nguyễnxuânthiệp
Tôi là
ai. là ai. mà yêu quá đời này
(TCS)
Tự nhiên, sáng nay ngồi buồn nhớ lại những con đường đã đi qua. Nhớ những quán cà phê và quán rượu lãng du, nhớ một sân bay bến cảng nào đó chìm trong mưa phùn, nhớ một chiều ở Santa Monica và tiếng hát khản đục của Rogers Ridley stand by me. stand by me. o darling / em ôi em. xin hãy đứng bên tôi…
Trở lại ca từ trong một bài hát của Sơn trích dẫn ở đầu bài. Tôi là ai, là ai… Ôi, sẽ có người quở trách: A, cái ông Nguyễn này khùng rồi hay sao mà hỏi vớ vẩn -có thể gọi là lãng xẹt được. Tôi là tôi chớ bộ là Lý Quỳ hay cha hàng xóm râu xồm à? Dạ thưa không. Nguyễn không khùng chút nào, trái lại còn tỉnh lắm, vì thấy nắng biết là nắng cũng như biết ai đó đã cùng mình đứng ngắm trăng Mùa Ôn Dịch.
Nói đúng ra, Nguyễn nêu lên câu hỏi Tôi là ai, là ai…chỉ bởi tại tự nhiên thấy có hứng muốn tìm rõ căn phần (hay căn cước tị nạn -chữ Cao Đông Khánh) của mình, muốn nhận diện mình mà thôi. Nhớ một lần mở trang web Người Việt Online xem ảnh chụp trại tạm cư Camp Pendleton của năm 1975, thấy những khuôn mặt vừa ngây thơ vừa rạng rỡ của các em mới lên 5 lên 10 đang chăm chú xem truyền hình mà cảm thương vô hạn rồi đâm ra lẩn thẩn, tự đặt câu hỏi cho mình: Các em giờ tản lạc những nơi nao trên nước Mỹ mênh mông này? Và rồi các em sướng khổ ra sao? Các em có trở lại Camp Pendleton hay trở về lại Việt Nam lần nào không. Tới hôm nay, các em đều đã trên 50 và nhiều người đã có gia đình riêng, đã thành đạt. Tôi thấy hình ảnh các em trên khắp nước Mỹ. Các em có người là giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, nhà văn hay đi làm hãng, buôn bán bình thường. Nguyễn tìm thấy hình bóng các em ở Dương Nguyệt Ánh, Leana Nguyễn, Lại Thanh Hà và mới đây là Nguyễn Thanh Việt, Ocean Vương… Thúy Nga Paris đã có lần thực hiện chủ đề “Tôi là người Việt Nam”, chính là nhắc nhở các em, giúp các em tìm ra căn cước đích thực của mình.
Vậy nhưng không phải ai cũng nhìn ra căn cước (identity) của mình. Ocean Vương chẳng hạn. Ocean Vương, tác giả Mỹ gốc Việt đang nổi tiếng hiện nay, từng nói: “Tôi chưa, và có lẽ không bao giờ, xác định được nhân thân của mình.” Ba mươi tuổi, Ocean Vương đã được giới trí thức Mỹ vinh danh là “Thiên Tài.” Anh là tiểu thuyết gia Mỹ gốc Việt thứ hai -người kia là Nguyễn Thanh Việt -nhận giải tài trợ của Quỹ MacArthur trong lãnh vực văn chương, thường được gọi là giải Thiên Tài, Genius Grant, với cuốn tiểu thuyết đầu tay On Earth We’re Briefly Gorgeous -Chúng ta khoảnh khắc rực sáng trên trái đất này.
