Đỗ
Hồng Ngọc
Đỗ Hồng Ngọc & Ghi chép lang thang
1. Bạn nhớ Hoàng Công
Bình không? HCB, nguyên hiệu trưởng trường Trung học Phan Bội Châu Phan Thiết
(1994-2003) đó? Bình thuộc thế hệ thứ 5 của trường PBC (1956-1963), vào trường
sau bọn mình 2 năm. Lứa đầu tiên vào Đệ thất (lớp 6 bây giờ) khi trường mới
thành lập năm 1952 thì có anh Nguyễn Đình Tư (nhà thơ Từ Thế Mộng, đã mất) và
nhà thơ Trần Thiện Hiệp… nhớ không?
Mình
thì chỉ học PBC có một năm Đệ thất (1954-1955) rồi “lưu lạc giang hồ” trôi dạt
về tỉnh mới Bình Tuy như bạn đã biết, nhưng trong lòng vẫn luôn nhớ và hãnh
diện về mái trường PBC Phan Thiết đó của mình. Còn bạn vào Sư Phạm rồi lang
thang lên xứ hoa đào làm thơ… tình cho đến bây giờ chưa chịu ngưng, chắc vẫn
chưa quên PBC?
Năm
1955, thầy LT về làm hiệu trưởng thì mình đã rời trường rồi! Phan Đồng Lý, bạn
cùng lớp bọn mình, giờ ở Úc, từng kể chuyện anh “thù” nhất Thầy hiệu trưởng vì
ông rất khó tánh, thường phạt mấy trò tinh nghịch của anh, nhưng anh “thù cha
mà không ghét con”, vì cô LTX, con gái của Thầy thì đẹp tuyệt trần!
Hoàng
Công Bình cùng nhóm bạn gồm các anh chị Cẩn, Thăng, Phẩm, Chiêu, Kim Liên… vừa in một tập Kỷ Yếu, lưu hành nội bộ, để
kỷ niệm 60 năm bè bạn ở trường PBC (1956-2016) và gởi tặng mình một bản.
Những
bài viết rất cảm động, về mái trường, về thầy cô, về bạn bè, kẻ còn người mất…
Nhớ hoa vông và chim
sáo
Đâu chỉ đỏ thôi, còn
nghễu nghện
Quyến chim, dụ trẻ
nhất trên đời
Trẻ cúi nhặt hoa reo
tở mở
Sáo hội trăm phương
tấu ỏi trời!
Nghi có lõm rừng lòng
phố thị
Tò mò lũ sáo kéo nhau
về
Chao ôi sửng sốt màu
vông lửa
Sà xuống vòm hoa sáo
chết mê!
Ta, bạn đâu rồi năm
tháng ấy?
Vườn vông đã cỗi sáo
bay xa
Có ai cũng nhớ như ta
nhỉ?
Bổi hổi trời xuân
Phan Thiết xưa!
Nguyễn Thị Kim Liên
Hình
như chỉ có dân Phan Thiết mới hay nói “tấu ỏi trời”, “nghễu nghện”, “bổi hổi…”
. Thơ Kim Liên hay và rất phan thiết thấy không?
Hình quê nội NTKM
Bùa Quê
Quen hơi bóng nắng
tre xanh
Cho ngơ cho ngẩn khi
mình đi xa
Ếm vào chân nỗi nhớ
nhà
Đường chông chênh lạ
vẫn à ơi quê
Cứ như ai dắt bước về
Chợp con mắt lại bùa
mê bóng làng
Bầy cau xanh biếc
thời gian
Mầu hoa bí vẫn nở
tràn giấc mơ
Bước non bước biển
bây giờ
Mênh mông một khoảnh
ao xưa, là nguồn
Lá bùa hộ mệnh – quê
thơm –
Chở tim đồng nội, che
rơm rạ lòng
Biển khơi, nhớ ngụm
giếng trong
Nắng mười phương, vẫn
hương đòng lúa hoa
Núm quê chiu chắt con
xa…
Nguyễn Thị Khánh Minh
2007
(viết
lúc xa quê, những ngày mới tới Mỹ)
3. “Rau sắng chùa
Hương” nhớ không? Chuyện kể nhà thơ Tản Đà rất mê rau sắng ở chùa Hương, năm đó
(1923) do không đi được lễ hội, ông đã cho đăng bài Rau sắng chùa Hương lên
báo:
Muốn ăn rau sắng chùa
Hương
Tiền đò ngại tốn con
đường ngại xa
Mình đi ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú cái
cà thì thâm.
Chẳng
lâu sau, ông nhận được một bưu kiện. Mở ra là một bó rau sắng chùa Hương còn
tươi nguyên. Bưu phẩm không ghi tên người gửi, chỉ thấy bài thơ họa:
Kính dâng rau sắng
chùa Hương
Tiền đò đỡ tốn con
đường đỡ xa
Không đi thời gửi lại
nhà
Thay cho dưa khú cùng
là cà thâm.
Sau
mới biết người gởi là cô gái có tên Đỗ Thị Song Khê (em nữ sĩ Tương Phố), biệt
hiệu Song Khê. Tản Đà cho đăng bài thơ họa của Song Khê lên báo cùng với bài
thơ cảm tạ của mình:
Mấy lời cảm tạ tri âm
Đồng bang là nghĩa
đồng tâm là tình
Đường xa rau vẫn còn
xanh
Tấm lòng thơm thảo
bát canh ngọt ngào
……………..
(theo Wikipedia)
Bạn ngờ không, chuyến đi Nha Trang này mình cũng nhận được một món quà quý. Không phải rau sắng mà là… cá nục kho! Số là anh bạn đồng nghiệp Thân Trọng Minh (nhà thơ Lữ Kiều) có người cháu họ ở Nha Trang, là một cô giáo dạy văn.
Khi
TTM đến thăm, nghe nói ông đi cùng với Đỗ Hồng Ngọc, cô bèn gởi một mẻ cá nục
kho keo, kèm với mấy dòng chữ…
Về
Saigon mình gọi phone ra cảm ơn. Cô bảo có gì đâu, bác sĩ đừng bận tâm, “Rau
sắng chùa Hương” đó mà!
Cô
tên LP, năm nay vừa tròn 70 tuổi.
Hẹn
thư sau,
ĐỖ
HỒNG NGỌC.
Thư gửi bạn xa đọc rất hay, cảm ơn bạn đã pót bài nhé , bạn có thể cần xem các thông tin sau >> Xem niềng răng cho trẻ với các khí cụ như thế nào ?
ReplyDelete