Trần
Doãn Nho
Qua
sự đánh giá của nhiều nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ cũng như khán, thính giả trong
và ngoài nước, Thu Vàng là một giọng hát hiếm quý trong nền tân nhạc Việt Nam
hiện nay, tiếp nối những giọng ca tài danh Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Duy
Trác…Cuộc trò chuyện này sẽ giúp cho những người hâm mộ chị biết thêm một số điều
về con người cũng như quá trình ca hát của chị trong thời gian qua.
Trần
Doãn Nho (TDN): Trước hết, tôi hơi tò mò một chút. Sao cô lấy tên là Thu Vàng?
Thu Vàng (TV): Tôi
tên thật là Thu. Tên "Thu Vàng" được bạn bè trong lớp đệ tứ Trường Nữ
Trung học Quảng Tín đặt cho nhân Thu hát bản “Thu vàng” của Cung Tiến để phân
biệt với hai bạn cũng tên Thu trong lớp. Có người cho rằng tên Thu đã không
vui, còn thêm chữ Vàng làm chi cho não nuột và bảo Thu nên đổi cho đời sáng
láng ra bớt, nhưng tôi nghĩ cái tên cũng đã có tiền duyên gắn bó với người.
TDN:
Trên Facebook, các thính giả nghe TV hát thường hỏi nhau về gốc gác của TV. Người
thì nói gốc Huế, kẻ thì nói Quảng Nam, hay Quảng Ngãi, có người nói là gốc Bắc.
Vậy thì thực sự quê quán của TV ở đâu?
TV: Thưa anh, tôi gốc Tam Kỳ, Quảng Nam. Trước 1975, tôi di chuyển nhiều nơi, nơi cuối cùng định cư là Quảng Ngãi. Có người nghĩ tôi gốc Huế vì khi ba tôi ra Quảng Trị làm việc, tôi theo ra học, tôi biết nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng được như người dân vùng này. Câu hỏi gần như thường xuyên của khán, thính giả (và có phần rất thú vị đối với người Bắc xưa) với tôi là, "Sao cô nói giọng Quảng mà hát y như giọng Hà Nội xưa vậy?", tôi trả lời: Có lẽ vì tôi nghe nhạc từ lúc còn bé mãi đến giờ nên quen cách phát âm của những ca sĩ mình yêu thích mà chính mình cũng không biết, khi nghe hỏi mới để ý.
TDN: Cũng trên Facebook, một số các bạn học của TV ở nhiều nơi kể lại là TV đã thường hát cho bạn bè nghe khi còn đi học. Hồi đó, TV thường hay hát nhạc loại gì?
TV: Thuở ấy tôi hát trong trường, trong các chương trình đi tiền đồn của trường, hay các chương trình thăm viếng thương bệnh binh. Có khi hát trong đài phát thanh, đài truyền hình vào dịp này hoặc dịp kia và vì tôi là con nhà lính, đi nhiều nơi nên cái tên Thu Vàng và tiếng hát cũng được dịp "tung cánh chim".
TV: Thưa anh, tôi gốc Tam Kỳ, Quảng Nam. Trước 1975, tôi di chuyển nhiều nơi, nơi cuối cùng định cư là Quảng Ngãi. Có người nghĩ tôi gốc Huế vì khi ba tôi ra Quảng Trị làm việc, tôi theo ra học, tôi biết nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng được như người dân vùng này. Câu hỏi gần như thường xuyên của khán, thính giả (và có phần rất thú vị đối với người Bắc xưa) với tôi là, "Sao cô nói giọng Quảng mà hát y như giọng Hà Nội xưa vậy?", tôi trả lời: Có lẽ vì tôi nghe nhạc từ lúc còn bé mãi đến giờ nên quen cách phát âm của những ca sĩ mình yêu thích mà chính mình cũng không biết, khi nghe hỏi mới để ý.
TDN: Cũng trên Facebook, một số các bạn học của TV ở nhiều nơi kể lại là TV đã thường hát cho bạn bè nghe khi còn đi học. Hồi đó, TV thường hay hát nhạc loại gì?
