Nguyên
Giác Phan Tấn Hải
Thầy Tuệ Sỹ. Nguyên Giác
vẽ
Mỗi
khi suy nghĩ về Thầy Tuệ Sỹ, tôi luôn luôn tự thấy rằng mình không tìm đủ lời
để ca ngợi, để nói minh bạch những suy nghĩ của mình về Thầy, một trong những
cột trụ của Đại Học Vạn Hạnh, nơi đã xây dựng một Tàng Kinh Các cho nền Phật
học quê nhà từ hơn nửa thế kỷ trước. Tôi từng suy nghĩ về sự may mắn của dân
tộc, và của bản thân mình, rằng nếu không có Đại học này, nếu không có những
tác phẩm nơi này, và nếu không có các bậc thầy nơi đây, cõi thế gian (của tôi,
và của rất nhiều bạn khác) sẽ tội nghiệp biết là bao nhiêu.
Tôi
học bên Đại học Văn Khoa, không phải sinh viên Đại Học Vạn Hạnh, nhưng đã luôn
luôn tìm đọc và trân quý các tác phẩm của Thầy Minh Châu, Thầy Trí Siêu Lê Mạnh
Thát, Thầy Tuệ Sỹ, Ni sư Trí Hải, và nhiều vị nữa. Tôi đã say mê đọc các dòng
thơ siêu xuất của Bùi Giáng, của Phạm Công Thiện, của Hoài Khanh… và thỉnh
thoảng bước vào lang thang nơi các hành lang Đại Học Vạn Hạnh chỉ để cảm nhận
bầu không khí học Phật nơi đây, và rồi lên xem Thư Viện Vạn Hạnh ở trên một
tầng lầu rất cao, và rồi ra quán cà phê nơi đường Trưởng Minh Giảng, ngồi một
chút rồi phóng xe đạp về. Dĩ nhiên, những gì tôi thấy, tôi nghe, tôi cảm nhận
như thế chẳng thơ mộng chút nào, so với các trang giấy tôi đọc, so với những gì
tôi đọc từ bản dịch Thiền Luận của Thầy Tuệ Sỹ.
Rồi
có lúc, trong khi đọc một truyện Bản Sanh, tôi đã tin rằng thế hệ những người
xây dựng Đại học Vạn Hạnh hẳn phải là những vị đã từng có cơ duyên tụ hội nơi
một góc rừng, ngồi quanh Đức Phật Thích Ca và được Thế Tôn dặn lời huyền ký là
hơn hai ngàn năm sau hãy tới bên bờ Biển Đông để dắt dìu bọn học trò như tôi.
Đối với tôi, chữ của Đại Học Vạn Hạnh có sức mạnh như thế, và trong đó cũng là
những công trình của Thầy Tuệ Sỹ.
Cho
tới bây giờ, tuy đã vào tuổi xưa nay hiếm, tôi vẫn chưa trực tiếp gặp Thầy Tuệ
Sỹ, chưa có cơ duyên nghe trực tiếp từ Thầy. Những cơ duyên tôi nhìn thấy và
nghe giọng Thầy chỉ là qua Zoom, và trước đó thật lâu còn là qua PalTalk. Tôi
đã từng được đọc và nghe kể từ những người có cơ duyên thân cận xa xưa với Thầy
Tuệ Sỹ, như Ni Trưởng Tuệ Hạnh (đang ở Úc châu, người gom các bài thơ của Thầy
và cầm ra hải ngoại khi Thầy bị giam), như nhà báo Tâm Huy Huỳnh Kim Quang (cựu
tăng sĩ, học trò của Thầy Tuệ Sỹ khi ở Quảng Hương Già Lam, và trở thành bạn
thân với tôi, thường xuyên gặp nhau), như nhà thơ Nhã Ca (học trò của Thầy Trí
Thủ và thân cận với quý Thầy Già Lam), và nhiều vị nữa.