Tiểu thuyết “On Earth We’re Briefly Gorgeous,” là một lá thư dài Chó Con viết cho người mẹ mù chữ với mong ước người mẹ hiểu (ôi, mẹ của Ocean Vuong nay cũng đã ra đi) , nhưng biết chắc chắn rằng bà sẽ không thể nào đọc được. Quê ở Gò Công, Ocean Vương theo mẹ và bà chạy tị nạn qua Philippines lúc một tuổi rưỡi. Năm 1990, Tổ Chức Salvation Army bảo trợ gia đình định cư tại Hartford, tiểu bang Connecticut, lúc anh 2 tuổi. Anh là người đầu tiên trong gia đình học hơn lớp 6, vào đại học, tốt nghiệp, và đang làm phụ tá giáo sư dạy văn chương tại một đại học lớn ở Mỹ. Từ nhỏ, Chó Con đã thông dịch cho bà và mẹ. Tiếng Anh ban đầu của Chó Con cũng như ai, đáp trả “như máy” khi một người bán hàng hỏi mẹ Rose “yours or adopted – con của bà hay là con nuôi?” vì tưởng lầm mẹ Chó Con là Mỹ trắng, vì bà là con lai, có nước da như Mỹ trắng. Chó Con trả lời ngay lập tức theo giọng người mới học tiếng Anh, “No, madam. That’s my mom. I came out her asshole and I love her very much. I am seven. Next year I will be eight. I’m doing fine. I feel good how about you? Merry Christmas Happy New Year.”
Chuyện của Ocean Vương có liên hệ tới chiến tranh. Chó Con viết, “Đừng để ai nhầm lẫn chúng ta là những hậu quả của bạo lực, nhưng bạo lực khi xuyên ra những hoa quả này, đã không làm hư nó được.” Câu nói này, Ocean giải thích, nó liên quan tới danh tánh của người Mỹ gốc Việt. “Thường chúng ta nghĩ danh phận của người Mỹ gốc Việt gắn liền với chiến tranh. Bạn là hậu quả của chiến tranh. Bạn ở đây là nhờ chiến tranh.” Trong cái gia đình này, gia đình của Chó Con, không có chiến tranh anh ta không có trên cõi đời này. Ông ngoại của anh là một người lính Mỹ. Không có chiến tranh thì không có mẹ anh, không có anh, cho nên anh ta nợ mạng sống của anh ta với cuộc chiến. Nhưng gần cuối của quyển sách thì anh ta bắt đầu nhận ra rằng không phải có chiến tranh mới có anh. “Sự tồn tại của Chó Con là do tình yêu đẹp đẽ của hai con người mà ra. Họ yêu nhau và tạo ra nhân vật Rose, người sinh ra một con trai, và đó là những gì trái ngược với chiến tranh. Nó tạo ra sinh mạng. Anh ta bắt đầu hiểu được điều đó, và làm chủ được câu chuyện mà nước Mỹ gán cho anh,” Ocean nói.
Ocean kể, “Hồi nhỏ, ký ức sớm nhất của tôi về danh tánh người Việt Nam là lúc tôi 9 tuổi, ở tiểu bang Connecticut. Một cậu bé da trắng hỏi tôi, ‘Bạn từ đâu đến?’ và tôi nói, ‘Việt Nam, tất nhiên rồi.’ Rồi cậu ấy nói, ‘Bắc hay Nam.’ Tôi không biết câu hỏi đó có ý nghĩa gì, nhưng cậu ấy biết, cậu ấy hiểu. Điều duy nhất tôi hiểu về Việt Nam là chiến tranh, không Nam cũng không Bắc. Mẹ của tôi lúc nào cũng nói ‘Con từ miền Nam,’ bởi vì đó là nơi mẹ sinh ra. Nhưng mà tôi lại thích nghịch ngợm, tôi nói, ‘Bắc,’ chỉ để làm ngược lại mẹ tôi. Tôi không hiểu gì cả, nhưng cậu ấy quay nhìn tôi, nét mặt gầm xuống, rồi cậu ấy nói, ‘Ồ, mày là Cộng Sản.’ Mà tôi cũng không hiểu điều đó có nghĩa gì nữa. Nhưng tôi nhìn thấy gương mặt của cậu ấy và đã tôi trở thành một thứ gì đó. Tôi nghĩ tôi trở thành cái gì đó thấp hơn. Tôi thấy được cậu ấy có một hiểu biết về danh phận của người Việt mà tôi không có, và đó là về chiến tranh. Nhiều thứ ở Mỹ làm việc theo kiểu đó. Mọi thứ lẩn quẩn xung quanh chiến tranh và tôi muốn viết một quyển sách về cuộc đời, về tình thương, sự sống còn và tồn tại.”