TV: Thuở ấy tôi hát trong trường, trong các chương trình đi tiền đồn của trường, hay các chương trình thăm viếng thương bệnh binh. Có khi hát trong đài phát thanh, đài truyền hình vào dịp này hoặc dịp kia và vì tôi là con nhà lính, đi nhiều nơi nên cái tên Thu Vàng và tiếng hát cũng được dịp "tung cánh chim".
Thời tiểu học, khi hát cho trường thì
ba tôi thường chọn và tập cho tôi những bản nhạc thiếu nhi của Lê Thương, Phạm
Duy...Sáng sớm nào ba tôi cũng mở nghe chương trình nhạc bình minh của đài Sài
Gòn. Hàng tuần, chương trình Nhạc Thiếu Nhi của đài Sài Gòn cũng rất hấp dẫn
tôi. Về sau, hôm nào thức khuya thì nghe chương trình Dạ Lan hay chương trình
nhạc chủ đề của Nguyễn Đình Toàn. Tôi còn nhớ những năm đầu Trung Học Đệ Nhất Cấp,
tôi thích nghe nhạc của chương trình thương mại, thích thú hát theo những bản
Bolero. Sau đó ba tôi hướng tôi nghe những bản nhạc xưa do những ca sĩ Thái
Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Anh Ngọc, Duy Trác...hát, nghe quen rồi dần dần yêu
thích. Thời điểm này, tôi được sinh hoạt trong ban nhạc “Tuổi Thơ” ở Hội An do
anh Thái Tú Hòa thành lập. Anh Hòa và thầy Lê Khuê, hiệu trưởng trường Nam Tiểu
học cùng một số anh văn nghệ trong phố đã tập cho ban "Tuổi Thơ" hát
những trường ca quan trọng như “Mẹ Việt Nam”, “Con đường cái quan” của Phạm
Duy, những bản hùng ca, nhạc thiếu nhi của Hùng Lân, Lê Thương, Phạm Duy... và
nhiều tác phẩm giá trị khác. Giai đoạn này thực sự định hình thể loại nhạc tôi
theo đuổi đến giờ. Tôi có may mắn được học hát rất nhiều từ những người thầy rất
có tâm này.
TDN: TV có thường hát nhạc Trịnh Công Sơn không?
TV: Tôi ít hát nhạc Trịnh Công Sơn dù thời đó công chúng đang rất yêu chuộng Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Có lẽ do tôi chịu ảnh hưởng ba tôi. Tuy vậy, tôi cũng thuộc nhiều bản, thỉnh thoảng hát cho bạn bè nghe hoặc khi sinh hoạt lớp. Năm 2016, tôi có thu âm 3 bản cho CD " Dã Tràng Ca" do anh Quốc Ân thực hiện, đó là “Ru ta ngậm ngùi”, “Lời thiên thu gọi” và “Nhìn những mùa thu đi”.
TV: Tôi ít hát nhạc Trịnh Công Sơn dù thời đó công chúng đang rất yêu chuộng Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Có lẽ do tôi chịu ảnh hưởng ba tôi. Tuy vậy, tôi cũng thuộc nhiều bản, thỉnh thoảng hát cho bạn bè nghe hoặc khi sinh hoạt lớp. Năm 2016, tôi có thu âm 3 bản cho CD " Dã Tràng Ca" do anh Quốc Ân thực hiện, đó là “Ru ta ngậm ngùi”, “Lời thiên thu gọi” và “Nhìn những mùa thu đi”.
TDN:
Thông thường thì một khi đã thích loại nhạc mà TV hay hát, tạm gọi là nhạc cổ
điển hay nhạc thính phòng, thì thường người ta không thích hát nhạc Bolero hay
ngay cả nhạc Trịnh Công Sơn. Riêng TV thì TV thấy thế nào?
