Lưu Na
Tác
phẩm của Lưu Na
Sau Lênh Đênh, Lưu Na
nhà văn trẻ vừa cho xuất bản tập truyện Gập Ghềnh. Cả hai đều được T.Vấn &
Bạn Hữu trình bày, thực hiện e-book và tác giả đem in thành sách. Gập Ghềnh tập
trung phần lớn những truyện của Mây từ thời thiếu nữ cho tới trưởng thành. Giọng
văn Lưu Na tươi mới, dí dỏm, ý nghĩ và cảm xúc có những nét thông minh, đặc
thù. Chúng ta đọc và cảm động vì cái tình của tác giả đối với một thời đã qua và
những giá trị còn lấp lánh sáng. Sau đây, xin giới thiệu với bạn bè một truyện
của Lưu Na trong Gập Ghềnh: Cuối Dốc Yêu Người. PV
Mây
ngồi một mình trong phòng cười một mình. Mình ên. Nhớ lại lúc đay nghiến đại ca
“ừ, em ngu nên mới bồ với anh.” Mặt đại ca đanh lại vẻ tức tức. “Vậy thôi nha,
cho khỏi ngu.” Im một chút. “Mà cái đó (ngu) là có sẵn chứ cần gì phải bồ.”
!!!!! Finally trả treo. Mây nhớ lại mà cười thích thú. Giờ ngẫm nghĩ, Mây chƣa
thấy đại ca nổi giận lớn tiếng. Chỉ thấy lúc tức thì mặt đanh lại, hai khoé miệng
hơi giãn ra sẵn một nụ cƣời khẩy. Bực mình thì nói “dẹp.” Nghĩ thêm một chút nữa,
Mây tự hỏi không biết mình có ăn hiếp đại ca, cái người nhiều miệng trêu ghẹo
nhưng ít lời đôi co phải trái với ai. Kiếp này thôi hết, Mây tiếc. Lòng buồn
bâng khuâng, Mây tự nói biết đâu đó là một cái may. Cuối đời còn gì nữa đâu.
Mây tưởng mình chỉ còn chờ đi vào cõi mông lung thì lại thấy mình đang lao vào
cuộc bể dâu, vấp váp như thuở còn thơ không biết lẽ đời chỉ biết lòng xôn xao dồn
dập.
Thuở
đó 13, 15, tối nào cũng lên sân thượng nói chuyện với thằng Lù, có trăng hay
không trăng cũng chẳng sao. Ngây thơ thắm thiết, một tình bạn đơn sơ êm đềm qua
vách lưới. Mây nhớ những đêm trăng 2 mái đầu kề qua lưới tưởng sát gần, rủ rỉ
buồn vui của một ngày. Dành cho nhau chén chè nắm xôi. Nói cho nhau những buồn
bực của tuổi thiếu niên xao xác. Lù, nó có bồ, dẫn mình đi thăm bồ, sao mình vẫn
cứ theo? Những buổi ngồi sau xe đạp cho Lù chở vào Chợ Lớn thăm con Quyên. Năn
nỉ dỗi hờn tỉ tê, và Mây ngồi giữ xe đạp ngắm mây trời. Đâu biết thương là gì để
hờn ghen.
Trên
đƣờng về lại nói nhau nghe những xúc cảm nghĩ suy cuả tuổi bồng bột đam mê. Chợ
lớn, cũng bộn bề đông đúc nhưng không như Sài gòn mờ bụi bon chen. Ở Sài gòn dù
im tiếng Mây vẫn nghe ồn. Ở Chợ Lớn dù ồn mà Mây vẫn thấy như đang qua những phố
im lời. Rất nhiều những con đường hẹp với hai hàng cây cao vắng lặng. Như mình
đang qua xứ lạ. Có những con phố Tàu quá sức tưởng. Mái nhọn cong, cửa thấp tè.
Mái đỏ cột xanh, những hình tượng đóng rêu trên nóc, những tấm bát quái ám bụi
và những chiếc lồng đèn to đùng. Chợ Lớn. Lù tỉ tê tả con Quyên hay giận.
-Sáng nay nó giận tao.
-Giờ hết giận chưa?
-Rồi, mà lại giận nữa rồi
-Tại sao?
