Đoàn
Minh Đạo
Hình nhà văn Nguyễn Mộng
Giác và hiền thê Nguyễn Khoa Diệu Chi
cùng bộ bản thảo Sông
Côn Mùa Lũ.
Hôm
nay 2/7/2022 là ngày kỷ niệm 10 năm nhà văn Nguyễn Mộng Giác ra đi! Nguyễn Mộng
Giác sinh ngày 4 tháng 1 năm 1940 tại thôn Xuân Hòa, xã Bình Phú, quận Bình Khê
(nay là huyện Tây Sơn), tỉnh Bình Định, Năm 1963, ông tốt nghiệp thủ khoa, khóa
Nguyễn Du. Đại học Sư phạm ban Việt–Hán Huế. Đến năm 1975 khi mất Sài Gòn ông
là nhà giáo và công chức trong các bộ phận chuyên môn trong ngành giáo dục
VNCH.
Ông
bắt đầu viết văn từ năm 1971, đến thời điểm này về văn học ông từng cộng tác
với các tạp chí: Bách Khoa, Văn, Thời Tập, Ý Thức. Và tác phẩm ấn hành trước 75
gồm có:
Nỗi
băn khoăn của Kim Dung (tiểu luận, Văn Mới, Sài Gòn, 1972)
Bão
rớt ( Trí Đăng, Sài Gòn, 1973)
Tiếng
chim vườn cũ (Trí Đăng, Sài Gòn, 1973)
Qua
cầu gió bay ( Văn Mới, Sài Gòn, in thành tập năm 1974)
Đường
một chiều (Nam Giao, Sài Gòn, 1974 Giải Văn Bút Việt Nam).
Khi
ở hải ngoại:
Ngựa
nản chân bon ( Người Việt, Hoa Kỳ, 1984)
Xuôi
dòng ( Văn Nghệ, Hoa Kỳ, 1987)
Mùa
biển động (trường thiên tiểu thuyết, Văn Nghệ, Hoa Kỳ 1982–1989)
Sông
Côn mùa lũ (trường thiên tiểu thuyết, 4 tập, viết từ năm 1977–1981, An Tiêm
(Hoa Kỳ 1990, 1991.
Nghĩ
về văn học hải ngoại (n Văn Mới, Hoa Kỳ, 2003)
Bạn
văn, một thuở...(Văn Mới, Hoa Kỳ, 2005)
Đêm
hoang ( báo Đồng Nai, Hoa Kỳ).
Ông
là nhà giáo, nhà văn kinh điển, nghiêm túc và nhân cách an hòa mà tôi qúy
trọng. Ngoài tìm đọc tác phẩm của ông , đâc biệt hai bộ trường thiên tiểu
thuyết Sông Côn Mùa Lũ và Mùa Biển Động ông khai quật trình thuật hoàn cảnh và
mối ưu tư về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước . Đồng thời
cũng soi rọi đặt ra những kinh nghiệm và mơ ước cho dân tộc và tương lai.
Tôi
là người thiểu giao, quen biết ít, nhất là đối với văn giới mà người ta hay gọi
là chốn gió tanh mưa máu; e dè dù yêu quý văn chương nhưng khi tiếp xúc với ông
thì khác. Từ khi mới lớn 10 tuổi đã say mê đọc sách, chỉ có giai đoạn 75-90 tôi
không đọc gì vì thấy không đáng đọc khi sống trong nước! Sang Hoa Kỳ lại tất
bật làm việc để sống đứng trên đôi chân của mình phụ giúp gia đình tôi lại đọc
lại. Cuối tuần nghỉ không quên cần mẫn lục tìm sách, nhạc trong các tiệm sách
cũ của Mỹ, Nhật, Trung Hoa.. cũng giống như cậu bé năm xưa 1956 nhảy tàu hỏa từ
một thị xã nhỏ miền Trung lên tìm mua sách ở Tỉnh Quảng Trị. Ông củng cố niềm
tin vào văn học nơi tôi; trả lời câu hỏi Văn chương có thể làm gì? Hay cảm nhận
thiết thân của nhà thơ trong thời khốn khó! (Weiß ich nicht und wozu Dichter in
dürftiger Zeit? Friedrich Hölderlin, Brod und Wein.)
Riêng
với nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng là tình cờ được nhờ chở bạn tôi nhà văn Song
Thao đến thăm anh chị Nguyễn Mộng Giác và Nguyễn Khoa Diệu Chi ở quận Cam Trong
căn phòng khách khá rộng anh Giác cho tôi ấn tượng hình ảnh của một con người
nhân ái, hòa đồng, lạc quan ! Và chị Diệu Chi, họ chị Nguyễn Khoa là một dòng
họ khoa bảng nổi tiếng cố đô Huế mà tôi cũng có vài người bạn học mang; sau cặp
kính trắng chị toát ra nét của một nhà giáo mô phạm đồng điệu với anh, một phụ
nữ đảm đang, một người vợ hiền giúp chồng trong sự nghiệp! Hôm đó chị cũng cho
chúng tôi coi bản thảo trường thiên tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ của anh. Chị kể
lại những khó khăn lo lắng khi được xuất cảnh do anh bảo lãnh, phải đóng gói
làm sao an toàn bản thảo hàng ngàn trang được viết trên giấy 8,5x11" (tôi
áng chừng) đóng bìa cứng làm bốn tập. Rủi ro không qua mặt được hải quan bị
tịch thu, giữ lại thì công trình đổ tuột "Sông Côn" không biết sẽ
phiệu dạt về đâu?