TV:Cũng có phần đúng khi cho rằng hễ đã thích loại nhạc này thì không mặn mà với những loại nhạc khác. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng không hẳn như vậy, nhiều người vẫn thích nghe những loại nhạc và những ca sĩ với phong cách khác nhau. Tôi cũng vậy. Ngoài loại nhạc tôi đã chọn, tôi cũng thích, tuy không thường lắm, nhiều bản với nhịp Bolero, Rumba... Tôi vẫn nghe các giọng ca nổi tiếng như Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Hương Lan, Thanh Tuyền, Phương Dung, Duy Khánh, Chế Linh, vân vân...Tôi thích nhất giọng Mỹ Thể. Về dòng nhạc tôi thường hát, ngoài Thái Thanh, Mai Hương, Kim Tước, Duy Trác, Anh Ngọc..., sau này tôi thích Tuấn Ngọc, Khánh Hà và nhiều ca sĩ khác nữa. Lớp trẻ hơn, tôi thích giọng Trần Thái Hoà, Thiên Tôn... Lớp trẻ hơn nữa, tôi ít biết và cũng ít nghe, xem nên không có ý kiến.
TV:Cũng có phần đúng khi cho rằng hễ đã thích loại nhạc này thì không mặn mà với những loại nhạc khác. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng không hẳn như vậy, nhiều người vẫn thích nghe những loại nhạc và những ca sĩ với phong cách khác nhau. Tôi cũng vậy. Ngoài loại nhạc tôi đã chọn, tôi cũng thích, tuy không thường lắm, nhiều bản với nhịp Bolero, Rumba... Tôi vẫn nghe các giọng ca nổi tiếng như Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Hương Lan, Thanh Tuyền, Phương Dung, Duy Khánh, Chế Linh, vân vân...Tôi thích nhất giọng Mỹ Thể. Về dòng nhạc tôi thường hát, ngoài Thái Thanh, Mai Hương, Kim Tước, Duy Trác, Anh Ngọc..., sau này tôi thích Tuấn Ngọc, Khánh Hà và nhiều ca sĩ khác nữa. Lớp trẻ hơn, tôi thích giọng Trần Thái Hoà, Thiên Tôn... Lớp trẻ hơn nữa, tôi ít biết và cũng ít nghe, xem nên không có ý kiến.
TDN:
TV đã theo học nhạc như thế nào?
TV: Tôi không có may mắn được theo học một trường nhạc nào, thưa anh, mặc dầu rất ước mơ được vào học trường nhạc chính quy. Một mặt, ba tôi đã "ra lịnh" từ lâu, con gái không được theo nghề ca hát. Nhưng trở ngại lớn nhất là tôi thuộc vào một thế hệ kém may mắn nhất, vì sinh ra và lớn lên lọt thỏm vào giữa giai đoạn khốc liệt, quá nhiều biến động của lịch sử Việt Nam, và mọi ước mơ đành “gút” lại một cách tức tưởi vào năm 1975. Chúng tôi chưa kịp làm được gì cho tương lai. Ba tôi không phải mất công cấm đoán tôi nữa. Sau năm 1975, tôi chỉ tìm tòi tự học. Nhưng thuở ấy rất khó tìm sách, không có băng đĩa, máy móc để nghe. Tìm được cái gì thì học, thì nghe cái ấy.
TDN: Học nhạc đâu phải như học chữ, phải biết nhạc lý, phải biết xướng âm, phải biết giữ nhịp, vân vân. Trong những điều kiện như thế, TV học nhạc và ca như thế nào?