-Tại tao đi với mày
-Tao có nói gì đâu
-Tao nói rồi mà nó cứ giận
-…
Mây
chăm chỉ chép những bài thơ bài nhạc vào quyển sách kẻ ca rô, nắn nót tô những
chữ tựa bài bằng viết lông màu sắc. Các bạn của anh Hùng tha hồ mượn về đàn
hát. Lù cũng đòi xem. Khi trả về, Mây thấy nó chép cho Mây những dòng thật lạ,
thật cải lương và táo tợn, nhưng làm lòng Mây xôn xao. Anh yêu những chân trời
tím. Màu tím của thắm thiết yêu đương của hai đứa mình đi vào tình yêu đi vào kỷ
niệm. Anh sẽ đưa em đến đó. Anh sẽ sống bên em như màu tím của chân trời. Nhưng
anh biết, không bao giờ chúng ta đến đó…. Mây không dám hỏi. Dán 2 trang sách
vào nhau cho ngƣời khác khỏi đọc thấy thì càng làm cho người ta xé ra để đọc
cho đã.
Nhiều
năm sau Mây mới biết ra, đó là câu nói trong bài Chân trời tím. Nhiều năm sau
Mây mới hiểu ra những xao xác khi ngƣời ta mới lớn, không biết tỏ cùng ai. Lù,
vậy đó bỗng dưng mà họ lớn. Lù, nó đã vào tuổi yêu đƣơng mà Mây vẫn chỉ là con
vịt, chưa - mà tới bây giờ vẫn không- biết mặc áo tiểu thư. Lù, nó còn có Mây để
tỏ bày. Nhưng Mây mãi chẳng có ai để tỏ bày.
“Đời
sống thế nào?” câu chữ đầu tiên cuả Thủy khơi dậy nhu cầu viết lại tâm tư cảm
nghĩ. Mây đã bắt đầu viết những dòng nhật ký thật tình cờ đơn sơ trong notebook
một buổi học. Một nhu cầu mình không biết, một ước vọng mình không nghĩ tới.
Những
dòng nhật ký thuở đầu đời chỉ toàn chuyện vụn vặt học trò. Sống trong cảnh
nghèo thì sự riêng tư cũng là xa xỉ phẩm, mà phơi bày cảm nghĩ trên trang nhật
ký là chuyện rất nguy hiểm. Mây giấu mọi cảm xúc vào lòng. Có những điều không giấu
được, phải đành là thiên hạ biết, nhưng lâu dần Mây thấy mình có 2 con người, 2
khuôn mặt. Một cộc cằn ngang ngược phô bày và một lãng mạn hoang đàng giấu kín.
Một kiêu hãnh vô cớ lồng lộng và một mặc cảm chôn sâu tới nỗi chính mình cũng
chẳng biết mình. Trải dần theo năm tháng, con người cũng đổi thay. Ra xứ người
cái cộc cằn ngang ngược cũng đƣợc dùi mài bớt, mà cái hoang đàng lãng mạn ôi
thôi nó như con ngựa sút dây cương. Để chôn vùi những tình cảm tâm tư dậy lên,
Mây thôi viết nhật ký.
Phút
đầu tiên.
Muà
Xuân Mây vác máy đi học chụp hình. Hồi mới ở Mỹ Mây buồn không biết làm gì nên
đọc. Đọc đủ thứ từ kinh Thánh tới thơ truyện, từ tin tức tới quảng cáo và cáo
phó. Sau thêm thú đi hát ca đoàn. Bây
giờ
là hình. Thú tiêu khiển mới mong làm giàu tâm hồn và lấp đầy một tâm hồn bạc nhược
lăng nhăng lung tung.
Giở
tờ báo mới nhận được, hm, Tường đại ca cáo lỗi trúng gió, tuyên bố trời gọi
nhƣng đại ca chưa chịu dạ. Mây tần ngần, thêm một con nhạn là đà. Anh Văn, bạn
anh sắp đến chỗ cuả anh rồi. Cũng đúng hẹn chứ, 60 năm cuộc đời. Mây nhớ, anh
Văn nằm khô héo trong căn phòng đầy người - Mây muốn cúi xuống hôn trán anh giã
biệt mà ngại đám đông nên chỉ dám vuốt cánh tay xương nhăn nheo xám ngắt mà ngậm
ngùi. “Triệu người quen biết mấy người thân, khi lìa trần biết mấy người đưa...”
Mây đi sau quan tài, đau đớn muốn khóc mà ráng cầm nước mắt. Lấp mộ xong Mây bắt
thằng con rể đốt cho anh điếu thuốc. Nằm dưới kia anh đã có phổi mới tinh tươm
bất hoại, khỏi phải lo. Từ bấy đến nay, chỉ khi nào tiễn đưa ai vào đó thì Mây
mới ghé thăm anh, anh nằm một mình nhưng quanh anh cũng lắm bạn đâu sợ cô đơn.
