Phan
Thị Như Ngọc
Do
một cơ duyên ẩn mật, tôi đã đến kính cẩn cúi đầu ở một góc thiêng liêng trong
chùa Già Lam- Gò Vấp. Khi bước ra vườn chùa, dạo chậm rãi giữa những chậu kiểng
xanh tươi rồi vòng ra phía sau, thay chàng chào những bông Ngọc Lan trắng thơm
tinh khiết…tôi đã chạm tay vào Mùa Thu trong ngày Rằm tháng Bảy.
Rất đơn độc, nhưng không hề quạnh quẽ...
Cúi nhìn xuống mảnh hồ nhỏ trồng sen trước sân chùa, tôi thấy mây trắng mềm mại cuộn tròn. Và mái tóc tôi. Cả hai, trong đáy hồ chật hẹp.
Giữa những cánh sen, lung linh hiện ra Vườn nhà anh nhiều cây, nhiều hoa, yên tĩnh và bình dị. Vườn ngoài đó là vậy em à. Có cả ao nữa… Cha mẹ ngồi uống trà… Anh nhớ khói trà mỏng manh, tan dần trong ánh sáng đầu ngày…Tôi nghe giọng chàng kể về song thân, về ấu thời, về những cơn mưa quấn mình trong áo tơi lá đi học…thấy thèm quá một tuổi thơ như vậy.
Rời chùa Già Lam, Mùa Thu lững thững theo chân tôi, im lặng. Con đường Lê Quang Định dẫn ra Bà Chiểu như bị nén chặt, sôi lên, nóng rực. Lướt qua những dòng người xuôi ngược tất tả, lòng cứ thấy tiếc vẩn vơ- biết đâu trong đó chả có một tâm hồn nào, một tiền kiếp nào, một mùa xuân nào đang vẫy gọi thiết tha mà mình không kịp biết… Chiếc xe hơi phía trước thắng gấp, vài tiếng chửi tục rộ lên từ đống xe gắn máy dồn cục. Nói dại, nếu bị nghiến nát giữa rừng xe này, phần xương thịt đã đành, còn Mùa Thu và ý nghĩ của tôi, liệu có thoát bay kịp cùng với linh hồn?
Mùa Thu cười rộ. Nó chế diễu tôi. Tiếng cười trong như thủy tinh.
Chiếc lá bồ đề xanh tốt hái trên chùa Già Lam, tôi để trên tập thơ của chàng, cạnh những hạt đá- gọi là giọt lệ của đá thì đúng hơn- đã bắt đầu khô và trở màu vàng xám. Mùa Thu an ủi tôi. Nó gọi ra chiếc lá khác- chiếc lá trong ký ức thiếu nữ xa xưa- lá ngô đồng.
Ngày ấy, sính cổ thi, đọc câu Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu giữa lòng Đà Lạt không có ngô đồng, tôi đã sửa câu thơ nọ thành Anh đào nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu. Chẳng phải sao, nhìn những cây anh đào úa vàng, trút lá mùa thu dọc hồ Xuân Hương ai cũng biết mùa hạ đã tàn, thu trở mình và đông chực chờ đâu đó trên thung lũng xa xa. Chỉ một chiếc lá đào rơi là đủ bắc cầu cho con gái Đà Lạt bước vào mùa thu với mắt "ai kia" lặng thầm góc phố, với mưa phùn giăng màn thê thiết trong nhạc Đặng Thế Phong, Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn
Mùa thu, tôi đã giữ trong cặp nhiều lá đào của thiên thai Đà Lạt. Ép khô, đề thơ lên đó, quét sơn bóng, buộc nơ rồi tung lên tặng gió thu. Cầu kỳ hơn, có lần còn lấy tóc dài làm chỉ, thêu thơ. Bài thơ chưa thêu xong, người định tặng đã bước đi. Bỏ lại con đường, và núi đồi. Tôi không đọc cổ thi Trung Quốc nữa, mân mê trên tay bài thơ thêu dở. Apollinaire lại gần, đặt xuống bên tôi đóa thạch thảo, thì thầm Mùa Thu chết rồi…Mộng trùng lai không có được.Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi…Đừng đợi nữa!
