mảnh
trăng
tặng Nguyễn Xuân Hoàng
vẫn chiếc áo sờn cổ
đôi giày của gã lãng du
tôi đi. với mảnh trăng. mùa đông
này bạn văn xưa
còn không những nét dao trên đá
về số phận. của một người. một đời
và đốm lửa
tôi nghe thơ anh. cùng tiếng chuông. ngân
giã từ
giã từ
những mùa của quỷ
vẫn chiếc áo sờn cổ
đôi giày của gã lãng du
tôi đi. với mảnh trăng. mùa đông
này bạn văn xưa
còn không những nét dao trên đá
về số phận. của một người. một đời
và đốm lửa
tôi nghe thơ anh. cùng tiếng chuông. ngân
giã từ
giã từ
những mùa của quỷ
hồi
tưởng
những năm tháng đó
mảnh trăng mùa đông
cùng ta đi
qua mái nhà. góc phố. đường ray
về hổ khê
về vùng lau thưa. thăm mộ bạn
mùa này cây đào cẩm nhân đã trổ bông
hồn oan. đêm cầm đèn. gọi cửa
những năm tháng đó
mảnh trăng mùa đông
cùng ta đi
qua mái nhà. góc phố. đường ray
về hổ khê
về vùng lau thưa. thăm mộ bạn
mùa này cây đào cẩm nhân đã trổ bông
hồn oan. đêm cầm đèn. gọi cửa
đường
tăng
đầm suối tây phương như kiếm sắc
dốc hiểm
khe oan
về đâu
ngọn gió mùa đông. thổi. tím
mảnh trăng còi
bay. bay. như chim. qua mây
dưới trăng. trâu bon. ngựa mỏi
hoa ác ăn người
yêu quái. chờ ai. nơi lều cỏ
đầm suối tây phương như kiếm sắc
dốc hiểm
khe oan
về đâu
ngọn gió mùa đông. thổi. tím
mảnh trăng còi
bay. bay. như chim. qua mây
dưới trăng. trâu bon. ngựa mỏi
hoa ác ăn người
yêu quái. chờ ai. nơi lều cỏ
đường
tăng
thuyền đã ghé bờ
hãy quên. như trăng
quán cháo khuya. đèn đỏ
mở chân trời. cuộc đời thôi đã khác
thuyền đã ghé bờ
hãy quên. như trăng
quán cháo khuya. đèn đỏ
mở chân trời. cuộc đời thôi đã khác
tháng
mười hai, 1997
Tôi
viết bài thơ này năm 1997, một thời gian ngắn sau khi qua Mỹ. Bài thơ đề tặng bạn
Nguyễn Xuân Hoàng, ghi lại hành trình của một người thơ qua chiến tranh và ngục
tù, với tâm nguyện khắc văn mình trên đá và nhóm lên ngọn lửa giã từ thế giới
và thời của cái ác. Hành trình đó, ít nhiều Nguyễn Xuân Hoàng cũng đã trải qua
như trong tác phẩm Bụi Và Rác của bạn. Tôi hình dung nó như con đường
Huyền Trang đi thỉnh kinh, và mỗi nhà văn chúng ta kinh qua nó với sứ mạng của
Đường Tăng là mang những nét đẹp nhân văn đến cho cõi người. Con đường đó muôn
vàn khó khăn, hiểm trở, cái ác rình chờ khắp mọi nơi. Huyền Trang đã vượt qua
được. Còn nhà văn chúng ta, bạn và tôi và Nguyễn Xuân Hoàng đã tới bến bờ nào. Bên
kia sông là ánh mặt trời hay một cõi lãng quên nào đó, cũng không là quan
trọng.