Nhưng
đó là những giai thoại, phần nhiều có thể tìm đọc qua Internet, một số chuyện
tôi nghe kể riêng thì chỉ để bụng theo dõi, như khi Thầy Tuệ Sỹ sang Nhật Bản
chữa trị ung thư. Bản thân tôi trong cương vị nhà báo, gần 3 thập niên ngồi
dịch tin cho Việt Báo, đã có cơ duyên quan sát thời sự quê nhà, tình hình Phật
Giáo và những thông tin về Thầy Tuệ Sỹ qua những dòng tin từ các phóng viên
quốc tế. Cũng có lúc tôi thắc mắc vì sao khi Thầy Nhất Hạnh tới Chùa Già Lam
tìm thăm, Thầy Tuệ Sỹ lại nhập thất, không tiếp, nhưng tôi không bao giờ đưa
mọi chuyện thành vấn đề. Tôi luôn luôn tự xem mình như một đứa nhỏ, một cậu
nhóc học Phật chưa bao giờ trưởng thành, và nhìn mọi chuyện trong sân nhà chùa
như chuyện trong sân nhà chùa, nơi các nhà sư trong mắt tôi đã trở thành những
Bồ Đề Đạt Ma và những Huệ Khả. Nơi đó, trong mắt tôi, Thầy Tuệ Sỹ là một pho
tượng gỗ, trong cơ duyên nào đó đã hóa thân thành người, để biết đi, biết ngồi,
biết nói, biết cười, biết dịch Kinh luận, và biết làm thơ. Và rồi, khi có ai
muốn níu kéo Thầy Tuệ Sỹ về lại những tranh cãi thế gian, Thầy liền treo bảng
nhập thất và hóa thân lần nữa để làm tượng gỗ.
Có
một thời gian, khi nghiên cứu về Early Buddhism (Phật giáo sơ kỳ, Phật giáo sơ thời),
tôi khám phá ra Tạng Kinh A Hàm do Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Thích Đức Thắng dịch,
lưu giữ ở mạng Sutta Central. Tôi tìm ra hai nhóm Kinh Nhật Tụng của chư Tăng
ni trong thời Đức Phật còn sinh tiền là hai phẩm cuối của Kinh Tập (Phẩm Tám,
và Phẩm Con Đường Qua Bờ Kia). Tôi tìm tất cả các bản tiếng Anh có thể có, để
đối chiếu và để dịch sang tiếng Việt cho ở mức mà tôi tin gần với ý Đức Phật
nhất. Trong khi dịch như thế, phần tham khảo các Kinh khác trong Tạng Pali (do
Thầy Minh Châu dịch) và Tạng A Hàm rất cần thiết để hiểu ngôn phong của Đức
Phật trong những năm đầu khi mới hoằng pháp. Không gì so sánh được với cảm nhận
hạnh phúc khi dò tìm những lời xưa nhất của Đức Phật; thí dụ, hình ảnh Kinh Kim
Cang và Kinh Pháp Bảo Đàn trong Tạng A Hàm và Tạng Pali (Nikāya) vừa dẫn; thí
dụ, cách nói là “bình an,” thay vì nói là “Niết bàn” như thói quen của người
học Phật nhiều thế kỷ sau; thí dụ, cách nói “hiểu biết về danh sắc” thay vì nói
là “tứ niệm xứ”; thí dụ, tìm hiểu dị biệt giữa Theravada và Early Buddhism, và nhiều
vấn đề khác… Dĩ nhiên, tôi dựa phần lớn cũng vào những cuộc nghiên cứu khác của
các nhà sư viết tiếng Anh, vì tự thân mình không hiểu tiếng Pali và Sanskrit.
Trên con đường học Phật như thế, tôi đã thấy một số mũi tên nơi các dấu mốc do
Thầy Tuệ Sỹ (và nhiều Thầy khác, trong đó có Thầy Minh Châu, Thầy Nhất Hạnh,
Thầy Thích Đức Thắng…) cắm dọc theo lối đi xuyên qua cánh rừng vô minh.
Tôi
luôn luôn nhớ rằng Thầy Tuệ Sỹ đã hiển lộ những nét phi thường từ khi còn niên
thiếu. Một lần, khi đọc Kinh Pháp Cú, tôi sững sờ khi đọc bài Kệ 382. Bản dịch
của Thầy Minh Châu như sau:
382.
"Tỷ
kheo tuy tuổi nhỏ
Siêng
tu giáo pháp Phật,
Soi
sáng thế gian này,
Như
trăng thoát khỏi mây."
