Nguyên
Giác
Nhà sư Seigan Shōtetsu,
do Sakai Hōitsu (1761-1829) vẽ, mực trên giấy.
Thiền
sư Seigan Shōtetsu (1381-1459) là một trong vài người làm thơ nhiều nhất trong
thi giới Nhật Bản. Chính
xác, chúng ta không biết nhà sư đã sáng tác bao nhiêu bài thơ. Nhưng nhà sư kể
lại trong một lá thư
rằng vào tháng 4 của năm 1432, ngôi lều của nhà sư bốc cháy trong đêm, thiêu rụi
mọi thứ trong lều và
toàn bộ những bài thơ nhà sư đã sáng tác từ năm 20 tuổi, tất cả là 27,000 bài
thơ trong 30 tập. Lúc đó Thiền
sư 51 tuổi. Bây giờ, bộ sưu tập thơ Shōkonshū của Shotetsu còn khoảng 20,000
bài thơ.
Thơ
của Shotetsu không làm theo thể haiku như đời sau. Thể thơ haiku hình thành vào
thế ký thứ 17, dưới
chiếc dù ảnh hưởng của các nhà thơ Matsuo Bashō (1644–1694) và Uejima Onitsura
(1661–1738), định
hình từ thể thơ hokku, chuyển từ thể thơ haikai hay renku. Thơ của nhà sư
Seigan Shōtetsu (tên ngài
có thể phiên âm là: Thanh Nham Chính Triệt) sáng tác vài thế kỷ trước đó, thường
cũng là ngắn, nhưng
không chính xác ở khổ 3 dòng và 17 âm như haiku. Trong ý thơ của thi sĩ
Shotetsu, chúng ta đọc thấy
ý đạo là hiển lộ ưu tiên. Thường không có đề cho riêng từng bài thơ, chỉ có
nhan đề cho nhóm các bài
thơ có nội dung gần nhau.
Như
bài sau, trong nhóm bài nhan đề “Chân không là tự ngã”:
Khi tia nắng mùa thu
với mỗi ngày trôi qua
lụi tàn rõ hơn trong
đời
buổi sáng rực rỡ hoa.
Bài
thơ sau thuộc nhóm nhan đề “Than khóc”:
Hãy vội vã, người ơi
bất kể tông phái
nào bạn chọn
để tu học,
trong tuổi già
tim bạn sẽ kiệt lực
làm mọi nỗ lực gian
nan.
Hay
là bài thơ nhan đề “Nhìn lên kìa”.
Nhìn kìa
ai đó nói
chỉ tay vào
bầu trời thênh thang
với một ngón tay ---
nhưng không ai
bận tâm để nghe
và nhìn
vào mặt trăng.
.
Shotetsu
sinh năm 1381 tại tỉnh Bitchu, Nhật Bản, và từ trần năm 1459 tại Kyoto. Theo
nhà biên khảo Earl
Miner, trong tác phẩm “An Introduction to Japanese Court Poetry” do Stanford
University Press ấn hành
1968, viết nơi trang 139: “Shotetsu được một số học giả Nhật hiện nay nghĩ là
nhà thơ xuất sắc nhất
trong thế kỷ; khoảng 20,000 bài thơ của ông trong tuyển tập Shōkonshū, cho thấy ông cũng là một trong
các nhà thơ sáng tác nhiều nhất trong truyền thống thơ cung đình.”
Seigan Shōtetsu, do Teikoku Jinmei Jiten vẽ, năm 1629.
Shotetsu
sinh trong một gia đình võ sĩ samurai bậc trung ở tỉnh Bitchū (bây giờ là
Okayama), khoảng 10 năm
sau theo gia đình dọn về Kyoto. Năm 15 tuổi, Shotetsu vào một ngôi chùa ở Nara
và ở đây 5 năm để
học, kể cả kinh điển Phật Giáo. Sau khi thân phụ từ trần năm 1400, Shotetsu trở
về Kyoto, tìm một người
bạn vong niên có tên là Imagawa Ryōshun (sinh: 1325/1326?; chết: 1417/1420) và
yêu cầu bạn dạy
cho “Đạo của Thơ” ("Way of Poetry"). Lớn
tuổi hơn Shotetsu cả nửa thế kỷ, trước đó từng gặp nhiều lần, Ryoshun là võ
quan về hưu, là cư sĩ Phật
Giáo và là một nhà thơ nổi tiếng. Shotetsu về sau kể lại, rằng khi được 14 tuổi
thì được Ryoshun dạy
về thi pháp và cấu trúc thơ, được giới thiệu để tham dự các buổi họp thơ tại
nhà một quan chức dân sự.