Mây
ký cái check renew, loay hoay không biết mình có nên đôi lời thăm hỏi người
không lạ nhưng xa kia. Đại ca đây đã có tên trên danh sách, chần chờ coi chừng
lỡ dịp. Mây ngoáy tay vài chữ kèm vào tấm check rồi gửi đi.
Vậy
là đã hai tháng -vừa khi Mây đã quên thì đại ca gọi. Geez, it takes you two
months to respond?
Chịu,
không thể nào hiểu được. Ngồi ở quán cà phê nói chuyện, Mây không dám nhìn thẳng
mặt đại ca nhưng cũng thấy được một hình ảnh sắp phai tàn -cao, vóc xương xương
và râu ria um xùm. Cũng kiểu nói chuyện nhát gừng năm xưa, nhưng lần này là anh
và Mây thật sự nói chuyện với nhau.
Anh
làm việc gì đó về sách báo mà Mây không biết gọi là nghề gì, chỉ thấy là nghề
đó hợp tính lười cuả anh!!! Làm nghề này không cần bấm thẻ vào ra, được quen
nhiều bạn biết nhiều người và đọc nhiều chữ mà không phải còng lưng viết. Đại
ca cho Mây mấy cái links để download nhạc, tán dóc đôi điều rồi dông tuốt 2 tuần.
Ở nhà, Mây ngồi nghe Thái Thanh hát Phút đầu tiên
Anh từ đồng quê đến.
Tôi từ miền cát lên.
Đôi ta chừ mà gặp
nhau đây.
Tuy ban đầu mà tình e
sâu.
Gặp nhau sau mùa
chinh chiến.
Gặp nhau phút đầu lưu
luyến.
Dưng
không Mây thấy bồi hồi...
Để lòng theo
chút nắng bên ngoài.
Muà
hè đã tới. Nắng rực rỡ nắng dòn tan nắng chẩy mỡ. Mây cho Tường đại ca đi ghé một
đỗi đường rồi thả anh ở chỗ đại hội. Hôm nay bảnh, mặc đồ lính thấy nét mặt sƣớng
nhƣ trẻ ngày mùng một đƣợc mặc aó mới túi có chút tiền lì xì. Về nhà định viết
cho anh mấy chữ nhƣng mọi ý nghĩ dừng lại trong đầu khi Mây nhớ đến hình ảnh
anh trong chiều. Trong nắng vàng anh bước -chậm rãi, thuốc trên tay và nụ cười
bình an sung sướng. Anh được là anh, anh được là một ngƣời lính chiến thở vài
hơi thuốc êm đềm sau những giờ khốc liệt. Mây tiếc mình đã không kịp lưu lại một
hình ảnh thật đẹp cho riêng mình. Anh còn mặc được sắc áo đó bao nhiêu lần nữa?
Anh còn được là anh bao nhiêu lần nữa? Hai ngày đại hội, Mây vui dùm anh sung
sƣớng dùm anh và thấy thật xa anh. Mây nhìn vào lòng mình để biết mình thương
cái lãng mạn đau thƣơng của thuở xưa. Anh thực sự là “dấu binh lửa” còn sót lại
trên đất này và sót lại trong lòng Mây. Cải lương, nhƣng thật Mây thương những
người lính đó -những người đã đổ máu xương mất thời son trẻ và bị vùi dập trong
tù. Trong nắng vàng anh bước những bước xiên xiên hơi ngửa ra sau. Mây nhớ hồi
xƣa có lần thấy anh mặc suit mà đi bƣớc nhà binh, giờ mới hiểu.
Vừa
lái xe đi Mây vừa bâng khuâng suy nghĩ, hết 4 tháng rồi sẽ ra sao? Bây giờ đã 2
tháng, đâu thấy gì.
Mà
có ai nói mấy tháng đâu, chỉ tại Mây cho là như vậy: anh Văn cũng chỉ sống được
bấy nhiêu. Bốn tháng thôi, Mây sẽ qua cơn mê. Bốn tháng thôi Mây sẽ có thêm một
vết thương lòng mà chưa kịp hiểu tại sao. Anh là ai, anh là gì, anh mang gì đến
cho Mây, và Mây mong muốn gì nữa ở cuộc đời này?
Mây
quen anh vì vòng thân hữu cũ. Mây quen anh vì chút lòng trắc ẩn. Mây quen anh
vì tất cả chúng ta nay đã già. Mây không tìm gì và không cần gì. Mây cũng không
nhìn anh mù quáng. “Con người tôi cũng chẳng được như em mong muốn tìm.” Mây
không thích những người kiêu ngạo như anh. Nghe đâu anh nhậu dữ lắm, không
thích. Anh viết truyện, không nói chuyện gì cả. Truyện hay hay dở đều là truyện.