Ocean Vương khẳng quyết: Mặc dù tôi đọc nhiều văn bản học thuật, tôi đọc nhiều văn chương kinh điển của phương Tây, tôi đọc và dạy trong môi trường học thuật, chỉ có văn hóa Việt Nam cho tôi cái quyền lực để tưởng tượng ra cái thế giới tôi viết,” Ocean nói thêm. (theo Titi Mary Tran. Người Việt)
Ocean Vương là như thế. Ở anh có cái căn người Việt, lại có cái nhìn và cảm xúc phương Tây. Ở đó rơi rớt những mảnh vỡ chiến tranh với những nét sắc đậm của xã hội đang sống. Có hình bóng mẹ, hình bong bà ngoại trên một đất nước không phải là ngày xưa. Với Ocean Vương không có trở về, nói chi thân phận người viết những dòng này. Cho tới bao giờ, e tới khi “ngựa đá qua sông”. Hiện tại là hút thuốc Mỹ, ăn pho mai Pháp, đi xe Nhật và uống cà phê Starbucks... May mà còn nói tiếng Việt đôi khi và viết văn làm thơ tiếng Việt. Cũng may không phải luôn luôn bị (hay được?) ăn pizza, french fries, crawfish, chó nóng (hot dog)… mà thỉnh thoảng vợ nấu cho bát bún thang, tô mì quảng... có mùi mắm tôm, mắm ruốc. Vậy tôi là ai vậy cà? Tây không ra Tây, Mít không ra Mít. Một hình ảnh quái dị, không giống ai. Duy có một cái không thay đổi, cho dù đã qua bao nhiêu nhịp cầu, đi biết bao chuyến Grey Hound trên những xa lộ thời đại, lang thang ở quảng trường Harvard Square hay ngồi uống cà phê ở Khu Pháp Cổ (French Quarter) của thành phố New Orleans: Đó là nỗi đau không còn tìm thấy được bầu trời bình yên ngày trước và những gì mình yêu quý -trong đó có một chế độ và những người dân đầy nghĩa tình, những phố xá và tên đường của một thời xanh xưa, và giảng đường quán sách quán cà phê với những trí thức nhà văn nhà thơ avant garde, hiện sinh và nhân bản.
Này em, tôi là ai tôi là ai mà yêu quá,
thương quá những mảnh đời...
(Tổng Hợp)
NXT
Nhà thơ với áo treillis.
Đinh Cường vẽ
(TCS)
Tự nhiên, sáng nay ngồi buồn nhớ lại những con đường đã đi qua. Nhớ những quán cà phê và quán rượu lãng du, nhớ một sân bay bến cảng nào đó chìm trong mưa phùn, nhớ một chiều ở Santa Monica và tiếng hát khản đục của Rogers Ridley stand by me. stand by me. o darling / em ôi em. xin hãy đứng bên tôi…
Trở lại ca từ trong một bài hát của Sơn trích dẫn ở đầu bài. Tôi là ai, là ai… Ôi, sẽ có người quở trách: A, cái ông Nguyễn này khùng rồi hay sao mà hỏi vớ vẩn -có thể gọi là lãng xẹt được. Tôi là tôi chớ bộ là Lý Quỳ hay cha hàng xóm râu xồm à? Dạ thưa không. Nguyễn không khùng chút nào, trái lại còn tỉnh lắm, vì thấy nắng biết là nắng cũng như biết ai đó đã cùng mình đứng ngắm trăng Mùa Ôn Dịch.
Nói đúng ra, Nguyễn nêu lên câu hỏi Tôi là ai, là ai…chỉ bởi tại tự nhiên thấy có hứng muốn tìm rõ căn phần (hay căn cước tị nạn -chữ Cao Đông Khánh) của mình, muốn nhận diện mình mà thôi. Nhớ một lần mở trang web Người Việt Online xem ảnh chụp trại tạm cư Camp Pendleton của năm 1975, thấy những khuôn mặt vừa ngây thơ vừa rạng rỡ của các em mới lên 5 lên 10 đang chăm chú xem truyền hình mà cảm thương vô hạn rồi đâm ra lẩn thẩn, tự đặt câu hỏi cho mình: Các em giờ tản lạc những nơi nao trên nước Mỹ mênh mông này? Và rồi các em sướng khổ ra sao? Các em có trở lại Camp Pendleton hay trở về lại Việt Nam lần nào không. Tới hôm nay, các em đều đã trên 50 và nhiều người đã có gia đình riêng, đã thành đạt. Tôi thấy hình ảnh các em trên khắp nước Mỹ. Các em có người là giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, nhà văn hay đi làm hãng, buôn bán bình thường. Nguyễn tìm thấy hình bóng các em ở Dương Nguyệt Ánh, Leana Nguyễn, Lại Thanh Hà và mới đây là Nguyễn Thanh Việt, Ocean Vương… Thúy Nga Paris đã có lần thực hiện chủ đề “Tôi là người Việt Nam”, chính là nhắc nhở các em, giúp các em tìm ra căn cước đích thực của mình.