TV: Sau năm 1975, khi phải nộp sách để nhà nước đốt, tôi tìm cách giấu được tập “Methode de Guitare” của Ferdinando Carulli và “Kỹ thuật hát” của Tống Ngọc Hạp, cùng một ít tập sách khác vào vài nơi sau nhà, lấy củi chận lên trên. Hồi đó tôi không luyện tập nhiều, phần lớn thời gian dành cho việc kiếm cơm. Họa hoằn lắm mới dành chút thời gian cố gắng học đàn Guitar và tập hát theo hai tập sách nói trên. Sợ quá nên mỗi lần học xong lại mang giấu sách đi. Có lẽ tôi cũng may mắn có được một số vốn rất tự nhiên do lúc nhỏ được nghe rất sớm và thật nhiều rồi dần dà thấm vào người, thuộc nhạc thuộc lời, biết giữ nhịp, lấy hơi... lúc nào cũng không hay. Tôi không hề thông qua một người thầy chính quy nào trừ ít tập sách mình có hay tình cờ bắt gặp ở đâu đó. Nhân đây, tôi xin cảm ơn ông Tống Ngọc Hạp, tác giả tập sách "Kỹ thuật hát", tuy mỏng, nhưng tác giả soạn với cái tâm của một nhà sư phạm nên rõ ràng, chi ly. Tôi xem ông đã là một nguòi thầy đã dạy tôi ca hát. Thường thì vào buổi sáng sớm, tôi dành một ít thời gian hiếm hoi, xướng âm theo đàn guitar, cố ráng lên cao dần, cao đến lúc không lên được nữa rồi sau đó, xuống giọng thấp dần cũng thế. Vừa tập vừa canh chừng vì sợ công an và hàng xóm. Mãi đến sau này, khi có đổi mới, tôi mới được “rống" to thoải mái hơn. Thỉnh thoảng nhớ lại còn thấy buồn cười. Lúc ấy tôi cũng chưa đủ kinh nghiệm thẩm âm để biết độ cao của đàn có chuẩn không. Khi so dây đàn thì cũng chỉ biết dựa vào độ cao của thanh quản mình nên thiếu chính xác.
Về phát âm thì phải học và chú ý tối đa vì tôi gốc Quảng Nam, phát âm không chuẩn nhiều âm, vần. Khi xưa, chương trình Tiểu học cũng đã dạy cách phát âm chuẩn trong môn chính tả và tập đọc nhưng lúc ấy chưa chú ý nên tôi không nhớ, sau này học cách điều khiển lưỡi, họng, môi... cho mỗi âm theo tập sách nói trên, tôi phải tìm hiểu lại ở các sách tập đọc và chính tả của thời đi học Tiểu học.
TV: Tôi không có may mắn được theo học một trường nhạc nào, thưa anh, mặc dầu rất ước mơ được vào học trường nhạc chính quy. Một mặt, ba tôi đã "ra lịnh" từ lâu, con gái không được theo nghề ca hát. Nhưng trở ngại lớn nhất là tôi thuộc vào một thế hệ kém may mắn nhất, vì sinh ra và lớn lên lọt thỏm vào giữa giai đoạn khốc liệt, quá nhiều biến động của lịch sử Việt Nam, và mọi ước mơ đành “gút” lại một cách tức tưởi vào năm 1975. Chúng tôi chưa kịp làm được gì cho tương lai. Ba tôi không phải mất công cấm đoán tôi nữa. Sau năm 1975, tôi chỉ tìm tòi tự học. Nhưng thuở ấy rất khó tìm sách, không có băng đĩa, máy móc để nghe. Tìm được cái gì thì học, thì nghe cái ấy.
TDN: Học nhạc đâu phải như học chữ, phải biết nhạc lý, phải biết xướng âm, phải biết giữ nhịp, vân vân. Trong những điều kiện như thế, TV học nhạc và ca như thế nào?
