Trần
Hoài Thư
Kodi Lee
1.
Lúc
chưa có đại dịch ồ ạt tấn công quả đất, thế giới mạng xôn xao về chuyện một thí
sinh của chương trình “America’s Got
Talent” đã làm chấn động những người yêu
nghệ thuật qua sự diễn xuất tuyệt vời có một không hai của chàng. Đó là Kodi
Lee. 22 tuổi, mù và bị chứng tự kỷ (autism). Autism là căn bệnh về thần kinh
não bộ, ảnh hưởng phần lớn ở tiếng nói (communication).
Thú
thật tôi đã xem biết bao nhiêu lần về cái video này. Cứ mỗi lần xem là mỗi lần
muốn rưng rưng!
Có
phải đây là một ân sủng mà Thượng đế đã dành cho người bị mất mát quá nhiều
chăng. Mù đã là một sự bất hạnh khủng khiếp rồi, huống hồ lại thêm chứng
autism.
Và
cái ân điển này chính là âm nhạc. Chính âm nhạc đã cứu Kodi Lee như lời của
thân mẫu chàng nói trước ban giám khảo khi giới thiệu về con bà:
“Through
music and performing he was able to withstand living in this world, When you’re
autistic, it’s really hard to do what everybody else does. It actually has
saved his life, playing music.”
Trên
trang này có nhiều lần tôi đã nói lền niềm cảm tạ nghệ thuật, đặc biệt là âm
nhạc. Nó đã giúp Y. giúp tôi. Cứ mỗi lần Y. lên cơn, là mỗi lần tôi mở youtube,
cho Y. nghe bài Chùa Hương, Tóc Mây, hay những bài thơ của TTKH qua giọng ngâm
của Hoàng Oanh. Không phải lần nào cũng có hiệu quả. Nhưng phần lớn chúng giúp
cho Y. giảm cơn mê loạn, bão từ từ rời xa để trôi ra biển. Và Y. đắm chìm trong
cõi âm nhạc. Y. nín thinh, Đôi mắt đăm đăm nhìn vào màn ảnh nhỏ.
Sau
một hồi, là Y. lim dim mắt.
Dưới
đây là một bài thơ và bài văn tôi làm
vào cuối năm 2018, để nóii lên sự mầu nhiệm của nghệ thuật:
NGỦ
Với
em bây giờ một vạn lời kinh
Cũng
không bằng ‘Hà Nội Ngày Tháng Cũ’
Một
vạn lời cầu nguyện
Cũng
không bằng một giấc ngủ
để
em quên đi những khổ nạn cuộc đời
Em
có hay là tôi cũng ngủ rồi
Nhưng
cuối cùng cũng sẽ thức cùng nỗi buồn
khủng khiếp
2.
Ông
bác sĩ chuyên khoa tâm lý hỏi Y.: Bà ăn được không. Bà ngủ được không. Bà có
thấy ác mộng không. Chiến tranh VN có ảnh hưởng đến bà không… Tôi đứng bên,
dịch những câu hỏi của ông ta. Nhưng Y. cứ nhìn chăm chăm vào ông, đôi mắt vô
hồn. Tôi biết Y. đâu có bao giờ hiểu câu hỏi để mà trả lời. Y. đã mất cái
ý thức hay nhận thức. Bây giờ tôi đại
diện Y. để trả lời ông. Ông lại hỏi tiếp: Thú vui của bà là gì. TV? Dọc sách ?