Vậy nhưng không phải ai cũng nhìn ra căn cước (identity) của mình. Ocean Vương chẳng hạn. Ocean Vương, tác giả Mỹ gốc Việt đang nổi tiếng hiện nay, từng nói: “Tôi chưa, và có lẽ không bao giờ, xác định được nhân thân của mình.” Ba mươi tuổi, Ocean Vương đã được giới trí thức Mỹ vinh danh là “Thiên Tài.” Anh là tiểu thuyết gia Mỹ gốc Việt thứ hai -người kia là Nguyễn Thanh Việt -nhận giải tài trợ của Quỹ MacArthur trong lãnh vực văn chương, thường được gọi là giải Thiên Tài, Genius Grant, với cuốn tiểu thuyết đầu tay On Earth We’re Briefly Gorgeous -Chúng ta khoảnh khắc rực sáng trên trái đất này.
Tiểu thuyết “On Earth We’re Briefly Gorgeous,” là một lá thư dài Chó Con viết cho người mẹ mù chữ với mong ước người mẹ hiểu (ôi, mẹ của Ocean Vuong nay cũng đã ra đi) , nhưng biết chắc chắn rằng bà sẽ không thể nào đọc được. Quê ở Gò Công, Ocean Vương theo mẹ và bà chạy tị nạn qua Philippines lúc một tuổi rưỡi. Năm 1990, Tổ Chức Salvation Army bảo trợ gia đình định cư tại Hartford, tiểu bang Connecticut, lúc anh 2 tuổi. Anh là người đầu tiên trong gia đình học hơn lớp 6, vào đại học, tốt nghiệp, và đang làm phụ tá giáo sư dạy văn chương tại một đại học lớn ở Mỹ. Từ nhỏ, Chó Con đã thông dịch cho bà và mẹ. Tiếng Anh ban đầu của Chó Con cũng như ai, đáp trả “như máy” khi một người bán hàng hỏi mẹ Rose “yours or adopted – con của bà hay là con nuôi?” vì tưởng lầm mẹ Chó Con là Mỹ trắng, vì bà là con lai, có nước da như Mỹ trắng. Chó Con trả lời ngay lập tức theo giọng người mới học tiếng Anh, “No, madam. That’s my mom. I came out her asshole and I love her very much. I am seven. Next year I will be eight. I’m doing fine. I feel good how about you? Merry Christmas Happy New Year.”
Chuyện của Ocean Vương có liên hệ tới chiến tranh. Chó Con viết, “Đừng để ai nhầm lẫn chúng ta là những hậu quả của bạo lực, nhưng bạo lực khi xuyên ra những hoa quả này, đã không làm hư nó được.” Câu nói này, Ocean giải thích, nó liên quan tới danh tánh của người Mỹ gốc Việt. “Thường chúng ta nghĩ danh phận của người Mỹ gốc Việt gắn liền với chiến tranh. Bạn là hậu quả của chiến tranh. Bạn ở đây là nhờ chiến tranh.” Trong cái gia đình này, gia đình của Chó Con, không có chiến tranh anh ta không có trên cõi đời này. Ông ngoại của anh là một người lính Mỹ. Không có chiến tranh thì không có mẹ anh, không có anh, cho nên anh ta nợ mạng sống của anh ta với cuộc chiến. Nhưng gần cuối của quyển sách thì anh ta bắt đầu nhận ra rằng không phải có chiến tranh mới có anh. “Sự tồn tại của Chó Con là do tình yêu đẹp đẽ của hai con người mà ra. Họ yêu nhau và tạo ra nhân vật Rose, người sinh ra một con trai, và đó là những gì trái ngược với chiến tranh. Nó tạo ra sinh mạng. Anh ta bắt đầu hiểu được điều đó, và làm chủ được câu chuyện mà nước Mỹ gán cho anh,” Ocean nói.