TV: Sau năm 1975, khi phải nộp sách để nhà nước đốt, tôi tìm cách giấu được tập “Methode de Guitare” của Ferdinando Carulli và “Kỹ thuật hát” của Tống Ngọc Hạp, cùng một ít tập sách khác vào vài nơi sau nhà, lấy củi chận lên trên. Hồi đó tôi không luyện tập nhiều, phần lớn thời gian dành cho việc kiếm cơm. Họa hoằn lắm mới dành chút thời gian cố gắng học đàn Guitar và tập hát theo hai tập sách nói trên. Sợ quá nên mỗi lần học xong lại mang giấu sách đi. Có lẽ tôi cũng may mắn có được một số vốn rất tự nhiên do lúc nhỏ được nghe rất sớm và thật nhiều rồi dần dà thấm vào người, thuộc nhạc thuộc lời, biết giữ nhịp, lấy hơi... lúc nào cũng không hay. Tôi không hề thông qua một người thầy chính quy nào trừ ít tập sách mình có hay tình cờ bắt gặp ở đâu đó. Nhân đây, tôi xin cảm ơn ông Tống Ngọc Hạp, tác giả tập sách "Kỹ thuật hát", tuy mỏng, nhưng tác giả soạn với cái tâm của một nhà sư phạm nên rõ ràng, chi ly. Tôi xem ông đã là một nguòi thầy đã dạy tôi ca hát. Thường thì vào buổi sáng sớm, tôi dành một ít thời gian hiếm hoi, xướng âm theo đàn guitar, cố ráng lên cao dần, cao đến lúc không lên được nữa rồi sau đó, xuống giọng thấp dần cũng thế. Vừa tập vừa canh chừng vì sợ công an và hàng xóm. Mãi đến sau này, khi có đổi mới, tôi mới được “rống" to thoải mái hơn. Thỉnh thoảng nhớ lại còn thấy buồn cười. Lúc ấy tôi cũng chưa đủ kinh nghiệm thẩm âm để biết độ cao của đàn có chuẩn không. Khi so dây đàn thì cũng chỉ biết dựa vào độ cao của thanh quản mình nên thiếu chính xác.
Về phát âm thì phải học và chú ý tối đa vì tôi gốc Quảng Nam, phát âm không chuẩn nhiều âm, vần. Khi xưa, chương trình Tiểu học cũng đã dạy cách phát âm chuẩn trong môn chính tả và tập đọc nhưng lúc ấy chưa chú ý nên tôi không nhớ, sau này học cách điều khiển lưỡi, họng, môi... cho mỗi âm theo tập sách nói trên, tôi phải tìm hiểu lại ở các sách tập đọc và chính tả của thời đi học Tiểu học.
TDN:
Hát loại nhạc bình thường đã không dễ, hát loại nhạc có “nét nhạc cầu kỳ đòi hỏi
kỹ thuật hát và kén chọn người nghe” như TV lại càng quá khó. TV có thể nói sơ
qua về việc tập những bản nhạc rất khó như "Chiều về trên sông" hay
"Đường chiều lá rụng" hay “Dạ lai hương”....
TV: Những bản nhạc đó
tôi đã được nghe và đã lưu lại ấn tượng từ trước năm 1975. Sau 1975, không còn
nghe được nữa và cũng không thể tìm nhạc bản. Hình như mãi đến sau năm 1995 mới
nghe được một ít bản. Tình hình nới dần mới có thể tập lại được bằng cách nghe
vì không có nhạc bản. Tôi mê quá nên năm 2002 và những năm sau đó, tôi đã chắt
bóp tiền bạc thu âm hai CD "Hương Xưa" và “Phạm Duy” tại Sài Gòn và
CD "Ngày xưa yêu dấu" tại Quảng Ngãi. Lúc ấy tôi chưa tìm được những
phòng thu tốt và không có ai hướng dẫn, nên những CD này hòa âm còn rất thô sơ,
tôi chưa vừa ý. Tuy nhiên, tôi đã học được kỹ thuật thu âm và những kinh nghiệm
này rất hữu ích, giúp tôi rất nhiều trong việc thực hiện những CD sau.