Shotetsu
học về thể loại thơ cung đình với Ryoshun, và các lĩnh vực văn chương khác, kể
cả truyền thống
văn học Thần Đạo. Từ đó Shotetsu làm quen với nhiều nhà thơ ảnh hưởng trong thời
kỳ đó. Năm 1406,
Shotetsu rời bậc thầy thi ca để vào tu trong một thiền viện dòng Lâm Tế ở Kyoto
có tên là Tu viện Tofuku-ji;
nơi này, cũng là nơi Ryoshun từng vào tu học nhiều thập niên trước. Sau khi có
tin vị thầy thơ Ryoshun
từ trần (có thể là 1417 hay 1420), Shotetsu làm một số chuyến đi hành hương xa
khỏi Kyoto để thăm
những nơi nổi tiếng trong thơ cổ Nhật Bản. Khi về lại Kyoto, nhà sư Shotetsu
toàn tâm toàn lực bước
vào không gian thơ Kyoto, biến sự nghiệp đời ông thành một ngọn núi thi ca.
Năm
1424, Shotetsu rời tất cả tự viện, về dựng một ngôi lều ở ngoại ô Kyoto, sống
như một nhà thơ chuyên
nghiệp, được vây quanh bởi nhiều người bảo trợ và môn đệ, và thường được mời dự
các buổi đọc
thơ trong các gia đình quý tộc – có lúc được mời vào đọc thơ trong cung điện Tướng
quân Ashikaga. Tuy
nhiên, cõi này vô thường. Chuyện xảy ra vào giữa ngày thứ nhì và thứ ba trong
tháng thứ tư của năm
1432, Shotetsu kể lại: “Vào đêm thứ nhì, tôi ở lại dinh của Trưởng Quan Nội
Chính, và thức dậy để nghe
báo tin rằng chiếc lều của tôi, ngôi lều Imakumano, đã bốc cháy trong đêm.
Không gì cứu vãn được. Toàn
bộ các bài thơ tôi làm từ tuổi hai mươi, toàn bộ 27,000 bài thơ, lưu giữ trong
hơn 30 thi tập, trở thành
khói bụi, không một bài thơ nào còn. Cùng với tro bụi đó, là tất cả những cuốn
sách, và cả những văn
liệu tôi đã chép tay làm phó bản.”
Lúc
đó Shotetsu 51 tuổi. Tướng quân Ashikaga Yoshimochi từ trần năm 1428, người em
trai là Ashikaga Yoshinori
(1394-1441) lên thế ngôi. Từ từ tình cảm nhạt dần. Các sách về cuộc đời
Shotetsu kể rằng Yoshinori
không có thiện cảm với nhà sư Shotetsu, và có một lúc ra lệnh đưa Shotetsu quản
chế tại gia.
Về
tài chánh, tiền Shotetsu thừa kế từ gia tộc cũng bị tịch thu. Về văn học, tuyển
tập thơ cung đình lúc đó được
kết tập và biên tập bởi Asukai loại Shotetsu ra ngoài – Tuyển tập có tên Shinshokukokin Wakashū (New
Collection of Ancient and Modern Times Continued - Tân Tuyển Thơ Cổ và Hiện Đại)
có nghĩa là xóa
tên nhà thơ Shotetsu ra khỏi thi ca thời trung cổ phong kiến này.
Từ
đó, Shotetsu sống ẩn dật, ít tiếp xúc, sáng tác thơ cũng ít hơn. Năm 1441, sau
khi Tướng quân Yoshinori
bị một trong các tướng thân cận ám sát, nhà sư Shotetsu được mởi trở lại không
gian văn học của
các gia tộc quan chức mới. Shotetsu từng được giữ chức dạy kèm cho tân Tướng
quân Ashikaga Yoshimasa
(1435-1490), và được cho hưởng lại tiền thừa kế tập truyền từ người cha quá cố.
Nhưng sức khỏe
nhà sư Shotetsu suy yếu dần. Sau ba năm bệnh dai dẳng, Shotetsu từ trần năm
1459, hưởng thọ 79
tuổi. Học giả Steven D. Carter từng viết rằng, nếu toàn bộ thơ của Shotetsu còn
ghi lại được, có lẽ hơn
31,000 bài thơ. Con số chính xác không thể nào biết được, nhưng hiển nhiên thơ
Shotetsu đã đặt nền
móng cho đời sau phát triển thành thể thơ haiku. Sau đây sẽ dịch một số bài thơ
của Shotetsu.
Bài
thơ sau gợi ý về Kinh Phật, khi nói về một con trâu, xuất hiện trong bóng đêm,
từ từ bước ra, nhà thơ nhìn
thấy trâu nhưng không thấy có “ai” – nói theo Mười Bước Chăn Trâu của Thiền
Tông, trâu là hiển tướng
của tâm, nhưng chỉ có cái được thấy là trâu (tâm) nhưng không hề có ai hay tự
ngã nào thấy. Trong
cái thấy của tâm này, trâu (tâm) “bước theo bước chân tôi” nhưng “không hề có
ai” trước mắt. Đó là
cái thấy của giải thoát, không phải Nam Tông hay Bắc Tông, không phải Thiền
Tông hay Tịnh Độ, không
phải Nhật, Việt, Hoa, Hàn… Đó là cái thấy “không ai” trước mắt. Bài thơ này được
dịch giả Steven D.
