Tô
Thẩm Huy
NTKhánhMinh & các bạn văn
Thanh Lương.
NQThái
- Sao là lục bát ?
- Thưa, lục 勠 là gom góp.
- Thật vậy sao ?
- Thưa, lục tề ý tứ - gom xếp lại các ý
tưởng.
- Còn bát ?
- Thưa, bát 撥 là cái phím gảy đàn,
Khúc chung thu bát
đương tâm hoạch / Tứ huyền nhất thanh như liệt bạch.
Dứt bài lướt phím mặt
đàn / Bốn dây lụa xé vút lan đêm trường.
- Thế lục bát là sự tình gì ?
- Thưa là góp xếp lại các phím đàn, hòng
lục ý đồng tâm mà gảy lên các cung bậc sáu tám khác nhau.
- Khác nhau như thế nào ?
- Thưa, có lúc nó du dương hiền hòa như
dòng ca dao ngọt ngào êm dịu.
- Như ?
Như:
Đem về. Một vạt nắng
trong
Mở trang giấy ép một
lòng ban mai
Hỏi con nắng. Đã vì
ai
Để trang giấy mở thơm
hoài bình minh
- Sao lại đem vạt nắng ép nó vào trang
giấy ? Mà con nắng ấy đã vì ai, hà cớ gì mà nó xui trang giấy mở ra, thơm hoài
bình minh như thế ?
- Thưa ban mai và trang giấy trắng đã phải
lòng nhau từ buổi cảo thơm ngày nọ. Tôi cũng chẳng biết vì ai mà con nắng đã về
nằm trên lòng trang giấy. Hỏi ông Bùi Giáng thì ông ấy bảo là đi hỏi ông Hồ
Dzếnh. Hỏi ông Hồ Dzếnh thì ông ấy bảo nguyên do là vì thơ nó về:
Thơ về nắng sáng lừng
bay
Gấp đi cánh phượng
cho ngày rạng ra.
- Nghĩa là ?
- Là cái vạt nắng hiền hòa như dòng ca dao
ấy đã rời khỏi trang giấy mà đi theo vạt nắng của ông Hồ Dzếnh, nó đang cùng
buổi sáng tung tăng rót ngày vào lòng đường phố:
Tạ ơn buổi sáng rất
đầy
Có con nắng ấm rót
ngày vào tôi
Xôn xao phố lạ dòng
người
Ban mai gần lại tiếng
cười thân quen
Hẳn
là từ trời xanh nhìn xuống thấy nó tung tăng vui lắm, nên mây trắng cũng đang
muốn dời nhà xuống trần gian:
Mây trắng ngó xuống
trần gian
Ngạc nhiên sao nắng
vui tràn thế kia
Vậy trên này hay dưới
kia
Cõi nào là cõi thuộc
về trời xanh?
Những
lúc nó là dòng ca dao hiền hòa nhu thuận thì lục bát ấy thực là đáng yêu vô
ngần lắm vậy.
Như:
Đêm qua đất mở mịt
mùng
Sáng nay đất chở vô
cùng nhịp vui
Trời chung cả cái
xanh trời
Tôi thêm nữa, những
nụ cười tôi đang
Thế là, một cõi trần
gian…
Hay:
Ô trần gian có phải
nơi
Để lòng rộng mở để
hơi thở đầy
Cho tôi biết cuộc
sống này
Từng phút trôi là
từng giây sống đời
Từng thương yêu. Để
yêu người
Lại
có lúc nó như cô con gái tuổi dậy thì, tối nằm mộng suốt canh trường, sáng ra
lại mắc cỡ khi nhìn thấy giọt lệ:
ƠN
NỤ CƯỜI
Hôm qua hạt lệ thâu
canh
Sáng nay đọng lại
trên cành, hạt sương
Mắc cỡ vì sao đã
buồn…
Hôm qua, lắm mộng đêm
trường
Hôm nay ngơ ngác bên
đường, bình minh
Hóa ra còn mặt đất
xinh…
Nằm mộng xong rồi nó
lại ngó lên trời xanh:
Hôm qua ngó lên trời
xanh
Sợ cái mênh mông làm
thành cỏ mộ
Hôm nay nhìn lên lần
nữa
Mầu xanh ơi lộng gió
lòng tôi
Ăn thua là ở nụ cười…
Ăn
thua là ở nụ cười? Sáu chữ ấy mềm mại là
vậy mà uy lực thật vô song. Nó biến cái mông mênh của trời xanh cỏ mộ hôm qua
thành cõi nghìn đời của mây trắng hôm nay. Nó chứa đựng cái ảo diệu của Tâm
kinh Bát Nhã. Đọc đến câu thơ ấy ắt phải nhớ đến câu thơ của Cái Trọng Ty thi
sĩ: Trong môi hôn có nụ cười buồn. Quả thế. Quả là Ăn thua là ở nụ cười. Nhất
là nụ cười buồn. Nó biến mọi nỗi buồn ở trần gian thành nụ cười trên môi.