Ocean kể, “Hồi nhỏ, ký ức sớm nhất của tôi về danh tánh người Việt Nam là lúc tôi 9 tuổi, ở tiểu bang Connecticut. Một cậu bé da trắng hỏi tôi, ‘Bạn từ đâu đến?’ và tôi nói, ‘Việt Nam, tất nhiên rồi.’ Rồi cậu ấy nói, ‘Bắc hay Nam.’ Tôi không biết câu hỏi đó có ý nghĩa gì, nhưng cậu ấy biết, cậu ấy hiểu. Điều duy nhất tôi hiểu về Việt Nam là chiến tranh, không Nam cũng không Bắc. Mẹ của tôi lúc nào cũng nói ‘Con từ miền Nam,’ bởi vì đó là nơi mẹ sinh ra. Nhưng mà tôi lại thích nghịch ngợm, tôi nói, ‘Bắc,’ chỉ để làm ngược lại mẹ tôi. Tôi không hiểu gì cả, nhưng cậu ấy quay nhìn tôi, nét mặt gầm xuống, rồi cậu ấy nói, ‘Ồ, mày là Cộng Sản.’ Mà tôi cũng không hiểu điều đó có nghĩa gì nữa. Nhưng tôi nhìn thấy gương mặt của cậu ấy và đã tôi trở thành một thứ gì đó. Tôi nghĩ tôi trở thành cái gì đó thấp hơn. Tôi thấy được cậu ấy có một hiểu biết về danh phận của người Việt mà tôi không có, và đó là về chiến tranh. Nhiều thứ ở Mỹ làm việc theo kiểu đó. Mọi thứ lẩn quẩn xung quanh chiến tranh và tôi muốn viết một quyển sách về cuộc đời, về tình thương, sự sống còn và tồn tại.”
Ocean Vương khẳng quyết: Mặc dù tôi đọc nhiều văn bản học thuật, tôi đọc nhiều văn chương kinh điển của phương Tây, tôi đọc và dạy trong môi trường học thuật, chỉ có văn hóa Việt Nam cho tôi cái quyền lực để tưởng tượng ra cái thế giới tôi viết,” Ocean nói thêm. (theo Titi Mary Tran. Người Việt)
Ocean Vương là như thế. Ở anh có cái căn người Việt, lại có cái nhìn và cảm xúc phương Tây. Ở đó rơi rớt những mảnh vỡ chiến tranh với những nét sắc đậm của xã hội đang sống. Có hình bóng mẹ, hình bong bà ngoại trên một đất nước không phải là ngày xưa. Với Ocean Vương không có trở về, nói chi thân phận người viết những dòng này. Cho tới bao giờ, e tới khi “ngựa đá qua sông”. Hiện tại là hút thuốc Mỹ, ăn pho mai Pháp, đi xe Nhật và uống cà phê Starbucks... May mà còn nói tiếng Việt đôi khi và viết văn làm thơ tiếng Việt. Cũng may không phải luôn luôn bị (hay được?) ăn pizza, french fries, crawfish, chó nóng (hot dog)… mà thỉnh thoảng vợ nấu cho bát bún thang, tô mì quảng... có mùi mắm tôm, mắm ruốc. Vậy tôi là ai vậy cà? Tây không ra Tây, Mít không ra Mít. Một hình ảnh quái dị, không giống ai. Duy có một cái không thay đổi, cho dù đã qua bao nhiêu nhịp cầu, đi biết bao chuyến Grey Hound trên những xa lộ thời đại, lang thang ở quảng trường Harvard Square hay ngồi uống cà phê ở Khu Pháp Cổ (French Quarter) của thành phố New Orleans: Đó là nỗi đau không còn tìm thấy được bầu trời bình yên ngày trước và những gì mình yêu quý -trong đó có một chế độ và những người dân đầy nghĩa tình, những phố xá và tên đường của một thời xanh xưa, và giảng đường quán sách quán cà phê với những trí thức nhà văn nhà thơ avant garde, hiện sinh và nhân bản.
(Tổng Hợp)
NXT
No comments:
Post a Comment