Trời
ơi, ông làm như Y. là một người bình thường. Tôi lại trả lời: Nhà tôi rất thích
âm nhạc, hội họa… Cách đây một năm, nhà
tôi lên cơn la gào, bảo bạn bè tôi đến nhà lấy hết những bức tranh của bả hết
rồi. Tôi chỉ còn cách là chụp hình những bức tranh ấy để làm bằng cớ. Bà rất
yêu tranh ảnh. Cũng như âm nhạc hay những folk song… Khi cho bả ăn xong là tôi mở tablet để bả
nghe nhạc… Một đỗi bả ngủ. Ông bác sĩ
nghe xong liền rà iphone mở một bản nhạc Việt. Có lẽ ông search google
“Vietnamese song”. Ông đưa iphone đến trước mặt Y. hỏi. Bà thích không. Y.. nhìn chăm chăm chăm vào
iphone, bỗng buột miệng. I like classic music. Danuble bleue… Tiếng Mỹ tiếng
Pháp trộn chung. Ông bác sĩ ngẩn ngơ. Tôi lại thay mặt nói với ông về sở thích
của Y cũng như về sự mầu nhiệm của nghệ thuật. Có lẽ tôi là sư phụ của ông. Bởi
ông chỉ có bằng cấp. Và tôi thì có kinh nghiệm. Bởi cái bằng cấp này chẳng giúp
gì một người bệnh như Y. Làm sao hiểu cái não bộ bị “damaged” nghĩ gì. Ông cũng
đã từng nói job của ông là nói chứ không phải cho thuốc mà. (my job is talking
not giving medecine) Nhưng tôi không
nói. Nói cũng vô ích. Tôi có thuốc. Làm sao ông biết có một phương thuốc mầu
nhiệm là nghệ thuật mới có thể giúp bệnh nhân trong lúc này. Và làm sao giúp
tôi còn đứng vũng đôi chân khi suốt ngày nước mắt thấm lạnh trước những cơn
điên loạn tội tình của người bạn đời. Làm sao ông biết tôi lịm thiếp trươc một
câu thơ hay ngây ngất trước mợt ý tưởng trong cuốn tiểu thuyết "L'homme
qui voyagea seul" của CV Gheorghiu....
3.
Nghệ
thuật không phải là món ăn ngon lạ hiếm. Nghệ thuật không phải là đi xem Chùa
Hương, Vịnh Hạ Long, Vạn Lý Trường Thành...Chúng là hình ảnh. Chúng chẳng mang
gì cảm xúc như khi ta đứng trên đỉnh đồi hỏa lực ở Tân Cảnh, mây làm oai đụng
ta, nhưng rẽ làm dôi xuôi chiều tiếp tục tái giang hồ. Va sương thấm dày đầu
tóc. Để một ngày sương núi áy biến thành cước trắng. Nhưng thứ đó thật bình
thương nhưng thật vô cùng cảm động làm sao.
4.
Nghệ
thuật. Hôm qua tôi post một bài tôi viết cách đây 18 năm về một buổi chiều chủ nhật trong quán cà phê Mỹ, trong đó tôi
có dề cập đến vai trò quan yếu trong đời sống tinh thần của con người:
Cám
ơn nghệ thuật đã cho đời lên hương lên phấn. Cám ơn nỗi vui nỗi buồn nức nở
rưng rưng đọng theo từng giọt nhỏ âm thanh quyện vào tim vào óc. Nghệ thuật.
Phục vụ nhân sinh hay vị nhân sinh. Không cần thắc mắc. Không cần bận tâm. Chỉ
biết ta đang ngây ngất. Chân ta đập theo. Tim ta cũng đập theo. Như theo một
nhịp luân vũ. Mùa xuân.
Và
bây giờ thêm một lần tôi cảm tạ nghệ thuật. Nó là tiếng ca của Út Trà Ôn qua Gánh
Nước Đêm Trăng, Tình anh bán chiếu… Nó là Con đường Cái Quan hay
trường ca Mẹ Việt Nam… Nó là những video về Mùa nước nổi, về sông nước
quê nhà…. Khi cai tablet đặt trên bàn bệnh nhân, sau khi bát chén, dĩa muỗng
thu dọn, và sau những cơn cuồng nộ như bão cấp 10, thì tiếng ca cất lên. Người
bệnh tự nhiên yên lặng, mắt chăm chú nhìn vào màn ảnh nhỏ… Tôi thì ngồi cạnh,
chờ hết bài để bắt qua một bản nhạc hay một chương trình khác vì tay Y. không
thể một mình làm được. Những lúc như vậy, tôi cũng để hồn vào tiếng nhạc lời
ca… Có khi tôi lim dim ngủ quên…
Tôi
bỗng thương hại ông bác sĩ tâm lý khi mở Iphone chọn bài Trường Sơn Đông Trường
Sơn Tây. Bởi ông không hiểu nghệ thuật là gì...
THT
No comments:
Post a Comment