Carter xếp vào nhóm thơ yūgen “huyền diệu và thâm sâu”:
Một gia súc, mùa xuân
Khoảng tối của đêm
một con trâu
bước ra trên cánh đồng
theo bước chân tôi
và dọc theo
đường lộ mờ sương
Tôi thấy
không một ai.
.
Một
bài thơ khác của Shotetsu gợi nhớ tới Đức Phật dạy trong Kinh Kim Cang, rằng
hãy giữ tâm không chỗ
trụ, rằng đừng luu luyến gì quá khứ, đừng mơ tưởng gì tương lai và chớ nắm giữ
gì nơi hiện tại. Bài thơ
nghe như lời khuyên vì nhan đề là Tình yêu đã quên. Điều nên ghi là, trong tiểu
sử của Shotetsu không
thấy hình bóng phụ nữ nào. Phải chăng “tình yêu” nơi đây là “tình yêu thi ca”
hay tất cả những cảm
thọ trong cõi này?
Tình yêu đã quên
Tôi đã quên
trong khi cứ mãi quên
để tự nhắc mình
rằng những ai đã nguyện
sẽ quên
là những người không
thể quên.
Tháp chuông chùa Nhật tại Kyoto, ảnh chụp năm 2019.
Nhà
sư nơi đây tự nhận sống theo hạnh không nhà, hạnh vô gia cư, chấp nhận đón nhận
tất cả những gian
nan của các trận gió đời. Tuy nhiên, bài thơ sau được đặt nhan đề là “Seeking
Love” (Tìm yêu thương).
Phải chăng nên dịch rằng người vô gia cư này đang tìm “ngôi nhà của yêu thương,
của từ bi”? Phải
chăng bài này làm trong thời kỳ sống hạnh du tăng, hành hương? Bản dịch như
sau.
Tìm yêu thương
Với những gian nan
thổi tới tôi
những trận gió núi
từ sâu thẳm
tận trong tim
của người không
tìm nơi cư trú nào.
Trong
khi đó, hình ảnh trong bài thơ sau lại rất quen thuộc với nhà Thiền. Mặt trăng
tượng trưng cho chân
lý, được ngón tay chỉ lên để nhìn. Trong bầu trời rỗng không. Nhưng không ai bận
tâm. Bài thơ như sau.
“Hãy nhìn lên”
có người nói thế
chỉ ngón tay vào
bầu trời rỗng không
nhưng không ai bận
tâm
chịu nhìn vào mặt
trăng.
Kinh
Phật nói rằng có nhiều vị cổ Phật. Bài thơ sau đây của Shotetsu có nhan đề “Phật
đạo” nói rằng ngay
cả các ngọn núi, tất cả đều tự thân mang hình tướng vị Phật đầu tiên và Phật
pháp vẫn không ngừng
tuyên thuyết trên các ngọn gió bão. Bài thơ như sau.
Phật đạo
ngay cả những ngọn
núi
tất cả đều tự thân
là hình tướng
của
vị Phật đầu tiên.
Và không ngừng nghỉ
giáo pháp
được tuyên thuyết
từ các trận gió bão.
Một
bài thơ nói về tiếng chim cu gáy. Có thể là nhà sư Shotetsu muốn nhắc tới luật
vô thường, vì nói rằng
tiếng gáy qua đi, không tìm lại được. Cũng có thể nhà sư muốn nhắc hãy tỉnh thức,
lắng nghe cái bên
kia chữ viết, bên kia lời nói. Bài thơ như sau.
Tiếng kêu từ một chim
cu
như dường nói
sự thật để thấy rằng
càng nhiều lời
càng kém giá trị
chim cu không kêu lại
nữa.
Một
bài thơ nhan đề “Hồi tưởng” (Reminiscing) cũng nhắc lời Kinh Phật rằng tất cả
những hình ảnh của quá
khứ chẳng nên nắm giữ, hãy để cho gió từ rặng thông thổi bay cho hết những giấc
mơ chưa quên.
Bài
thơ như sau.
Hồi tưởng
Tất cả những hình ảnh
này
từ một thế giới
của những xa xưa
có lợi gì đâu
Gió rừng thông ơi
hãy tới thổi tan đi
những giấc mơ chưa
quên.