Một điều đã ở hôm qua
Bao điều còn ở rất
xa. Bên trời
Lưng chừng. Bao nhịp
khơi vơi
Sẩy chân. Nghe khoảnh
khắc rơi bên đường
Dường như chưa vẹn
yêu thương
Xin trở lại. Về gần
hơn. Bước mình
Về gần hơn. Mặt đất
xinh
Một vòng tay. Ấm nỗi
tình nhân gian
- Sao nghe trong câu Hôm nay nhìn lên lần
nữa / Mầu xanh ơi lộng gió lòng tôi, hay câu Dường như chưa vẹn yêu thương /
Xin trở lại. Về gần hơn. Bước mình, các câu ấy nghe như khúc khắc? Lục bát sao
lại ngắt nhịp 3-3-2, sao bằng lạc trắc đi đâu mất rồi ?
- Thưa lục bát đồng tấu. Như đã nói, bát
tấu là gảy đàn, lục là sắp xếp lại. Lục
bát đồng tấu là sắp xếp lại các phím đàn cho chúng gảy lên những cung bậc khác
nhau. Không phải là lúc nào nó cũng nhu thuận hiền hòa. Các phím đàn bát tấu ấy
có lúc nó lục lọi, sắp xếp lại cái cung cầm lục bát riêng tư theo ý nó. Có lúc
nó cho lục là sáu, mà có khi chỉ là năm. Lại có lúc nó cho bát lả tám mà có lúc
chỉ là bảy, hay chín v.v.. Các phím đàn ấy vốn hay tung tăng như cánh bướm
ngoài đồng nội, chẳng thể biết lúc nào nó sẽ vươn cánh bay lên hay sắp nghiêng
mình chao xuống. Nó biến tấu lục bát theo cách nhịp của nó, phải đọc to lên mới
có thể nghe ra cái cung cầm ấy. Xin mời nghe mấy bài lục bát biến tấu từ câu ca
dao Tháng Giêng là tháng ăn chơi, Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè, Tháng Tư
đong đậu nấu chè:
NHỊP
XUÂN
1.
Ngày mùa anh nắng dậy
Nhịp đồng hoa em mẩy
hạt xuân thơm
Ô tháng Giêng nào vậy
Hát thệ chiều em lẫy
thắm tà buông
Đêm anh câu mái đẩy
Dịu dòng quê sông láy
hội em hương
2.
Ngày mùa hoa kết trái
Nguyên tiêu ngày gió
trẩy nụ em xanh
Tháng Giêng ăn chơi
đấy
Em lẩy điệu mùa dậy
nhịp xuân anh
Từ
đấy, nghe trong lục bát đã thấy có sự tình kỳ bí là vần trắc đang âu yếm ôm lấy
vần bằng. Lục bát Việt Nam bắt nguồn từ cái tiếng nói vốn là âm nhạc, nên nó có
thể biến tấu thiên hình vạn trạng trong các cung bậc khác nhau mà vẫn nghe thấy
trong đó nhạc điệu, hơi hướm lời mẹ ru những buổi trưa hè. Tìm thì sẽ gặp, nghe
thì sẽ thấy. Xin mời đọc lại mấy câu thơ ấy thêm một lần nữa, xin đọc to lên,
xua đi cái cung bậc sáu tám quen thuộc cũ, hòng có thể nghe thấy bằng trắc đang
cùng nhau tung tăng bát tấu. Ngày mùa anh nắng dậy / Nhịp đồng hoa em mẩy hạt
xuân thơm / Ô tháng Giêng nào vậy / Hát thệ chiều em lẫy thắm tà buông / Đêm
anh câu mái đẩy / Dịu dòng quê sông láy hội em hương
Xin
mời nghe thêm mấy vần đồng dao.
ĐỒNG
DAO TA
Đồng dao ta, tập tầm
vông
Ỡm ờ có có không không.