Cũng
theo nhà văn Song Thao bản thảo được viết trên giấy hồi xưa được phát cho các
thí sinh làm bài thi, chữ viết rõ ràng, thẳng tắp, hầu như không có một vết tẩy
xóa hay sửa chữa. Tác phẩm mà qua điện thư ngày 28/11/1998 anh Giác tự bộc bạch
gửi cho anh Song Thao "Trong những sách tôi viết, tôi bằng lòng nhất bộ
truyện “Sông Côn Mùa Lũ”. Hồi đó khổ quá, hàng đêm viết “Sông Côn Mùa Lũ” như
viết di chúc, tất cả tâm thành và tâm sự dồn vào trang giấy. Có lẽ nhờ thế mà
sau 20 năm, “Sông Côn Mùa Lũ” vẫn còn làm cảm động được anh chị”.
Tôi
cảm nhận Sông Côn Mùa Lũ và Mùa Biển Động là hai trường thiên tiểu thuyết hàm
chứa những diễn ngôn quan trọng đầy tham vọng và thành công độc đáo nhất của
đời văn Nguyễn Mộng Giác. Sau lần sơ giao ấy, cùng những lần tham dự sinh hoạt
văn nghệ có ông trên diễn đàn, được biết ông mắc bệnh ngặt nghèo không còn phụ
trách Tạp chí Văn Học, mỗi lần gặp thần sắc ông cũng kém đi, nhưng vẫn giữ được
phong thái lạc quan, thân ái không hề giảm sút.
Ông
mất vào ngày 2 tháng 7. 2012 trong sự
tiếc thương của cộng đồng, độc giả và văn giới. Tôi có làm bài thơ truy niệm
ông nhưng không phổ biến vì ngại thiên hạ cho là bắt quàng; mãi một năm sau đến
cái Giỗ đầu của ông tôi lặng lẽ bỏ lên blog Du Tử Lê không ghi chú mà riêng
mình tưởng niệm ông. Nay nhân 10 năm ông qua đời mọi hệ lụy đã lắng, ghi lại
đây như chút hương thơm truy điệu ông nhà văn lớn theo đánh giá phê bình của
nhà biên khảo Thụy Khuê : "Ông là một trong những cột trụ đã xây dựng nên
nền văn học Việt Nam hải ngoại."
THÁNG
BẢY LẮNG HƯƠNG TRẦM
tưởng
niệm Nguyễn Mộng Giác.
Cơn
mưa Hạ đã xa tôi rồi
Mùa
Hạ huyễn ảo khói cỏ đốt trong vườn
Mùa
Hạ gọi tôi về trên những cánh cửa sổ mở buông
Thõng
tay vào nắng ấm
Từ
giã dòng sông heo hút gió
Dòng
sông đã một lần thầm nhủ
Nếu
chiều nay không có một người
Chắc
biển chiều hoang vắng
Tôi
mãi không tin vào định kiến
Người
đàn ông không ngừng nói với biển
Bên
cánh hải âu u khuất
Không
buồn chuyến khởi hành nào đi về vĩnh cửu
Đơn
độc đâu màu ảo ảnh
Người
vẫn chờ nhau nơi góc nào cô quạnh
Chúng
ta cứ nhảy múa bên triền vực
Hữu
hạn hư vô
Sống
với đất và chết với biển
Cay
đắng với từng hoài niệm
Vùng
ngoại vực phục sức sóng
Dập
tàn khốc trong ngày câm lặng
Dập
xác xơ niềm tin nghi ngại bạc đầu
Dập
lao chao sinh linh nhiễm độc
Dập
ngộp người vốc đất lấn biển
Dập
phủ đầu mỏm bất trị Vươn lên
Dập
cuồng nộ hình tượng hồn nhiên
Váng
vất đầu ô nhiễm
Ném
cục đất lên bàn quay định mệnh
Một
xương gốm tạo hình
Nhúng
lịm chìm men rạn tư do
Vọng
màu céladon sau chuyến lò ăn khói
Cuộc
hoài thai trong lòng mẹ rực hồng
Đất
thó trắng áo màu men ngọc tồn sinh
Cuộc
thử lửa biến hình tạo tác
Hoan
lạc câu truyện cổ
Vách
bầu lò mờ sắc gốm hoa nâu
Đêm
rạo rực nước nguồn tuôn về sông biển
Giọt
lệ xé băng vườn cây trái
Mọi
biện chứng triệt chiều sợ hãi
Hãy
nhẫn nhịn cùng sinh mệnh
Như
mũi kích bay về phía trước
Cơn
nắng lạ nứt sập bờ tường ngục
Ngút
vang lên hợp xướng hoan ca
Không
gian dối mơ làm người tạc tương
Khi
những miếu đền toàn bệ ảo chen chân
Cái
ác không thể nào vĩ đại
Trăng
rừng ơi tịch mịch đau
Âm
vang cuộc hồi đầu vĩnh cửu
Kẻ
chiêm nghiệm một dòng sông
Lúc
êm đềm và khi cuồn cuộn lũ
Mùa
cứ động đi
An
bình đã tiễn người về trong gió đất quê
Tháng
Bảy lắng hương trầm
Khuất
xa thơm mãi
Bay
về biển lặng cùng ai
Dội
sóng ngầm
Từ
trong mầm đá toát thanh âm
Chao
cánh hải âu giao phối biển
Sóng
bạc đầu
Rạng
nghĩa huyền âm.
ĐOÀN
MINH ĐẠO.
7/2012.
No comments:
Post a Comment