Của anh hay của ngươì cũng chỉ là truyện. Cái điều anh nghĩ về và khơi lên mới
là chuyện Mây muốn biết thì anh lại không viết. Anh không cần viết. Mây thấy bực,
rồi sau thấy buồn và thất vọng. Mây tức cho anh và tức cho mình. Mây tự chua
chát: nhà văn không tác phẩm. Đời với đại ca là một trò chơi? Có lẽ vậy.
Nhưng
có một cái gì đó lôi Mây lại với anh, đi tới -đúng hơn là đi ngược về tuổi thơ
khi người ta rất điên. Mây tự hỏi mình điên hay tỉnh?
Nắng
vẫn reo vui mỗi lần Mây gặp đại ca ngoài quán. Bây giờ Mây yêu nắng. Bây giờ
Mây chả ngại héo da. Mây nhìn râu ria bùm xùm ngẫm nghĩ.
-Đại ca, cắt râu không?
-Không đâu, như vầy thôi. Chị thích cỡ này.
Mà anh cũng muốn vậy.
Ừa,
đại ca. Nghe rồi. Hiểu rồi. Mà sao tự dưng Mây khóc. Vô duyên. Anh một lòng với
chị sao Mây lại khóc. Nín. Khóc nhiều hơn. Càng ráng nín thì càng tuôn đổ. Đại
ca, em không là của anh và anh chắc chắn cũng không là của em. Không một phân
da thịt, không một đường tơ kẽ tóc huống chi cả một bộ râu. Sự gì Chúa đã định
loài ngƣời không được phân ly. Mây buồn nghĩ mình chỉ là cỏ dại bên đƣờng mà
chân người lính chiến bước qua. Anh chưa hề cần ai, và Mây chắc không ngoại lệ.
Khóc bao nhiêu nước mắt cũng không vưà. Mà sao dạo này khóc nhiều vậy? Đụng xe
cũng khóc. Động đất cũng khóc. Nhớ anh Văn cũng khóc...
Mây
từ giã anh ra về. Trước khi đi Mây kiễng chân, nhún nhún trên đầu bàn chân và
chu mỏ đợi chờ. Anh cười cười hỏi “em muốn gì mà làm vậy?” Dưng không Mây bần
thần. Năm xưa đã có người, không hỏi nhưng lập lại thái độ của Mây -y như vậy.
Đại ca, đại ca. Anh vừa mở một trang đời em hằng cố tâm quên lãng. Anh vừa khơi
lại trong em những cảm tình tưởng đã chết với thời gian. Mây thấy mình bị cuốn
theo dòng nước xoáy, muốn gượng lại mà cứ để mình bị trôi đi... Mây thấy Mây là
chiếc lá đỏ vật vờ trên cành, ửng trong nắng chiều. Mây đang nhìn anh -chiếc lá thu phai trong đống lá vàng trên
triền dốc. Rồi Mây cũng sẽ tới đó. Rồi chúng ta cũng sẽ qua cơn mê này. Đại ca,
đại ca, buông em ra...
Thôi
hết nắng vàng
Tường
ngó theo xe Mây lòng lâng lâng sung sướng. Hôm nay được gặp anh em chiến hữu.
Hôm nay đƣợc mặc lại mầu áo cũ, được sống lại chút dĩ vãng xưa. Hôm nay sẽ được
“say không còn biết chi đời.” Hôm nay còn được nắm tay con bé, được cùng nó lén
lút hẹn hò, được vênh vang cùng nó trong buổi chiều vàng. Nụ hôn trong nắng cuối
ngày thơm ngát tưởng như mơ. Tưởng như sắc màu chinh chiến cũ còn đây, anh về với em như chim liền cánh như cây liền
cành... Tường nhếch mép nhẹ nhàng, ra trước cửa nhà hàng đợi Luạ. Lụa hẹn sẽ
đến cùng chung vui với chồng và các anh em trong ngày đại hội cảm động và đầy
tình nghĩa. Luạ à, cô cũng là tình nghiã đó..