Bản" Chiều về
trên sông" tôi có nhiều ấn tượng và nhớ lâu vì thường được nghe mỗi chiều ở
đài phát thanh Sài Gòn, với tiếng đàn của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi, không thể nào
quên được. Những bản nhạc khó như "Sérénade" của Franz Schubert,
"Đường chiều lá rụng”, “Dạ lai hương” của Phạm Duy, “Vọng ngày xanh” của
Khánh Băng, “Phố mưa”, nhạc Pháp, lời Nguyễn Đình Toàn, “Dạ khúc” của Nguyễn
Văn Quỳ, Nguyễn Mỹ Ca, ... tôi phải nghe để tập vì khi ấy vẫn chưa tìm ra nhạc
bản. Đến trước khi thu âm bản nào thì nhờ phòng thu hoặc những người trẻ sành
máy móc tìm hộ để “solfege” lại bằng đàn Guitar cho chính xác. Nói chung, có lẽ
do tôi thích nghe, chịu nghe, đam mê âm nhạc thì những âm thanh yêu thích tự
nhiên thành cái của riêng mình lúc nào không hay.
TDN: Khi chọn nhạc, điều đầu tiên là TV chọn nhạc hay chọn lời?
TV: Trước khi hát, tôi thường chọn nhạc bản rất kỹ cả nhạc lẫn lời. Để chuẩn bị cho một đêm nhạc, việc chọn danh sách bài hát cho chương trình là lâu nhất, phải cân nhắc cho khán giả và cho mình.
TDN: Khi chọn nhạc, điều đầu tiên là TV chọn nhạc hay chọn lời?
TV: Trước khi hát, tôi thường chọn nhạc bản rất kỹ cả nhạc lẫn lời. Để chuẩn bị cho một đêm nhạc, việc chọn danh sách bài hát cho chương trình là lâu nhất, phải cân nhắc cho khán giả và cho mình.
TDN: Từ trước đến nay, TV đã phát hành bao nhiêu CD rồi, cả trong và ngoài nước?
TV: Tôi đã thực hiện được 4 CD: “Dạ Khúc” (2008), “Thu hát” (2012), CD này, vì lý do kỹ thuật, sau đổi lại thành “Vàng thu rơi mênh mông”, phát hành tại Cali năm 2014, “Vọng ngày xanh” (2017) và “Tiếng hát lênh đênh” (2018). Ở Việt Nam, phát hành một CD không dễ dàng. Muốn phát hành, thì phải xin phép. Cơ quan Văn hóa chỉ cấp phép và dán tem cho những CD nào có những bản nhạc mà nhà nước đã duyệt xét. Tôi không thể hát những bản nhạc mình không yêu thích và không hợp giọng nên chấp nhận không phát hành, chỉ thực hiện xong, lưu hành trong bạn bè và người thân thôi anh ạ. Nhân đây, tôi xin cảm ơn lòng yêu thương tiếng hát mình và sự chia xẻ của quý anh chị, của các bạn đã giúp đỡ, dìu tôi đi qua giai đoạn gian khó.
TDN:
TV đã trình diễn bao nhiêu lần trước công chúng? Buổi nào để lại nhiều ấn tượng
nhất?
TV: Tôi đã được anh em, bạn bè tổ chức chương trình riêng cho mình trình diễn tại Quận Cam 5 lần. Lần thứ nhất do anh Thân Trọng Mẫn tổ chức trong chương trình “Thơ phổ nhạc" tại Trường Nhạc của nhạc sĩ Khánh Hồng vào năm 2014 khi tôi sang Mỹ thăm gia đình. Đây là lần đầu tiên tôi hát tại Quận Cam nên nhớ mãi. Khán phòng nhỏ, sức chứa khoảng 60 người, mà khán giả khoảng 80 người, thiếu ghế, nhiều người phải đứng bên ngoài, tôi cảm động hết biết luôn! Năm 2018, tôi sang Mỹ lần thứ hai, được anh em, bạn bè tổ chức thêm bốn chương trình riêng tại Đài 57.3, Thư viện Toàn Cầu, tòa soạn Việt Báo. Ngoài ra tôi còn hát trong những chương trình khác do Viện Việt Học tổ chức tại tòa soạn báo Người Việt và Việt Báo, chương trình Nguyễn Đình Toàn, chương trình của nhóm Không gian xưa,vân vân. Tôi cũng đã hân hạnh được hát trong chương trình "Viết về nước Mỹ" và chương trình nhạc Trần Dạ Từ. Những chương trình do Việt Báo đứng ra thực hiện được tổ chức rất chuyên nghiệp và có tâm.