Hẹn hò
Xòe hai tay… một tẽn
tò
Đồng dao ta, tập tầm
vó
Tìm chi không không
có có. Đùa chơi
Xòe hai tay… một ngậm
ngùi
Hóa ra mình đã lạc
nhau
Bao năm tìm bóng mà
đâu với hình
Cho ta giờ lại có
mình…
Ngồi xuống với nhau
tình tự
Cõi buồn xưa nhập cõi
chữ âm thầm
Tạ nhau, hai cõi tình
thâm
TĨNH
VẬT CHIỀU
Tôi ngồi lại. Một nốt
nhạc
tím. Và chiều, một
khúc hát bay xa
Rưng rưng mầu lá trên
hoa
Một vệt sáng ngày
vàng. Pha tĩnh vật
Rót đầy ly chiều ong
mật
Hứa hẹn tôi về một
giấc nắng mai
QUÊ
CŨ
Vừa pha mầu theo bình
minh
Đã vỡ òa theo dòng
xanh. Của nắng
Tung ban mai. Ngày
sóng sánh
Tràn xuống đây. Sân
gạch. Vẽ bóng rơi
Đúng nơi bóng ấy. Tôi
ngồi
Mỗi sáng trông lên
biển trời. Quê cũ
- Lục bát khánh minh là thế ư?
- Thưa không phải. Khánh 謦là tiếng nói nhỏ nhẹ,
thanh tao, nghe trong trẻo như tiếng ngọc va vào nhau.
- Thế còn minh?
- Thưa minh 鳴 là tiếng hót buổi
sớm mai của con chim đến từ cánh rừng trầm Khánh Hòa thơm ngát.
- Thế lục bát khánh minh là gì ?
- Thưa là những tiếng vọng về từ uyên
nguyên tinh khôi. Có lúc nó biến tấu nghe ngân nga những cung điệu réo rắt. Nếu
lục bát của Hồ Dzếnh là thi, thì lục bát khánh minh là từ khúc. Những biến tấu lục bát của Nguyễn Thị Khánh
Minh đẹp như những bài từ của Lý Thanh Chiếu.
Hương thơm của nó bay động mấy tầng thanh hư. Nhưng cũng có lúc nó quay
về với những vần lục bát nguyên thủy, êm đềm như lời Mẹ ru: Nước mắt dài hơn
người / Hạt đông thành đá. Hạt rơi vào hồn / Chợt hay cái nỗi quê hương…Chợt nghe
những bước bên đường gió ru / Hỏi thầm chiếc lá rơi thu / Thương không ? Tôi -
kẻ vọng-phu-quê-nhà. Ấy là lúc tác giả
của nó đang nhớ nhà, nhớ Cha, nhớ Mẹ. Xin mời đọc những vần thơ trong phần Ba
của tập thơ: THÁNG NĂM LA MỘNG ĐANG ĐI.
Nghe con gió kết một
ngàn sợi tơ
Xin người thả một
giấc mơ
Cho mây xanh ngủ. Lời
thơ đá vàng
Vẽ thử hạt lệ. Ồ
không
Vẽ chơi cười nụ. Lại
tròng trành môi
Vẽ thêm những bước
tới lui
Hóa ra dị mộng giữa
người và ta
Hỏi cận kề. Hỏi xa
xôi
Vòng vo trăng biếc nụ
cười chờ ai
Đụng hoài ngõ cụt
thiên nhai
Hỏi người một câu nợ
dài
Hạt duyên gieo ở phận
ngoài cải kim
Mù khơi góc biển đâu
tìm
Chiều rồi có con
chuồn kim
Bay trong gió thấp
kêu nghìn mưa sa
Hạt rơi mỏng hạt phôi
pha
Đóa bằng lăng rụng
bên đường
Sao màu tím vẫn tinh
sương thế này
Hay vì bờ cỏ xanh mây
Chiều ngậm một nửa
mặt trời
Nửa kia còn lại cho
đời bình minh
Sầu căm ở giữa. Đêm
thinh
Người
ta chẳng thể và chẳng nên nói gì về những vần thơ đẹp như thế. Những lời thơ ấy
là những vần lục bát trong cái vỏ sáu tám nguyên thủy. Nhưng ẩn chứa trong ấy là những tâm tình tinh
khôi khởi nguồn từ hồn dân tộc. Những tâm tình ấy thanh tao, tươi mát làm sao.
Nó gọi về cái hương thơm của làng mạc Việt Nam. Tôi mơ ước những buổi trưa hè
được nghe các bà mẹ Việt Nam ru con bằng những vần thơ trong sáng ấy.
TÔ
THẨM HUY
Houston,
Tiết Vũ Thủy, 2023
No comments:
Post a Comment