Giấc
mơ của Balakirev
Trong những dòng viết cho Nguyễn Xuân Hoàng
ngày hôm nay, tôi muốn nói tới một cuộc hành trình khác -cuộc hành trình của
Balakirev trong mùa đông băng giá trên một chiếc xe ngựa thời cổ. Mily
Balakirev (1837- 1910), là pianist, nhạc trưởng và là nhà soạn nhạc danh tiếng
của Nga, người đã ảnh hưởng đến nhiều nhạc sĩ đương thời trong đó có
Tchaikovsky (1840-1893) trong vở nhạc kịch Romeo and Juliet và bản giao
hưởng Manfred Symphony. Bài thơ của tôi gởi Nguyễn Xuân Hoàng được viết
lại từ bài Giấc Mơ Của Balakirev (Balakirev’s Dream), thơ Tomas
Transtromer, theo bản tiếng Anh và bản dịch của Cao Thu Cúc trên Văn Chương Việt.
balakirev
đang dự một cuộc hòa nhạc
và rồi ông ngủ thiếp đi
chợt ông mơ thấy mình đang đi trên cỗ xe ngựa thời nga hoàng
chiếc xe ngựa lăn bánh trên con đường lát đá
chạy thẳng vào vùng bóng tối của tiếng quạ kêu
balakirev ngồi một mình trong xe. nhìn ra ngoài
có khi ông bước xuống chạy cùng với những chú ngựa
mảnh trăng mùa đông cũng chạy theo cỗ xe. qua những hàng bạch dương. dưới trời khuya. a. cuộc hành trình dường như đã dài lâu
trên ngôi nhà thờ cổ. chiếc kim đồng hồ bây giờ chỉ năm. thay vì chỉ giờ
và trên cánh đồng có một chiếc cày bỏ quên
chiếc cày là con chim gãy cánh
trong vịnh. giờ này. một chiếc tàu đang neo đậu
chung quanh tuyết phủ. không một ánh đèn
thủy thủ lên đứng hết trên boong tàu
chiếc xe ngựa chạy qua vùng băng tuyết. bốn bánh quay. quay. tiếng lụa xé
balakirev tới gần một chiếc tàu chiến nhỏ
chiếc sebastopol
giờ đây ông đang ở trên tàu. các thủy thủ vây quanh
một người trao ông cây đàn cổ:
“ông sẽ không chết nếu ông chơi đàn”
và rồi ông ngủ thiếp đi
chợt ông mơ thấy mình đang đi trên cỗ xe ngựa thời nga hoàng
chiếc xe ngựa lăn bánh trên con đường lát đá
chạy thẳng vào vùng bóng tối của tiếng quạ kêu
balakirev ngồi một mình trong xe. nhìn ra ngoài
có khi ông bước xuống chạy cùng với những chú ngựa
mảnh trăng mùa đông cũng chạy theo cỗ xe. qua những hàng bạch dương. dưới trời khuya. a. cuộc hành trình dường như đã dài lâu
trên ngôi nhà thờ cổ. chiếc kim đồng hồ bây giờ chỉ năm. thay vì chỉ giờ
và trên cánh đồng có một chiếc cày bỏ quên
chiếc cày là con chim gãy cánh
trong vịnh. giờ này. một chiếc tàu đang neo đậu
chung quanh tuyết phủ. không một ánh đèn
thủy thủ lên đứng hết trên boong tàu
chiếc xe ngựa chạy qua vùng băng tuyết. bốn bánh quay. quay. tiếng lụa xé
balakirev tới gần một chiếc tàu chiến nhỏ
chiếc sebastopol
giờ đây ông đang ở trên tàu. các thủy thủ vây quanh
một người trao ông cây đàn cổ:
“ông sẽ không chết nếu ông chơi đàn”
Như thế đó, cuộc hành trình của Balakirev kết
thúc. Như đời tôi, đời bạn, đời Nguyễn Xuân Hoàng sẽ kết thúc. Nó kết thúc với
một hy vọng (hay ảo vọng?) rằng “ông sẽ không chết nếu ông chơi đàn”, có nghĩa
là nhà nghệ sĩ, người sáng tạo đã ca hát trước cuộc đời và hiến dâng cho đời sẽ
sống mãi với thời gian.
Lời
từ biệt của Tagore
Với hai bài thơ, Mảnh Trăng và Giấc
Mơ Của Balakirev, tôi muốn trao tới Nguyễn Xuân Hoàng một nhắn gởi và một
tâm tình. Hoàng ạ, chúng ta đã cùng với mảnh trăng mùa đông đi qua vòng đầu của
địa ngục, ghi khắc lời mình trên đá, và đã tới bờ. Bên kia bờ, cuộc đời thôi đã
khác. Và cùng với nhà soạn nhạc lừng danh của nước Nga, chúng ta đi trên chiếc
xe ngựa cổ vượt qua mùa đông tuyết phủ tới con tàu nằm trong vịnh giá băng, với
hy vọng là những nghệ sĩ đã ca hát cho niềm vui và nỗi buồn của con người sẽ
không bao giờ chết.