TV: Tôi đã được anh em, bạn bè tổ chức chương trình riêng cho mình trình diễn tại Quận Cam 5 lần. Lần thứ nhất do anh Thân Trọng Mẫn tổ chức trong chương trình “Thơ phổ nhạc" tại Trường Nhạc của nhạc sĩ Khánh Hồng vào năm 2014 khi tôi sang Mỹ thăm gia đình. Đây là lần đầu tiên tôi hát tại Quận Cam nên nhớ mãi. Khán phòng nhỏ, sức chứa khoảng 60 người, mà khán giả khoảng 80 người, thiếu ghế, nhiều người phải đứng bên ngoài, tôi cảm động hết biết luôn! Năm 2018, tôi sang Mỹ lần thứ hai, được anh em, bạn bè tổ chức thêm bốn chương trình riêng tại Đài 57.3, Thư viện Toàn Cầu, tòa soạn Việt Báo. Ngoài ra tôi còn hát trong những chương trình khác do Viện Việt Học tổ chức tại tòa soạn báo Người Việt và Việt Báo, chương trình Nguyễn Đình Toàn, chương trình của nhóm Không gian xưa,vân vân. Tôi cũng đã hân hạnh được hát trong chương trình "Viết về nước Mỹ" và chương trình nhạc Trần Dạ Từ. Những chương trình do Việt Báo đứng ra thực hiện được tổ chức rất chuyên nghiệp và có tâm.
Nhân đây, cũng xin
báo tin là vào ngày 4/8/19 sắp đến, tôi sẽ hát trong chương trình"Còn mãi
với thời gian" do nhóm Tiếng Xưa tổ chức. Chương trình này sẽ có sự góp mặt
của các ca sĩ: Kim Tước, Bùi Thiện, Sơn Ca, Vũ Anh, Hoàng Hương, Nam Trân, Tấn
Đạt...
Tôi rất vui khi nhận
thấy ở Quận Cam, rất nhiều người trong cộng đồng người Việt cùng mình yêu quý
dòng nhạc này và hơn nữa là có ý thức gìn giữ cho đời sau. Có rất nhiều người tự
nguyện bỏ công sức để duy trì và phát triển những tác phẩm lớn của Việt Nam một
cách vô điều kiện như ban hợp xướng Ngàn Khơi, ban hợp xướng Viện Việt Học. Họ
chọn lọc nhạc, tập luyện rất nghiêm túc và đầy ý thức.
TDN: Lần đầu tiên tôi được nghe TV hát trực tiếp là trong đêm nhạc “Tình Hoài Hương” tại tòa soạn Việt Báo. Khán giả rất đông, có nhiều người ở xa đến, phòng hội 200 chỗ ngồi không đủ chứa, đến nỗi nhiều người phải đứng xem, khán giả đa phần là người lớn tuổi nhưng ai cũng ở lại từ đầu đến cuối chương trình. Thú thật, tôi rất ngạc nhiên trước sự hâm mộ nồng nhiệt này…
TV: Dạ, tôi xin cảm ơn anh. Đêm “Tình Hoài Hương” ngày 11/5/2019 vừa qua là một đêm rất đáng nhớ vì đây là lần đầu tiên trong chương trình của mình, tôi được hát nhạc của nhiều anh em, bạn bè văn nghệ, những người thuộc các lãnh vực sáng tác khác, lại say mê viết nhạc, mà lại viết hay. Tôi rất vui được giới thiệu các nhạc phẩm hay thơ phổ nhạc của các nhà văn, nhà thơ đến với công chúng. Tôi thấy được tấm lòng của tác giả đối với tác phẩm mình và cũng nhận thấy sự nồng nhiệt của khán giả khi đón nhận những nhạc phẩm còn rất lạ với họ. Được gặp gỡ các anh chị từ xa về dự, thật cảm động. Khán giả thưởng thức rất chăm chú, lịch sự. Khi chấm dứt, nhiều khán giả còn nán ở lại gặp gỡ, cảm ơn, có lời khen và mong sẽ được nghe lại. Tôi nghĩ, được khán giả yêu mến một phần là do những nhạc bản tôi chọn. Bất cứ ở đâu, tôi thích và thường chọn nhạc có chủ đề quê hương. Điều này có lẽ đã chạm vào nỗi niềm tha phương của khán giả.
