Nguyễn
Mạnh Trinh & Nhã Lan
Tác phẩm của Lưu Na
Nhã
Lan: đọc Lênh Đênh nếu có người nhận xét
LN là nhà văn chống cộng thì LN nghĩ sao?
Xin thưa mỗi độc giả
đều có ý kiến riêng, nhưng LN không viết để chống cộng. LN viết những điều đã thấy, viết lại những cảm
xúc, những suy nghĩ cá nhân trước sự việc.
Na thấy mình cũng bình thường như mọi người, có những điều xấu điều ác
thấy bất bình thì nói ra. Nếu nói ra như
vậy (mà) có độc giả cho rằng chống cộng thì đó là ý (kiến) của độc giả đó. LN chỉ nói cảm xúc suy nghĩ của mình, thấy
cái thiện cái đẹp thì mình thương mình thích, thấy cái xấu cái ác thì không
ưa. Có những (sự) đổi đời làm mình sốc,
có những cuộc chuyển đổi đời (làm) thay đổi cả một suy nghĩ của mình. Có khi là băn khoăn, có khi là lúng túng, gom
tất cả lại thành Lênh Đênh. Tuyệt đối không có ý hướng chống cộng.
Nguyễn
Mạnh Trinh: Lần này nói có sách mách có
chứng, LN đã viết “vượt biên là xuyên tâm liên chữa bá bịnh từ thể xác đến linh
hồn, là mảnh bằng cao nhất của đại học, là trang sức quí giá cho xã hội bây giờ.”.
Có người không đồng ý với lập luận có vẻ thời trang như vậy, cô nghĩ sao?
Cho Na giải thích, đó
không phải là lập luận. Đó là quan sát của
Na với sự việc trong xã hội. Vượt biên,
liều mạng bỏ gia sản bỏ mạng sống bỏ mọi thứ để tìm đường sống không thể nói là
theo phong trào. Nói (vượt biên) là
xuyên tâm liên chữa bá bệnh vì hoàn cảnh lúc đó: bịnh gì cũng xuyên tâm
liên. Xuyên tâm liên là gì Na cũng không
biết, hỏi thì nó là nhị sen màu xanh xanh đắng đắng (mà) trong thuốc ta thuốc
Nam có tác dụng chữa bệnh. Nhưng bịnh gì
cũng xuyên tâm liên cả, vì sao? Xã hội
không còn gì hết. Không tiền không thuốc
không nhà thương, một xã hội đến chỗ không còn thuốc chữa (literally), không
mong có gì có thể sửa chữa hay thay đổi được.
Có một cách duy nhất ai cũng nghĩ, hồi đó có câu hát “bà con cô bác ai
muốn muốn vượt biên, đưa tôi 10 cây vàng, nếu sống thì huy hoàng nếu chết thì
điêu tàn, hết mười cây!”, hết thuốc chữa rồi ai cũng nghĩ chỉ có vượt biên
thôi. Vượt biên có con đường sống, vượt
biên có tự do, được quyền xây dựng đời sống mới, được quyền sống theo ý mình,
được quyền - không có chuyện có tiền (phải) gửi cho chính phủ, giấu ý
nghĩ. Muốn nghĩ gì thì nghĩ muốn làm gì
thì làm, muốn ăn mì gói hay muốn ăn tôm hùm đều được cả, không cần ăn ngon phải
giấu. Nghĩa là vượt biên chữa bá bệnh,
đi tới câu nói “vượt biên là xuyên tâm liên” mô tả tình cảnh xã hội mà Na đã cảm
nhận chứ không phải lập luận (cho rằng đó là mode thời thượng). Cũng hơi tréo ngoe là tại sao lại phải bỏ tất
cả như vậy, tại sao chuyện gì cũng chữa bằng vượt biên (vì vượt biên cũng tựa
như xuyên tâm liên không thể chữa bá bịnh).