Bây
giờ, tôi xin trích đọc cùng với Nguyễn Mạnh Trinh một đoạn văn rất đẹp của Nguyễn
Xuân Hoàng trong Đoản văn viết ở Cali. Bài “Mưa Cali nhớ Phạm Ngũ Lão”:
“Cali
mưa cơn mưa nhỏ chợt đến chiều nay trên đường Westminster như một người khách lạ
không hẹn mà tới, Những hạt mưa lớn, thưa, gõ từ tốn trên mặt kính chắn gió
nghe như tiếng mưa thuở nào rơi trên mái tôn trước hiên nhà.
Bầu
trời ẩm đục, thấp và nóng. Cali đang mùa hè. Cơn mưa tuy không đủ sức làm dịu
những cục than hồng, nhưng có thừa cái sắc bén của con dao cau rạch trong tôi
những vết thương hoài niệm.
Mưa
gõ đi từ góc ngã tư đường Harbor- Westminster là những mũi kim xoi đằm trí nhớ.
Mưa dẫn tôi đi trở về trên những con đường quen, khu phố cũ, những bạn bè xa
xưa…”
Trong những ngày này, ước mong Nguyễn Xuân
Hoàng có tâm bình an với hành trình của mình. Trở về hay đi tới thì cũng là
hoan ca như cây sáo của Tagore đã được Đấng Chí Tôn phả đầy âm nhạc vào
trong đó… Và xin nhắc lại lời chia tay của thi hào xứ Ấn Độ:
Tôi
đã được mời tới lễ hội trần gian này, và tôi cảm thấy đời tôi tràn đầy ơn phước.
Tôi đã được nhìn và được nghe bao điều. Trong hội vui, phần tôi là chơi nhạc
trên cây đàn của mình, và tôi đã chơi hết sức tận tình.
Giờ đây xin hỏi, đã đến giờ chưa để tôi được phép bước vào diện kiến Người và dâng lên Người lời chào kính lặng thầm?
Tôi phải ra đi rồi đây. Anh em ơi, hãy nói lời từ biệt tôi! Tôi cúi đầu chào tất cả và cất bước lên đường.
Đây tôi trả lại chìa khoá cửa, và trao ngôi nhà lại cho anh em. Tôi chỉ xin anh em lời tử tế cuối cùng.
Khi tôi từ giã nơi đây, xin nhớ lời tôi chia tay, rằng nhũng gì tôi đã được hân thưởng thật đã quá tràn đầy.
Tôi đã được nếm mật ủ trong lòng bông sen đang nở cánh trên biển ánh sáng, và như thế đã là diễm phúc rồi, và đây là lời từ biệt của tôi. (Gitanjali-Tagore)
Giờ đây xin hỏi, đã đến giờ chưa để tôi được phép bước vào diện kiến Người và dâng lên Người lời chào kính lặng thầm?
Tôi phải ra đi rồi đây. Anh em ơi, hãy nói lời từ biệt tôi! Tôi cúi đầu chào tất cả và cất bước lên đường.
Đây tôi trả lại chìa khoá cửa, và trao ngôi nhà lại cho anh em. Tôi chỉ xin anh em lời tử tế cuối cùng.
Khi tôi từ giã nơi đây, xin nhớ lời tôi chia tay, rằng nhũng gì tôi đã được hân thưởng thật đã quá tràn đầy.
Tôi đã được nếm mật ủ trong lòng bông sen đang nở cánh trên biển ánh sáng, và như thế đã là diễm phúc rồi, và đây là lời từ biệt của tôi. (Gitanjali-Tagore)
NXT
18.8.2013
18.8.2013
*Bài
này tôi đã đọc cho Nguyễn Xuân Hoàng nghe trong lần đi cùng với Đinh Cường qua
thăm Hoàng hồi tháng 10 năm rồi. Nay Hoàng đã ra đi xin gởi theo như một khúc tang ca tưởng niệm bạn.
No comments:
Post a Comment