Huyvespa
Hai
tiếng thơ lục bát – mà từ đó, lục bát của tình tự dân tộc 20 năm văn chương
miền Nam nói riêng và của một Việt Nam điêu linh nói chung không còn là
một lục bát cũ kỹ nữa mà là một óng ả mới, một mượt mà cách tân … song
vẫn còn thơm đẫm ướt “mùi hoàng lan đêm xuân”, mùi “hương cau, thông vàng, bụi
phấn”, mùi của thơm tho những lời ru của mẹ, mùi của hương Việt Nam…Đó là một
của Cung Trầm Tưởng đem đến những mới mẻ từ những “người em xóm học”, những
người em “tóc vàng sợi nhỏ” … và còn lại, là lục bát của Huy Tưởng cách tân
theo kiểu khác, đến từ những ý táo bạo và những tứ huyễn mộng tạo thành không
khí lục bát Huy Tưởng.
Lục bát của Huy Tưởng như những giấc mơ trong “vườn chiêm bao” vừa cô liêu vừa day dứt…
…Sự
tịch mịch, lặng lẽ…rồi bỗng cất tiếng thét trong câm lặng, một nét cọ
dường-như-vô-tình vẩy lên tấm toan trắng… vướng trên đó một ảo hình khó phai.
Trên
những vùng trời viễn mộng đó, chập chờn ẩn hiện tử sinh – tồn vong – thân phận
– sự mắc kẹt ..cuộc trốn chạy, đuổi bắt của những thành hình & vô hình…
nhận thức vs. vô thức, sự tất bật của khối kính vạn hoa màu sắc, âm điệu, hình
ảnh, có lý và vô lý như lời của một con “Bướm khuya gáy đỏ mơ người/ Chim bay
ngút mộ ghi lời cuối sương…”
Ngôn
ngữ trong thơ Huy Tưởng mênh mang một hương vị thiền nhưng cũng vừa đó một thật
của nỗi đau, thật của một cơn mộng, thật của một cõi “dưới dương thế cũng sa
mù”, thật của một nghi vấn “Chao ôi tóc Ngã rợp trời/ Sao không phủ xuống ghi
lời Pháp Châu?”
Giữa những
lời nói, giữa những hình ảnh thoáng hiện qua mắt, giữa những niềm vui – nỗi
buồn, giữa những lối về cố quận, giữa những chuyến đi vào lòng sống…là thơ..
Tôi
muốn cảm ơn thơ của Huy Tưởng, đã nói lên những vô ngôn ấy, trong khắp cùng
của…
“Mít mùng cành im lặng
Khói xanh mù,
khói điên…”
May 20, 2014
huyvespa@gmail.com
No comments:
Post a Comment