Ngay trong tình cảm trai gái, 18, 19 tuổi biết yêu cũng (phải) ngó ngó,
yêu rồi lo quá, anh này đi vượt biên (sẽ) bỏ mình lại một mình, hay anh này vượt
biên sẽ mang mình theo…
Nhã
Lan: tình yêu có tính toán?
Không phải có tính
toán, nhưng một sự việc lớn lao có ảnh hưởng đến đời sống như vậy (thì) thích
hay không thích vẫn phải tính vào đời sống của mình.
Nhã
Lan: tình yêu như vậy không phát xuất từ trái tim mà có sự suy nghĩ trước?
Không phải suy nghĩ,
khi yêu ai cũng mơ ước một tương lai, và khi yêu ai cũng lo mất tình yêu. Đứng giữa hai con đường cũng lo, vậy
thôi. Giả dụ anh Trinh có cô bồ, thế nào
cổ chẳng khóc hù hụ (rằng) “anh Trinh ơi anh đi vượt biên bỏ lại em!” Hoặc anh Trinh có cô bồ khác, anh nói “đi vượt
biên sẽ mang theo em xây tổ ấm.” Cái đó
trong tình yêu bắt buộc phải nghĩ đến những ảnh hưởng trong đời sống mà vượt
biên ảnh hưởng mọi mặt. Nhiều lắm, mọi mặt
của xã hội.
Nhã
Lan: thời gian đầu LN dè dặt băn khoăn không nghĩ quê hương thứ hai sẽ là quê
hương chính của mình, như vậy khi hội nhập vào xã hội mới, thập niên 80 khi đến
Mỹ cho đến bây giờ trong mắt LN cộng đồng Việt hải ngoại đã phát triển thế nào,
có những đóng góp gì cho đất nước Hoa Kỳ?
Cho LN được giới hạn
câu trả lời trong nhận xét của mình, Na không có đủ trình độ khả năng để nhận
xét và tóm gọn là mình (cộng đồng Việt) đã đóng góp gì, thành quả gì. Nhận xét cộng đồng đã phát triển ra sao thì
thập niên 80 có thể nói 99% chúng ta là người tị nạn. Đến thập niên 90 mình có người đi theo diện cựu
quân gọi là HO, những người đoàn tụ gia đình theo diện ODP như má của Na. Thập niên 2000 đã có nhiều (thành phần) hơn,
có du học sinh, có người tới làm việc theo hợp đồng, có người tới làm việc
thương mại… Như vậy từ một mảng bèo nho
nhỏ mình đã trở thành một cồn đảo. Đương
nhiên khi qui tụ nhiều tầng lớp nhiều thành phần (xã hội) sẽ có những va chạm. Trong (tình) vợ chồng cũng có va chạm, trong
gia đình anh chị em cũng có va chạm, thì trong một cộng đồng càng lớn càng có
những cọ sát. Nhưng đất Mỹ là đất lành
chim đậu, là Hiệp chủng quốc. Chúng ta
có nhiều sắc dân nhiều văn hóa, mà cộng đồng VN từ một mảng bèo trở thành một cồn
đảo có được nhiều thành phần như vậy nên thấy đó là một thành quả. Nói cho quá đáng, thí dụ như ác quá thì ai ở
được với mình, dữ quá thì ai lại gần mình, khe khắt quá thì ai sống được với
mình? Thấy có nhiều thành phần tụ lại với
mình thì nên vui là đất lành chim đậu, mình có cởi mở có phát triển thì người
ta mới tụ tới. Na chỉ xin phép được nhìn
khía cạnh tích cực ấy. Nói đến cọ sát
xin thưa luôn, không phải rằng chúng ta đã học, ở đất Mỹ này phải học cách để sống
với nhau. Có những điều 100 năm (nữa)
cũng không đổi được, đã không đổi được là không đổi được, ngoài những điều đó
ra, mình có thể tìm cách để sống với nhau.
Na tin rằng điều 100 năm cũng không đổi được đó anh Trinh và Nhã Lan đều
biết điều Na muốn nói là gì. Nhưng mình
vẫn có thể sống thuận hòa với nhau, muốn hòa giải phải hòa giải với chính mình
trước. Văn hóa nơi đây dung chứa được mọi
thứ, mình cũng học được điều đó, đó là điểm tích cực của cộng đồng mình.