Tham dự những đêm nhạc
riêng của tôi thường là khách lớn tuổi. Khách trẻ tuổi nhất cũng khoảng 40 tuổi
trở lên. Những người trẻ này đến nghe tôi hát có lẽ yêu nhạc do ảnh hưởng của
ba mẹ.
TDN:
Có ai khuyên TV nên bỏ nhạc mình thường hát để hát nhạc phổ thông với mục đích
có nhiều khán, thính giả hơn không?
TV: Dạ không có ai, thưa anh. Nhưng nhiều người khuyên tôi nên chọn hát thêm những bản phổ thông để có thể mang giọng hát mình đến với số đông người nghe hơn. Vậy nên trong những chương trình riêng của mình sau này, tôi cũng có chọn một it bản nhạc nhẹ nhàng hơn, được nhiều người yêu thích nhưng cũng không chệch ra ngoài dòng nhạc chính tôi thường hát để dung hòa cho một đêm nhạc.
TV: Dạ không có ai, thưa anh. Nhưng nhiều người khuyên tôi nên chọn hát thêm những bản phổ thông để có thể mang giọng hát mình đến với số đông người nghe hơn. Vậy nên trong những chương trình riêng của mình sau này, tôi cũng có chọn một it bản nhạc nhẹ nhàng hơn, được nhiều người yêu thích nhưng cũng không chệch ra ngoài dòng nhạc chính tôi thường hát để dung hòa cho một đêm nhạc.
TDN: Lúc nào thì tên tuổi của TV đến với công chúng?
TV: Tên Thu Vàng được biết đến qua trang mạng art2all.net của chị Lệ Khánh ở San Jose. Chị đã giới thiệu giọng ca Thu Vàng từ sớm, hình như sau năm 2000. Và sau này còn có nhiều trang khác cũng giới thiệu, như: Phovan của anh Nguyễn Xuân Thiệp, trang anh Đỗ Hồng Ngọc, trang Trần Thị Nguyệt Mai, trang Phạm Cao Hoàng, Phan Anh Dũng, Lê Hân, trang Kontum... Nhạc sĩ Hoàng Khai Nhan, chị Thúy Vy đã thực hiện rất nhiều clip rất giá trị cho những CD của tôi. Nhân đây tôi xin cảm ơn tất cả các trang Web và quý anh chị đã giới thiệu tiếng hát Thu Vàng đến với công chúng. Tôi cũng xin lỗi những trang khác tôi chưa được biết để gửi lời cảm ơn đến quý vị.
Nghĩ cho cùng, mọi việc
đều đến từ cái duyên cả anh ạ. Cuộc đời đã cho tôi nhiều đau khổ, mất mát nhưng
tôi nghĩ, có thật sự kinh qua những đau khổ, mất mát, thiếu thốn thì mới khao
khát thương yêu, yêu hết thảy: quê hương, thiên nhiên, con người... Và tôi tin,
cái gì xuất phát từ tâm thì sẽ đi vào lòng người.
Cuối cùng, tôi thành
thật cảm ơn anh đã quan tâm đến tiếng hát của tôi, đã khơi cho tôi được bày tỏ
đôi điều về mình.
TDN: Cám ơn TV đã dành cho tôi và qua đó, cho quý độc giả cuộc trò chuyện vô cùng lý thú này.
TDN: Cám ơn TV đã dành cho tôi và qua đó, cho quý độc giả cuộc trò chuyện vô cùng lý thú này.
(6/2019)
TRẦN
DOÃN NHO
No comments:
Post a Comment