Tường
không còn nhìn vào lòng mình, một cõi lòng trống rỗng. Nó trống rỗng tan hoang
từ những phút con người ta không thể suy nghĩ gì hơn là tìm mọi cách để giết kẻ
thù nếu không thì mình chết. Nó trống rỗng lúc máu thằng Tâm tạt vào mặt vào aó
Tường ngay lúc ngồi đối mặt nhau ăn vội bữa cơm chiều. Thằng Tâm chết chưa kêu
trọn tiếng “ông thầy”. Chiến tranh, nó không là những gì được nói lại, được kể
lại, được nghe qua ống liên hợp, được thấy trên bản đồ hành quân. Chiến tranh
không là những chi tiết nghiên cứu được qua những thằng tù binh. Khi đối mặt
cùng màu lửa đạn -cái màu cam đỏ chói chan, mắt người ta bị lóa mù và hồn ngƣời
ta khô kiệt. Khi lâm trận nếu ném cái bàn thờ cùng quyển gia phả ra phía trước
mà giết được bọn nó thì cũng không ngại ngần. Ngươi đứng bên kia chiến tuyến
nên ngươi là kẻ thù ta phải giết. Trí thức cùng tri thức, chỉ còn là những lời
dặn dò cho thằng trung đội phó cách đánh tiếp cùng lo cho anh em vì mình đang
ngã xuống. Tường đâu kịp mà thương tiếc thằng Tâm, cũng không kịp sợ mình sẽ chết.
Qua chiến tranh là qua cơn mê, qua một giấc mơ. Qua chiến tranh là qua những đêm
đen bất tận không biết lúc nào bọn Việt cộng nó xơi tái mình. Đất bạc màu đi đất
bạc mầu. Trên mảnh đất bạc mầu đó, Luạ đến. Trên mảnh đất bạc mầu đó bé Tí như
bông hoa daisy nở đằm thắm trong buổi chiều tàn. Và cũng trên mảnh đất bạc mầu
đó, chiều chiều Tường tưới vào lòng mình biết bao men cay. Đất vẫn bạc mầu. Bao
ánh mặt trời đỏ cam rực rỡ chiếu xuống bàn nhậu mà không mắt thằng nào mù. Bao
lời oanh tạc nổ hơn bom mà không thằng nào chết. Chiếu nhậu, quen không biết
bao nhiêu bạn, cười vui không bao giờ hết. Cứ mỗi khi chiều xuống thì “tình
trai nở bốn phương trời” để rồi khi tỉnh rượu thì đã tàn canh. Tường không biết
bằng cách nào mình về được nhà. Những ngày ấy biết bao thương sót. Bệ rạc. Tường
ngồi gật gù bên Luạ. Men beer lưng lửng trong ngƣời làm Tƣờng thấy lâng lâng. Tường
thèm hôn con bé. Tường muốn đục một thằng cà chớn nào đó mà chưa có ứng viên.
Nghé xà tới. Nghé không cùng đơn vị, không đồng tuổi. Nghé đồng binh chủng, nhưng
cũng không biết nhau từ trƣớc. Nhưng Nghé “yêu” Tường như đồng đội thân thiết,
như bạn bè sinh tử có nhau. Nghé quý Tường và hình như đại hội nào cũng quấn
quít bên Tường. Cứ ngó quanh, hễ thấy Nghé thì chắc chắn Tường đang ở quanh
đây. Tường đi với Nghé ra ngoài hút thuốc. Đây là cơ hội, hút thả dàn. Ngày mai
bé Tí mà bắt được thì chết với nó. Nó sẽ nhảy tưng lên, dứ dứ ngón tay, hỏi xem
bố có muốn đi “dự” đám cưới của nó không (con đặt đâu cha mẹ ngồi đó !!!), có
muốn bồng cháu ngoại không. Và Tƣờng sẽ khép nép, cƣời cƣời vơ vẩn rồi tìm cách
rút lui. Khiếp. Ngang qua 1 bàn, chợt thấy anh hùng mặt trắng họ Lý đang ba
hoa. Vài ba đứa đàn em đang lăm le, thấy Tường đi tới mấy hắn khấp khởi đưa mắt
dọ ý. Tường vưà gật đầu xong thì hỡi ôi, một ông thầy cuả Tường cũng xuất hiện.
Lưng đồi nón sắt, Tường cũng có ông thầy và cũng theo đúng thông lệ là phải nể
mặt ông thầy mình. Tường la làng, anh Hai anh ra ngoài chơi cho mát. Đi, đi đi.
Anh Hai lườm. Anh Hai là ông thầy của cả lũ chúng mày, anh không mù đâu nhá.
Anh Hai, anh đi ra, đi ra. Tường ra lịnh như đứa trẻ ra lịnh cho bố nó phải ạ
nó !!!! Mặc. anh Hai cứ đứng ngay đó, ngay chỗ gã mặt trắng đang ba hoa. Anh chỉ
gằn nhỏ tiếng kêu: Tưòng. Xế chân đồi nón sắt, lũ đàn em chờ mắt Tường thì lôi
gã kia ra ngoài dợt đẹp. Và Tường đành ra ngoài hút thuốc với Nghé. Một ngày
thôi hết nắng vàng..