Nhã
Lan: nói đến đa văn hóa của Hiệp Chúng quốc thì rất đúng, nhưng nói riêng về
văn hóa VN thu nhỏ lại ở miền Nam California và khu Little Sài gòn thủ đô của
người Việt tị nạn, cái nôi văn hóa của người Việt hải ngoại, Na nghĩ như thế
nào về sự bảo tồn và phát huy tiếng Việt ở vùng quận Cam này?
Xin thưa trước nhất,
mình vẫn thường nói với nhau đây (Little Sài Gòn) là cái nôi văn hóa của người
Việt Nam, cho Na xin mình đừng nói vậy, mình là ai mà nhận mình là cái nôi văn
hóa. Còn gọi là nơi tập trung đông nhất
thì Na xin đồng ý. Văn hóa tiếng Việt đã
phát triển vượt bậc. Khi Na tới (1980’s)
nơi này chỉ có 3 nhà hàng ăn, xếp hàng để được ăn món ăn Việt Nam. Bây giờ nhà hàng nhiều vô số. Có những lời tuy là đùa cợt nhưng là sự thật,
“qua Mỹ tới phố Little Sài gòn không cần học tiếng Mỹ.” Người Việt rất đông cửa hàng rất đông, ngay cả
chương trình xã hội cũng có tiếng Việt cũng có nhân viên người Việt. Tiếng Việt khắp nơi nghĩa là mình phát triển
phong phú rộng rãi mạnh mẽ. Nhưng,
chương trình văn hóa mình có nào là (lớp) Việt ngữ, (in ấn) sách vở, (sinh hoạt)
Thiếu Nhi thánh thể… nếu nói trong sự bảo tồn thì đã đi rất xa rất rộng, nếu phải
quan tâm thì nên quan tâm đến vấn đề sao cho thích hợp. Không còn ở VN nữa (thì) tiếng Việt và cách
giáo dục con cái nơi này (ráng) sao cho vừa thích hợp xã hội mới vừa không quên
nguồn gốc.
Nhã
Lan: tác phẩm Lênh Đênh như Na đã nói
là viết cho chính mình, những cảm xúc của riêng mình, như vậy có được gọi là tự
truyện không, nhân vật chính cô Ngà có phải là tác giả?
Nói tới nói lui đâm tự
đào hố chôn mình!!! Nói viết cho mình,
viết cảm xúc thật của mình thì (nên) Nhã Lan hỏi cô Ngà có phải chính LN, nói
thiệt thì bể mánh. Na xin nói có một phần
là tự truyện, chỉ một phần thôi. Đời sống
của một người, một người như Na, thì nhỏ bé lắm, đâu có nhiều. Viết một cuốn truyện phải thu lượm nhiều chi
tiết, những nhân vật, những con người mình đã gặp trên đường đi qua. Có những người không gặp nhưng nghe kể chuyện
và có kiểm chứng được gom góp lại. Tại
sao phải gom góp? Vì nhân vật này có cái
hay gây trong lòng mình một ấn tượng. Tại
sao phải nhắc chi tiết đó? Chi tiết đó một
cách tình cờ phù hợp với suy nghĩ cảm xúc của mình. Những cái đó đã theo với đầu óc mình thì ghi
lại. Nói tự truyện cũng không hoàn toàn,
nhưng cô Ngà có bóng dáng của LN – cũng yêu đương kịch liệt lắm (!!!)
Nguyễn
Mạnh Trinh: thêm một câu tò mò: có những nhân vật phụ chung quanh nhân vật
chính cô Ngà, những nhân vật phụ rất nổi tiếng trong phố Bolsa này, không biết
có phải trùng hợp hay LN muốn kể lại một sự thực, một nét hiện thực của đời sống
ở đây.
