quên quên câu thơ cổ.
Thơ
cổ, có phải đâu chỉ là thơ cổ. Nếu ý thơ có thế thôi, thì phải bận lòng chi.
Thơ cổ còn có nghĩa là chuyện xưa, người xưa, cảnh vật xưa, thời thế xưa, tình
cảm xưa, là tất cả và tất cả, từng có, từng hiện diện, mà nay, đã lùi vào dĩ
vãng.
Đẹp
còn ở chỗ, con người nhìn ra được, buổi chiều đang tàn dần. Sự tàn dần, sự rã
tan ấy, đã động vào giấc mơ ngàn, là giấc mơ đưa hồn về xuôi, nơi những mặt người
vẫn đương còn sậm in màu thế kỷ.
Đẹp
còn ở chỗ, con người biết mình đương ở đỉnh tàn rồi, như buổi chiều vậy đó,
nhưng vẫn níu, vẫn nuối. Kịp không, chờ một vầng trăng mọc, vì lỡ hẹn rồi với
khoang thuyền khuya nay, hẹn cả với dòng sông và bè gỗ nữa. Cho ta đón lần cuối
này thôi, bởi vì, ta chỉ còn lại, mỗi một buổi chiều nay.
Ngôn
ngữ đẹp, tất nhiên rồi, sẽ tạo nên những hình ảnh đẹp. Đẹp như thế nào ư? Đẹp rất
đỗi tự nhiên, hoang sơ mà ngập tràn mỹ lệ, như chuyến bè, như vầng trăng, như
khoang thuyền, như quán dốc, như hồn xưa, như voi thiêng, như quan san rùng
rùng vó ngựa, như cuộc diễu hành qua cõi đá vàng, như dặm trường sa mạc, như trời
đại nạn, như mảnh xác xơ, như nguyễn du, như đỗ phủ, như lòng ta trái khô rơi mấy
mùa.
Như
Nắng Đã Phai Vàng Trên Mái Rạ.
Như
Chiều Bên Sông Giăng!
******
6.
Tôi
cảm ra, tôi giống nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp ở khá nhiều nét. Không chỉ là chuyện
rất hạn chế các dấu câu và không thích viết hoa trong thơ thì tôi còn thấy, tôi
giống ông ở chỗ, ít tự giới thiệu về mình.
Trên
mạng, dù ông là một người làm thơ từ trước năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm,
nhưng rất ít các thông tin về ông. Tôi cũng vậy, phỏng vấn nào về nhân thân,
tôi cũng cười trừ và xin cho qua, hoặc nếu có, tôi cũng chỉ cung cấp gọi là đôi
ba dòng cho có lệ.
Tại
sao ư? Dạ, vì thấy đó không phải là điều cần thiết cho cuộc đời và cho người
khác. Người ta, còn biết bao việc phải lo, phải quan tâm. Ai hơi đâu đi nhớ nơi
sanh chốn đẻ của mình; hơi đâu nhớ thấp cao, mập ốm của mình; hơi đâu nhớ những
vui buồn, được mất của mình, mà phải dài dòng kể lể.
**
Tiểu
luận gia Đặng Tiến từng viết rất rõ trong bài nhận định và đánh giá nhà thơ
Nguyễn Xuân Thiệp, có tựa đề Đọc Thơ Nguyễn Xuân Thiệp, như sau: Nhà thơ Nguyễn
Xuân Thiệp là một tâm linh trong sáng gởi đến trần giới trầm luân những dòng
thơ thanh thoát [...]. Tôi bị mê hoặc ngay bởi dòng thác hình ảnh, âm vang hư
hư thực thực, cuồn cuộn băng băng vì thơ Thiệp như nước Hoàng Hà [...]. Nay được
biết Thiệp là cựu sĩ quan miền Nam Việt Nam, tôi phục quá, bởi những lời lẽ cao
khoát, tình nghĩa thâm sâu, tự tại, độ lượng.
Nhà
phê bình văn học Đặng Tiến tiếp tục khẳng định: Thơ Nguyễn Xuân Thiệp có nhiều
câu, thường song đôi, xuất sắc, kết hợp chất uyên bác (nghĩa là không mới) với
sức sáng tạo tân kỳ; lưng vốn cá nhân dồi dào được đầu tư đắc thế vào nguồn sống
dân tộc đông phương và tây học, tạo ra vòm ánh sáng vừa kỳ diệu vừa duy lý. Tri
thức và trí thức không khuất lấp mầu nhiệm của ngôn ngữ; giác quan và ảo mộng
nương nhau, nuôi nhau [...].
Sau
cùng, Đặng Tiến kết luận: uyên bác, đủ sức mạnh tinh thần, kiến thức rộng rãi,
xúc cảm sâu xa, Nguyễn Xuân Thiệp là một bậc tài hoa nhưng lại không sử dụng
thơ để biểu diễn tài hoa. Ngược lại, Nguyễn Xuân Thiệp lại có ý thức dùng tài
hoa như một phương tiện để phục vụ lý tưởng nghệ thuật và nhân đạo.
******
Tôi
sẽ còn quay trở lại với Nguyễn Xuân Thiệp và thơ của ông, vì thú thật với các bạn,
khi tôi mở mục lục thơ Nguyễn Xuân Thiệp trên trang văn học nghệ thuật của nhà
thơ Phạm Cao Hoàng, tôi đã không chọn những bài hay nhứt của Nguyễn Xuân Thiệp
để viết về, mà tôi lấy thơ, theo kiểu, theo số thứ tự, từ trên xuống.
Và
khi nhìn lại dòng mục lục, tôi thấy nó còn dài dằng dặc, nghĩa là tôi biết, sẽ
có một ngày, tôi lại một lần nữa, viết về Nguyễn Xuân Thiệp và thơ của ông.
Phần
kết thúc này, tôi muốn ví von tiếng thơ của Nguyễn Xuân Thiệp, là tiếng của
một loài chim quý, và:
bay
suốt nghìn năm hót một lần!
(Ánh
Trăng - 1980)
Sài
Gòn 15.04.2024
PHẠM
HIỀN MÂY
No comments:
Post a Comment