Lận
đận xa người
Mây
ngồi trong góc của mình mà thương nhớ buồn bã âm thầm. Số phận là thứ không thể
trả gía. Tưởng anh đang vật lộn với số mạng, mà thành ra là Mây phải vật lộn với
chính lòng mình. Mây đâu còn mong ước mơ mộng gì. Vậy mà xui khiến đâu đó để
quen anh, để dưng không chợt hốt hoảng bốc đồng như thuở 19 mới biết yêu ngƣời.
Mây hỏi mãi lòng mình mà không trả lời được tại sao.
Đại
ca đại ca, anh sao rồi? Radio lải nhải kỷ niệm 30 tháng 4. Những năm trước,
30/4 mình làm gì sao chả nhớ? Một ngày quan trọng của người dân, dĩ nhiên không
quên, nhưng sao mình không chú ý ngày này cũng là ngày quan trọng của người
lính -của anh vậy? Sẽ có lễ kỷ niệm ở tượng đài. Ừ, mình đã lăn lóc chụp hình ở
tượng đài. Đêm về edit lại hình ảnh mới thấy dính nhiều hình của anh trong đó.
Kiều Phong mặc quân phục thật hớn hở. Nụ cười vu vơ lẫn chút bất cần. Vẫn cung
cách thô nhám con nhà võ nhưng cư xử tinh tế với anh em trên dưới, rất Kiều
Phong. Nhớ lúc ấy mình đã chợt buồn một nỗi mênh mang. Lúc đó mình mơ hồ thấy
mình và anh bị cuốn vào nhau vì một mảnh đời thiếu sót chưa định hình mà đã bị
bỏ qua. Mảnh puzzle đó nối 2 mảnh đời thật là khác biệt lại, có lẽ anh là mẫu
người mình muốn biết mà chưa được biết. Có lẽ mình là trái mà anh chưa được nếm
qua. Nếu chúng ta đã va vào nhau theo thứ tự kiếp ngƣời thì cũng đã đẩy nhau ra
theo thứ tự đó. “Trời đất này có thể qua đi, nhưng một dấu chấm một dấu phẩy
trong lời ta nói cũng sẽ được thể hiện” có phải vậy không?
Đại
ca đại ca. Tử biệt sinh ly em không có phần, biết rồi, nhưng em thương anh phận
đời đơn bạc, dày dạn chiến trƣờng nơi sống chết của mình và của người chỉ như
gió thoảng như giấc mơ. Phải chăng em đã hết lòng với anh vì một biểu tượng? Nhớ
năm ngoái ngày 30/4 em đang làm việc trong sở nghe radio bằng head phone. Xướng
ngôn viên cũng hơn 60 rồi, mà ông thì nghẹn lời và bà thì nức nở. Còn em, nước
mắt cũng tuôn tràn mà em vừa khóc vừa cười cho cái sự vô duyên của mình. Một
ngƣời có thể nói cả tràng 10 phút không lấy hơi, đọc quảng cáo không ngắt câu
người nghe không kịp thở mà đã nghẹn lời; một nữ chúa sơn lâm khi cất tiếng anh
hùng cúi mặt mà đã gầm tiếng không âm vang. Giọt nƣớc mắt nào của em đủ thấm
cho những bóng người đã ngã xuống vì đất nước, vì mình… “Hỡi ơi, giờ đây không
nói nên lời…” Và em đã ước sao cho mình nói được tiếng yêu ngƣời.
Nắng
vẫn vàng tƣơi. Khi anh thực bắt đầu cuộc vật lộn cùng số mạng thì Mây phải đành
đứng lại bên đường, làm chiếc bóng của chính mình. Những buổi chiều lái xe về
chợt thấy sao dƣ giờ. Lật đật ra về rồi lại loanh quanh buồn bã. Có hôm nhớ anh
Mây đến chỗ parking quen thuộc buổi chiều có nắng vàng tươi phảng phất khói thuốc
và hương cà phê, giọng cười dòn vang trong gió. Chút đồng cảm chân thành, chút
sắc cạnh tâm ý. Chuyện chữ chuyện lời chuyện eo sèo nhân thế… Đời đâu dễ tìm thấy
nhau dẫu chỉ là cái bóng. Bao lần Mây đứng trong parking lot tần ngần… Không
đành, đại ca sao em phải xa anh…
9
giờ sáng, nắng bên ngoài rực rỡ nhƣng chỉ chút ấm áp êm đềm tràn vào được trong
phòng. Tường hé mắt, không biết ngày thứ mấy ở trong này nhưng chắc không về mà
cũng chẳng còn đƣợc lâu. Bé Tí lắc tay mẹ:
-Bố
dậy…
Luạ
mắt đỏ hoe, ngồi xuống cạnh giƣờng. Tƣờng dõng dạc, mà thật ra phải lóng tai mới
hiểu
-Cô
khóc làm gì, nín đi. Đừng khóc, bé Tí đâu?