Na biết có nhiều tác
giả luôn để một disclaimer nơi trang đầu rằng nhân vật và truyện chỉ là hư cấu
tác giả xin lỗi nếu có sự trùng hợp nhưng hoàn toàn không chịu trách nhiệm! Đúng ra LN cũng phải để một disclaimer như vậy,
Na đã quên bà bây giờ nhờ anh NMT nhắc thì Na cũng xin dùng disclaimer đó để
nói xin quí vị coi mọi sự là hư cấu. Khi
viết Na lượm những chi tiết thật, những việc thật ngoài đời, nhưng thí dụ, Na
nhắc tên một nhân vật, kể một câu chuyện tình cờ gặp gỡ, giả dụ anh NMT cắc cớ ra hỏi ông đó “nhỏ này (LN) nói vậy,
có thiệt hông ông?” rồi ông đó trả lời “trời, tui có biết nó là ai đâu” thì đâm
ra LN nói dối!!!!! Nên thôi, xin anh
NMT, người ta nói viết là bịa, xin cứ xem như hoàn toàn hư cấu.
Nguyễn
Mạnh Trinh: hư cấu là hư cấu, sự thật là
sự thật, tại sao phải “xin cứ coi là” và tại sao phải “xin”?
Dạ, mình xin đi, vì
không thể nào ra lịnh “cứ coi như là” như vậy được. Xin đi, xin thì dễ được cho hơn!
Nguyễn
Mạnh Trinh: thêm một câu hỏi nữa, là, có người nói ở thế hệ tị nạn một rưỡi như
Lưu Na, gánh nặng qúa khư không nặng nề lắm so với những người đi trước. Với
Lưu Na gánh nặng quá khứ ấy nặng hay nhẹ?
Cho em khoanh chữ
gánh nặng lại. Theo em hiểu, gánh nặng
quá khứ hàm chứa (việc) những quân cán chính của chế độ cũ vì cộng sản chiếm miền
Nam đã chịu một ảnh hưởng, hậu quả trực tiếp và nặng nề. Nếu nói vậy thì LN không có gánh nặng quá khứ
đó, vì cộng sản vào LN còn nhỏ và gia đình không có quan hệ trực tiếp (quan trọng)
để phải chịu một hậu quả trực tiếp (lớn lao) như vậy. Chịu hậu quả chung với người dân miền Na thì
có, nhưng mình định nghĩa gánh nặng khác nhau.
Mỗi gia đình, mỗi người mang một gánh nặng khác nhau. Giả dụ Nhã Lan nói bỏ gánh nặng quá khứ, thôi
quên đi, nhưng cũng có người nói muốn quên mà quên không được vì lỡ, tui tính
cưới ông đó mà cộng sản vô làm lỡ duyên thành gái già (nên) không bỏ (qua) được
thì sao? Nói chung mỗi người một hoàn cảnh,
chuyện dễ hiểu là những người bị tù đày mất mát gia sản, qua những biến động lớn
lao thì không quên được cũng phải, những người lỡ duyên ôm hận không quên cũng
không sao. Với LN, quá khứ vẫn đè nặng. Lòng nhớ xã hội cũ, văn hóa cũ vẫn đè
mình!!! Nói nó đè mình thì cũng không
đúng, nhưng nó vẫn theo.
Nhã
Lan: vẫn theo, thì cách nào để giải tỏa
(gánh nặng quá khứ)? Viết thêm, viết
thêm nữa?
Dạ đúng. Viết là một cách giải tỏa mà đọc cũng là một
cách để vơi lòng thương nhớ. Đọc thấy gần
gụi cái mình đã mất. Viết, có cảm tưởng
như một sợi chỉ nối lại, một cái áo rách có một sợi chỉ nối lại, mình vá lại những
cái đã rách trong lòng trong quãng đời đã đi qua.
Nhã
Lan: cuốn sách không dày lắm mà viết trong 5 năm, như vậy vừa đi học vừa đi làm
trong thời gian đầu tiên ở hải ngoại thì thời gian giành cho cuốn sách này là
lúc nào?
