Bạn Văn
Đỗ Hồng Ngọc
Nỗi
đau vì sự mất mát của con gái, tình yêu dành cho những điều nhẹ nhàng, trân quý
trong cuộc sống khiến vị bác sĩ cảm tác nên những vần thơ đẹp.
Gần
đây, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc phát hành hai cuốn sách mới, đó là: Thư cho bé sơ
sinh & những bài thơ khác và Thiền và sức khỏe.
Trong
lời bạt tập thơ mới của Đỗ Hồng Ngọc, giáo sư Huỳnh Như Phương viết
"Thơ Đỗ Hồng Ngọc ẩn hiện giữa cuộc đời. Câu thơ chan hòa, giản dị, như bật
ra từ trái tim...".
Hoạt
động trong ngành y, nhưng ông là vị bác sĩ mê thơ. Nhiều người nhìn ông như một thầy thuốc đi làm thơ nhưng thực
ra ông cũng được xem là nhà thơ (nghệ danh Đỗ Nghê) đi làm... thầy thuốc. Thơ
chiếm không nhiều trong số lượng sách ông từng xuất bản (trên 30 cuốn) nhưng
giúp thể hiện nhiều góc cạnh của ông nhất: đa tình, lãng du, suy tưởng, chiêm
nghiệm và hướng thiền...
|
Ở Thư
cho bé sơ sinh và những bài thơ khác, trong phần thứ ba, Đỗ Hồng Ngọc dành
11 bài thơ viết riêng cho đứa con gái vắn số của anh, đã qua đời vì một tai nạn.
Những vần thơ anh viết về đứa con rút ruột của mình vừa yêu thương, vừa tự hào,
vừa xót xa, bất lực. Tác giả vừa tự trách mình đã không thể hiện tình yêu
thương với con đủ nhiều ngay khi còn có thể. Có lẽ đây là phần xúc động nhất của
tập thơ vì chạm đến trái tim của mọi người.
Từ những
biến cố, mất mát của cuộc đời, ý niệm về thiền bước vào đời sống của Đỗ Hồng Ngọc
tự nhiên như hơi thở. Đây là điều được đề cập ở ấn phẩm thứ hai của ông. Trong
thơ có thiền, trong thiền có thơ.
Hãy
cùng đọc bài "Thở" của ông:
"Lắng nghe hơi thở của mình
Mới hay hơi thở đã nghìn năm xưa
Một hôm hơi thở tình cờ
Dính vào hạt bụi thành ra của mình
Của mình chẳng phải của mình
Thì ra hơi thở của nghìn năm sau...!"
Mới hay hơi thở đã nghìn năm xưa
Một hôm hơi thở tình cờ
Dính vào hạt bụi thành ra của mình
Của mình chẳng phải của mình
Thì ra hơi thở của nghìn năm sau...!"
Trong
lời ngỏ cuốn sách, Đỗ Hồng Ngọc viết: "Khi bước đi được những bước đầu
tiên lẫm chẫm như một em bé trên nền đất, tôi thấy quả là một phép lạ. Tôi nhìn
tôi trong gương với cái đầu trọc lóc và thấy tức cười. Tôi đó ư? Vậy mà lâu nay
tôi tưởng tôi là cái gì khác chứ! Bạn bè trong ngành ai cũng thương cho thật
nhiều thuốc. Tôi chọn dùng một thứ duy nhất bởi biết bệnh tôi không thể chữa bằng
thuốc. Phải đi tìm một con đường khác thôi. Rồi tôi đọc lại Tâm Kinh 'Quán Tự Tại
Bồ-tát hành thâm Bát Nhã ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất
thiết khổ ách...'. Những câu kinh xưa mịt mờ bây giờ bỗng sáng rõ với tôi. Phải
rồi. Phải tự tại. Phải dựa vào chính mình thôi. Tôi vừa tìm hiểu kinh thư vừa lục
toang đống sách y khoa đã học từ mấy chục năm trước để tìm kiếm. Thì ra có sẵn
một con đường mà bấy lâu xa lạ".
Bác
sĩ Đỗ Hồng Ngọc sinh năm 1940 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Ông là tiến sĩ y khoa
quốc gia, tốt nghiệp Y khoa Đại học đường Sài Gòn (1969). Ông cộng tác với rất
nhiều báo, tạp chí. Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có: Thể loại tạp văn: Gió
heo may đã về; Già ơi…Chào bạn! Nghĩ từ trái tim, Những người trẻ lạ
lùng; Thầy thuốc và bệnh nhân, Như ngàn thang thuốc bổ, Cành
mai sân trước (tuyển tập), Thư gởi người bận rộn 1,2, Khi người
ta lớn, Như thị, Chẳng cũng khoái ru?, Gươm báu trao tay, Nhớ
đến một người, Thấp thoáng lời Kinh...
Ông
có các tập thơ đã xuất bản như: Tình người (1967), Thơ Đỗ Nghê (1973),
Giữa hoàng hôn xưa (1993), Vòng quanh (1997)...
(Trang
nhà BS Đỗ Hồng Ngọc)
No comments:
Post a Comment