-Con
đây, bố
Ừ.
Tường lẩm bẩm gì đó chả ai hiểu.
Từơng
chỉ còn nhìn được một bên mắt, nhưng không cần ngó cũng thấy bé Tí. Nó đang mím
môi trợn mắt đỏ hoe nhìn bố. Nó không khóc đâu, Tƣờng biết. Nó đang muốn gào
lên cho tan vỡ trời xanh thắm, cho bể vụn những chiếc lá vàng bay bay giữa hƣ
không. Nó đang muốn ra lệnh cho bố nó là phải khỏe, phải về nhà cho nó còn dịp
giới thiệu bạn trai. Nó đang muốn mắng cả ông Trời. Bé Tí à, thông cảm cho bố
nha. Bỏ qua cho bác Trời già. Ai cũng phải một lần, lần này đến phiên bố.
Bỗng
dưng thằng Tâm ở đâu ló đầu vào. Môi nó mấp maý không ra tiếng nhưng sao Tường
vẫn nghe rõ:
-Sẵn
sàng, ông thầy.
Sau
lưng Tâm, thằng truyền tin lấp ló. Nó đeo gì trên lƣng và bên hông, sao dưng
không Tường quên tiệt như quên bẵng những năm dài chinh chiến. Đã tới lúc từ
giã ra đi. Lòng Tường mênh mang buồn. Tường cố nhớ xem những lần ra đi hành
quân trước mình đã nói lời giã biệt thế nào. Chịu, sao Tường không nhớ được mà
chỉ nhớ tiếng hát của Hoàng Oanh:
“Một sớm mưa buồn tôi
rời thành xưa
Sông nước tiêu điều
nhỏ lệ buồn đưa
Hắt hiu trong lòng vì
không có ai
Tiễn mình một lần cuối
Tháng năm bẽ bàng
tình duyên...”
Ừ,
đúng là hắt hiu bẽ bàng. Mưa Huế. Đời chinh chiến của Tường toàn ở Huế. Tường cố
nghĩ xem lúc đó Luạ ở đâu mà sao nghĩ hoài không ra. Ngực Tường nhộn nhạo. Máu
lại trào lên miệng không kìm được. Cái bịnh bất trị...
Bên
cạnh giường, bé Tí biết đã đến lúc nó phải xa bố. Miệng bố sùi bọt trắng, môi mấp
máy và một tay nắm chặt tay bé Tí. Luạ khóc không ra tiếng nữa. Tường gượng đứng
dậy, 2 chân nhẹ tênh.
Luạ
à, đừng khóc. Tôi thương cô chứ. Cô là hậu cứ vững bền cho những thằng lính như
tôi có chỗ để về. Cô là đất hồi sinh cho những thân đời lêu bêu bất hạnh như
tôi. Không thương cô thì thương ai. Cô là đất nhẫn nhục hứng chiụ muôn nỗi nhọc
nhằn cho mình có một gia đình thành công và các con có một tương lai rực rỡ. Cô
phải hài lòng chứ. Không có gì tuyệt đối, nhưng tôi không thương ai bằng thương
cô đâu. Mà tôi phải đi, cô biết mà. Lính nó đang chờ, đồng đội đang chờ...
Có
gì nhúc nhích trong túi aó ngực, ngay trái tim đang thoi thóp của Tường. Đầu óc
Tường mụ mị như sữa đặc mà lại nhẹ như sương. À, con châu chấu. Xanh mướt, mắt
đen. 2 chân cào cào, đầu ngọ nguậy. Hình như, hình như… đầu ai đó ngọ nguậy
trong 2 bàn tay của mình?