Có
phải Đức Phật đã huyền ký như thế về Thầy Tuệ Sỹ? Hay chỉ là trùng hợp? Thầy Tuệ
Sỹ là một vầng trăng sáng. Đúng như thế. Vầng trăng sáng còn là hình ảnh khuôn
mặt của Thế Tôn. Tôi nhớ rằng, trong Kinh Bản Sanh số 1, bản tiếng Anh là
“Apannaka Jātaka: Crossing the Wilderness” (Jat 1) khi Đức Phật chuẩn bị kể
truyện cho ngài Cấp Cô Độc và 500 tăng chúng nghe, “Khuôn mặt Đức Phật hiện ra
như một vầng trăng tròn và thân Ngài được vây quanh bởi hào quang sáng ngời…”
(The Buddha’s face appeared like a full moon, and his body was surrounded by a
radiant aura…). Xin nhắc rằng, khi viết lý luận, tôi không bao giờ muốn nhắc
tới những chuyện thần kỳ. Nhưng nhìn cho kỹ, có gì trên đời này mà không thần
kỳ? Thỉnh thoảng, có những lúc, bạn cũng sẽ thấy tất cả thế gian này đều hiện
ra như một cõi Phật bất khả tư nghì…
Đối
với những người hữu duyên, Thầy Tuệ Sỹ đã hiện ra như một vầng trăng sáng, lặng
lẽ soi đường cho những người đi ban đêm. Vầng trăng sáng cũng là một hạnh sống
ẩn dật, bất kể là nơi núi cao hay rừng sâu, đưa ánh sáng cho người cần tìm lối
đi. Đọc lại Kinh Pháp Cú, tôi cũng thấy bài Kệ 173, Thầy Minh Châu dịch như
sau:
173.
"Ai
dùng các hạnh lành,
Làm
xóa mờ nghiệp ác,
Chói
sáng rực đời này,
Như
trăng thoát mây che."
Một
điểm cũng rất tương ưng với đời sống của Thầy Tuệ Sỹ, nói theo ẩn dụ trong Kinh
Phật là: Thầy đã sống y hệt như mặt trăng, như bàn tay giữa hư không, và không
bị dính mắc hay trói buộc nào. Kinh Nguyệt Dụ SN 16.3, ghi lời Đức Phật, trích
bản dịch của Thầy Minh Châu:
“…
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, hãy giống như mặt trăng khi đi đến các gia đình,
thân phải dè dặt, tâm phải dè dặt, luôn luôn là người mới giữa các gia đình,
không có đường đột xông xáo…. Rồi Thế Tôn vẫy bàn tay giữa hư không: —Ví như,
này các Tỷ-kheo, bàn tay này giữa hư không, không bị dính vào, không bị nắm
lấy, không bị trói buộc. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, là vị Tỷ-kheo đi đến các
gia đình, tâm không bị dính vào, không bị nắm lấy, không bị trói buộc, nghĩ
rằng: ‘Những ai muốn được lợi, hãy được lợi! Những ai muốn công đức, hãy làm
các công đức…’”
Đối
chiếu suốt cuộc đời của Thầy Tuệ Sỹ tới giờ, cũng có thể nghĩ rằng hình ảnh của
Thầy tương ưng với thơ Thiền Việt Nam: nơi đây, không gọi là Có, cũng không gọi
là Không. Nơi đây, Thầy Tuệ Sỹ là hiện thân hệt như ánh trăng hiện ra dưới mặt
hồ, rất mong manh, rất sương khói, đưa ra ánh sáng cho đời, nhưng không gì lưu
giữ được, và cũng không dính mắc vào đâu.
Thiền
sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) từng có bài thơ như sau:
Tạc
hữu trần sa hữu,
Vi
không nhất thiết không.
Hữu,
không như thuỷ nguyệt,
Vật
trước hữu không không.
(Dịch
nghĩa: Nói có, thì nhỏ như hạt bụi cũng có. Nói không, thì trọn thế gian đều là
không. Có với Không chỉ là như mặt trăng hiện dưới nước. Đừng dính mắc vào Có
với Không làm chi.)
Thiền
sư Huyền Quang (1254-1334) đã dịch như sau:
Có
thì có tự mảy may
Không
thì cả thế gian này cũng không
Kìa
xem bóng nguyệt lòng sông
Ai
hay không có, có không là gì?
Sự
thật như thế. Với tôi, Thầy Tuệ Sỹ đã hiện ra như một vầng trăng sáng trong
bóng đêm lịch sử, lặng lẽ, không dính mắc, không bận tâm vào bất cứ những gì,
dù là có với không. Với tôi, Thầy không phải là có, vì bốn đại vốn không, năm
uẩn không thực, thì lấy gì gọi là có. Với tôi, Thầy không phải là không, vì đã
có một vầng trăng sáng như thế, lơ lửng trên bầu trời đêm, lấp lánh nơi mặt
nước hồ, rọi sáng những gì cần được biết tới.
Nơi
đây, xin ngợi ca Thầy bằng mấy dòng thơ:
Một
thời đầy những nghi vấn
tôi
tìm về lời Đức Phật,
Thầy
Tuệ Sỹ như trăng sáng
hiển
lộ lời rất ẩn mật.
(Trích
từ Kỷ yếu Tri ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Hội Đồng Hoằng Pháp ấn hành, 2023 – hoangphap.org)
PTH
No comments:
Post a Comment