Ở đây có một sự hiểu
lầm. Na cầm viết 5 năm rồi mới bắt đầu
viết Lênh Đênh chứ không dùng 5 năm để hoàn tất Lênh Đênh. Na viết LĐ ước lượng khoảng 1 năm, trong LĐ
có 6 truyện nhỏ nối kết lại thành một cuốn truyện dài. Sáu truyện, mỗi truyện độ chừng 20 trang sách
hay 15 trang đánh máy, tốn khoảng 3 tháng cho 1 truyện 15 trang, độ một năm rưỡi
thì xong. Khi bắt đầu cầm viết là năm
2010 thì đã 50, đã bắt đầu xuống đồi, đời sống đã ổn định gia đình đã ổn định,
học hành đã xong. Nếu hỏi thời giờ có bị
lấn cấn lục đục thì chỉ là lục đục lấn cấn với ông xã. Thay vì ngồi xem TV với ông xã thì lại mất
thì giờ lụi hụi ôm cái computer, cũng không lấn cấn công ăn việc làm, không phải
tay tã tay sữa tay cầm viết. Đêm nằm lại
cứ chong mắt nghĩ một câu văn.
Nhã
Lan: nghĩ đến câu văn có phải bật dậy ra bàn computer để gõ không?
Không dám không dám…
Nhã
Lan: Vẫn là một người vợ ngoan?
Dạ không, ông chồng
ngủ mất rồi, ông không care đâu, nhưng mà… làm biếng lắm. Đang nằm trong chăn ấm…
Nguyễn
Mạnh Trinh: như vậy dự trù về văn chương trong tương lai của LN ra sao, có tính
viết thêm 2, 3 cuốn sách hay làm việc gì khác?
Ngay bây giờ LN đang
soạn lại những bài viết đã có để in một quyển mới. Khi xem lại nội dung thì quyển sách mới được
đặt tên Gập Ghềnh, và cũng đã có người giễu Na rồi, rằng hết lênh đênh đến gập
ghềnh! Xin thưa tại sao: khi viết thì
không có chủ ý nhưng khi gom lại mới thấy mình viết khá khá nhiều về giai đoạn
đi về nước thăm cha mẹ gia đình rồi lại trở lại đây, rồi lại về nước thăm mẹ, rồi
mẹ ở VN qua đây…. Đi song song hai nền
văn hóa hai đất nước, bây giờ được về thăm quê rồi thì có 2 quê, là một kiểng
hai quê, đi đi về về chân bên này chân bên kia, khi viết thì không nghĩ nhưng đọc
lại mới thấy hai bờ như vậy gập ghềnh quá.
Bây giờ gom lại đã làm bản vỗ, đã làm bìa xong, dự trù là 6 tuần hay hai
tháng sẽ có (xong). Gập Ghềnh khi hoàn tất
cũng sẽ như Lênh Đênh, được posted trên trang mạng văn học T. Vấn & Bạn Hữu
, t-van.net, và cũng sẽ in một số để tặng bạn hữu.
Nhã
Lan: khán giả Hồn Việt TV muốn xem thì
cũng chỉ có thể đọc ở trang mạng t-van.net phải không?
Na tin là quí vị có
thể đọc, với Lênh Đênh thì hình như mình cũng được download.
Nguyễn
Mạnh Trinh: dạng e-book?
Dạ đúng.
Nhã
Lan: nếu muốn có (printed) copy?
Dạ Na chỉ còn một số
nhỏ sách để tặng, vì sách không in để bán.
Nhã
Lan: cảm ơn LN. Vì thời lượng có giới hạn,
Nhã Lan xin mời LN có lời kết đến khán thính giả khắp nơi.
Lưu Na xin cảm ơn quí
vị đã theo dõi chương trình, cảm ơn Hồn Việt TV và Little Sài gòn radio cho LN
một cơ hội để chia sẻ, đóng góp suy nghĩ, và cũng xin cám ơn Nhã Lan và anh
Nguyễn Mạnh Trinh đã thực hiện chương trình.
Xin kính chào quí vị.
HẾT
No comments:
Post a Comment