Luạ
à, đừng khóc. Tôi thương cô lắm. Cô không hiểu cái ê chề cuả đời lính, nhưng có
gian khổ nào của tôi mà cô không góp phần hứng nhận đâu. Ở chiến trường tôi có
vài thằng Tâm, nhưng về lại đời dân dã thì chỉ có cô ấm lạnh bên tôi. Mình có
đôi chút cách biệt tâm hồn, nhưng xá gì chút eo sèo nhân thế đó. Cô không chắc
hiểu hết chữ tôi viết, nhưng có cuốn sách nào tôi viết mà cô không góp phần thầm
lặng đâu. Cô xứng làm chủ hồn tôi, cô biết không. Tôi đi đâu cũng không quên cô
đâu...
Con
châu chấu lại ngọ nguậy trong ngực áo, nơi trái tim Tường dần lạnh. Nó muốn
chui ra? Không được đâu. Taị sao? Chỗ của chú mày là ở đó. Không tại sao cả. Đừng
hỏi sao. Tường đã nuốt được búng máu xuống, bước ra cửa. Nhiều tiếng lao xao
kêu gọi, có vẻ ầm ĩ mà sao Tường không nghe được gì.
Tường
bước, càng bước càng thấy nhẹ, càng bước càng đều. Lính chuyên nghiệp mà. Tới một
khúc quanh không còn thấy thằng Tâm và thằng truyền tin. Không thấy ai. Tường
ngạc nhiên thấy mình chỉ một mình. Chợt tai Tường nghe tiếng đàn guitar quen
thuộc. À, Văn. Văn gầy phơ phất như bộ xương. Xem nào, nhạc Trịnh
Nằm im giữa trời
Dòn vang tiếng cười
Điệu kèn ai buốt
trong tôi
Mùi hương phấn người
Một hôm nhớ lại
Mùi
hương phấn người? Hình như, hình như...môi ai đó đã hôn Tường? Cái đầu bé nhỏ
nào lúc lắc trong tay? Tấm thân nào vừa trọn một vòng ôm? Mình thương Luạ lắm,
có chỗ nào khác cho ai đâu. Sao nghĩ không ra mà lòng đau buốt ? Sao nhớ môi ngưòi,
nhớ mùi nơi trũng ngực mà không nhớ được ai? Tường càng bước càng băn khoăn. Giờ
trên đường chỉ còn mình Tường và con châu chấu trong tuí aó, nơi chỗ trái tim.
Chân Tường bươc vô định, nhưng quang cảnh chung quanh quen thuộc lắm. Chỗ này đường
... Góc này quẹo ra sau là bãi đậu xe... Ôi chao, con châu chấu dưng không cắn
Tường một phát rõ đau. Ôi chao, Mây, Mây. Mây và tiếng cười dòn dã. Mây và những
giọt nước mắt vô cớ. Mây và những câu nói tỉnh bơ những lời rối reng. Mây,
Mây....Tường thấy ấm lòng nghĩ mình không cô đơn nữa. Tường đã có người cùng
chia sẻ nỗi cô đơn của kiếp con người. Tường nhếch mép cười nghĩ đến con châu
chấu xanh mướt mắt đen cái đầu ngọ nguậy trong túi ao dám cắn mình. Tường nhớ
Mây chất ngất và bật gọi tên Mây. Tiếng kêu chới với không âm thanh như môi cười
trong thinh lặng. Mây, Mây... Tường chợt thấy mình tan loãng hòa cùng sương trắng
mênh mông rực sáng.
11
giờ sáng. Bé Tí thì thầm bên tai bố. OK, cho phép bố đi. Bé đã thấy bố cười. Cười
hô hố thì thường
rồi, nhƣng cười thật nhẹ nhàng thanh thản như bây giờ thì quá đủ. Vĩnh biệt bố.
Giọt nước mắt của Tí cuối cùng đã đổ ra, thấm xuống lồng ngực gầy của Tường, nới
lỏng ngón tay xương đang nắm bàn tay của nó. Vĩnh biệt.
Mây
ngồi bên mộ mới trong nắng thu vàng se lạnh. Một ngày giữa tuần, xe cộ ào ào
qua lại nhƣng nghĩa trang vắng ngƣời. Mây không biết mình nghĩ gì cảm gì. Mây
chỉ biết muốn đến đây, ngồi bên đại ca mong tìm chút hơi ấm ngày tháng cũ. Một
hành động điên cuồng không giải thích được, Mây nhớ anh nẫu ruột. Nhưng em biết
muôn đời muôn kiếp sau Anh với em không thể đến gần nhau... Chân trờ tím, Chân
trời tím. Anh chắc đã tới. Còn Mây, câu hỏi tại sao chắc mãi cho tới khi Mây chết
cũng chưa có câu trả lời,
Giờ đây chín vạn bông
trời nở / Riêng có tình ta khép lại thôi.■
LƯU
NA
No comments:
Post a Comment