Tương
tự, một bài thơ nhà sư Shotetsu đọc trong buổi họp thơ tại nhà một quan chức
cao cấp trong triều đình,
được ghi là hội thơ ngày 24 tháng 8/1447. Bài thơ nói về gặp hay không gặp Đức
Phật ngay nơi hiện
tiền, không ở quá khứ hay tương lai.
Và những gì
hơn lúc này
tôi có từng bao giờ
thở than:
rằng tôi phải sống
hiện tiền bây giờ
khi tôi có thể không
gặp Phật --
không của quá khứ,
không của tương lai.
Người
dân Nhật Bản thờ rất nhiều vị thần. Các ngôi đền Thần Đạo còn nhiều hơn các
ngôi chùa Phật Giáo.
Cả hai tôn giáo này đều đã quyện sâu vào văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, Shotetsu
có một bài thơ, nói
rằng các vị thần chỉ là phóng ảnh từ chính chúng ta. Trong kinh luận Phật Giáo,
thần có thể hiểu là cõi
chư thiên. Trong Thiền Tông, với cái nhìn thấu suốt tự tánh của các pháp sẽ thấy
chính là vô tự tánh, là
rỗng rang Không Tánh; do vậy, các thiền sư mới nói “Phùng Phật sát Phật” (Hễ
còn thấy Phật thì dẹp bỏ
hình tướng Phật đó đi). Bài thơ sau, Shotetsu nói về Các Vị Thần.
Các vị thần
ngoài chúng ta
ra
không có
vị thần nào khác.
Với chính các vị thần
hãy biết rằng
chính trong tâm người
các vị thần mới được
tìm thấy.
Bài
thơ sau nói về những hồi chuông chùa bay trên sông, tan dần và từ từ rơi trên
tay áo nhà sư, trở thành
thủ đô. Lúc đó Kyoto là thủ đô Nhật Bản trong hơn 1,000 năm (từ năm 794 tới
1868). Bài thơ nhan đề
“Chuông Từ Bi” (“Love—Bell”) ghi lại cảm xúc của Shotetsu. Nhà thơ dùng chữ
“rơi trên tay áo” (falling onto
my sleeves) chứ không phải “bay vào trong tay áo”… Nghĩa là, lúc đó, tay áo phất
phơ theo từng hồi chuông
bay tới. Và các hồi chuông vô hình đó trở thành thủ đô.
Chuông từ bi
Tôi lắng nghe
các hồi chuông
bay trên sông Hatsu
tan dần
từng hồi chuông một
rơi trên tay áo của
tôi
trở thành
thủ đô.
Một
bài thơ của Shotetsu ghi về bản thân, khi lắng nghe tịch lặng của tâm, mặt
trăng trí tuệ mới hiện lên. Nhưng
khi quay lại nhìn, thì thấy mây hiện lên (vì còn vướng thấy có ai nhìn). Bài
thơ này Shotetsu viết tại
một ngôi nhà ở Yokawa vào ngày rằm tháng 4 năm 1442, trong khi đi bộ hành hương
ở Núi Hiei, phía đông
bắc Kyoto.
Từ nơi tịch lặng
nơi tự tâm tôi
hiện lên
mặt trăng mọc
và khi quay lại nhìn
---
mặt trăng
trong các chùm mây.
Một
bài thơ nhan đề “Qua như một giấc mơ” (“Passing Like a Dream”) làm tại ngôi
chùa Myoei-ji vào năm 1457,
nhà sư Shotetsu viết rằng giấc mơ trong khi ngủ sẽ tan khi thức dậy, nhưng giấc
mơ trong khi thức thì
cứ buộc người hoài thôi.
Những gì nhìn thấy
trong giấc ngủ
sẽ biến mất
khi thức dậy,
nhưng giấc mơ
trong khi thức
giấc ngủ sẽ không
làm quên nổi.
Nhà
thơ Shotetsu ví thân như cỗ xe, khi tuổi già tới, xe ngừng lại, như muốn sụp đổ,
nhưng chặng đường từ
bi của sư vẫn không ngừng. Bài thơ viết như sau.
Cỗ xe xưa cũ rồi
càng xe gần như sụp
ngã
dừng lại tạm nghỉ --
hao mòn từ du hành xa
trên chặng đường từ
bi.
Trong
tận cùng, chúng ta có thể suy đoán rằng nhà sư Shotetsu đã mượn thơ để hoằng
pháp. Nếu không
làm thơ, nhà sư không thể tiếp cận với giới thượng lưu. Những bài thơ ngắn phù
hợp với những buổi
họp thơ thời xưa cổ, khi giấy, mực và bút còn là hiếm hoi. Thơ ngắn dễ làm người
nghe ghi nhớ, khi bước
về nhà. Shotetsu là mảng lịch sử hy hữu của Nhật Bản – dù là nhìn như một nhà
sư, hay một nhà thơ.
NGUYÊN
GIÁC
.
No comments:
Post a Comment