PTNN
Hoa ngọc lan
Rất đơn độc, nhưng không hề quạnh quẽ...
Cúi nhìn xuống mảnh hồ nhỏ trồng sen trước sân chùa, tôi thấy mây trắng mềm mại cuộn tròn. Và mái tóc tôi. Cả hai, trong đáy hồ chật hẹp.
Giữa những cánh sen, lung linh hiện ra Vườn nhà anh nhiều cây, nhiều hoa, yên tĩnh và bình dị. Vườn ngoài đó là vậy em à. Có cả ao nữa… Cha mẹ ngồi uống trà… Anh nhớ khói trà mỏng manh, tan dần trong ánh sáng đầu ngày…Tôi nghe giọng chàng kể về song thân, về ấu thời, về những cơn mưa quấn mình trong áo tơi lá đi học…thấy thèm quá một tuổi thơ như vậy.
Rời chùa Già Lam, Mùa Thu lững thững theo chân tôi, im lặng. Con đường Lê Quang Định dẫn ra Bà Chiểu như bị nén chặt, sôi lên, nóng rực. Lướt qua những dòng người xuôi ngược tất tả, lòng cứ thấy tiếc vẩn vơ- biết đâu trong đó chả có một tâm hồn nào, một tiền kiếp nào, một mùa xuân nào đang vẫy gọi thiết tha mà mình không kịp biết… Chiếc xe hơi phía trước thắng gấp, vài tiếng chửi tục rộ lên từ đống xe gắn máy dồn cục. Nói dại, nếu bị nghiến nát giữa rừng xe này, phần xương thịt đã đành, còn Mùa Thu và ý nghĩ của tôi, liệu có thoát bay kịp cùng với linh hồn?
Mùa Thu cười rộ. Nó chế diễu tôi. Tiếng cười trong như thủy tinh.
Chiếc lá bồ đề xanh tốt hái trên chùa Già Lam, tôi để trên tập thơ của chàng, cạnh những hạt đá- gọi là giọt lệ của đá thì đúng hơn- đã bắt đầu khô và trở màu vàng xám. Mùa Thu an ủi tôi. Nó gọi ra chiếc lá khác- chiếc lá trong ký ức thiếu nữ xa xưa- lá ngô đồng.
Ngày ấy, sính cổ thi, đọc câu Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu giữa lòng Đà Lạt không có ngô đồng, tôi đã sửa câu thơ nọ thành Anh đào nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu. Chẳng phải sao, nhìn những cây anh đào úa vàng, trút lá mùa thu dọc hồ Xuân Hương ai cũng biết mùa hạ đã tàn, thu trở mình và đông chực chờ đâu đó trên thung lũng xa xa. Chỉ một chiếc lá đào rơi là đủ bắc cầu cho con gái Đà Lạt bước vào mùa thu với mắt "ai kia" lặng thầm góc phố, với mưa phùn giăng màn thê thiết trong nhạc Đặng Thế Phong, Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn
Mùa thu, tôi đã giữ trong cặp nhiều lá đào của thiên thai Đà Lạt. Ép khô, đề thơ lên đó, quét sơn bóng, buộc nơ rồi tung lên tặng gió thu. Cầu kỳ hơn, có lần còn lấy tóc dài làm chỉ, thêu thơ. Bài thơ chưa thêu xong, người định tặng đã bước đi. Bỏ lại con đường, và núi đồi. Tôi không đọc cổ thi Trung Quốc nữa, mân mê trên tay bài thơ thêu dở. Apollinaire lại gần, đặt xuống bên tôi đóa thạch thảo, thì thầm Mùa Thu chết rồi…Mộng trùng lai không có được.Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi…Đừng đợi nữa!
No comments:
Post a Comment