Nguyễn
Xuân Thiệp
Đợi vì sao dậy sớm. Bảo Huân vẽ
Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người
đi
Không hiểu sao hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn trích dẫn trên lại cứ lởn
vởn trong đầu óc Nguyễn tôi những ngày
gần đây. Có phải giờ này gió mùa đang thổi trên khắp quê nhà, gợi lại những
chuyến đi? Hay ngọn gió Santa Ana đang thổi suốt dọc giải đất Cali, làm dậy lên
tiếng những chiếc phong linh bằng đất nung khua chạm vào nhau? Le vent se lève… Gió đã lên… Gió đã lên rồi…
hãy thử sống xem sao?...
Vậy đó, hai câu
thơ gợi những âm vang. Kẻ viết những dòng này đã đọc khá nhiều thơ của Joseph
Huỳnh Văn -những bài thơ nửa tượng trưng nửa siêu thực, những bài cầm dương
xanh sầu quý phái- nhưng không hiểu sao hai câu thơ bình dị nói trên bỗng dưng
lại có mê lực đưa lòng mình vào tưởng nhớ mông lung. Hai câu thơ thật giản dị
nhưng khơi gợi nhiều quá. Phải chăng nó đã động phải những tầng sâu thẳm nào đó
tận dưới đáy hồn -và đáy thời gian.
Nhưng thôi hãy gượm. Trước khi nói về thơ,
xin hãy nói về người. Con người đó là Joseph Huỳnh Văn. Nguyễn được đọc và nghe
tên anh từ hồi tạp chí Thời Tập của Viên Linh. Joseph Huỳnh Văn. Cái tên lạ, nửa
Tây nửa Ta, nhưng rồi cũng trở nên quen thuộc.
Chữ nghĩa của Joseph Huỳnh Văn thì quá đẹp, quá sang mà tình yêu của anh với Têrêsa cũng sánh ngang tình yêu của Pasternak với Lara, nghĩa là diễm lệ và ngang trái. Những bài thơ “cầm dương xanh” của Joseph Huỳnh Văn xuất hiện ở những năm đầu 1970, sau đó là biến cố 30 tháng 4 khiến ‘ông hóa ra thằng thằng hóa ra ông’. Và nhà thơ cũng lấm bụi tù ngục và hè phố.
Khoảng năm 1983, do Nguyễn Minh Diễm (giám đốc đài RFA, đã nghỉ hưu) giới thiệu, kẻ này gặp Joseph Huỳnh Văn ở một con hẻm cắt ngang đường Hiền Vương, khoảng giữa Duy Tân và Hai Bà Trưng Tân Định. Lúc bấy giờ anh đang làm thợ mộc qua ngày. Uống với nhau chén rượu đắng bên góc phố, Joseph Huỳnh Văn cho biết anh vẫn tha thiết với thơ như ngày nào mặc dù vừa qua cơn gió bụi mịt mờ. Những tháng năm sau đó ít gặp anh, cho mãi đến tháng 6. 1995, nhà thơ Nguyễn Thanh Châu báo hung tin: Joseph Huỳnh Văn đã chết trong một cuộc thù tạc với bạn bè. Anh bỏ cuộc chơi, lên đường vào cõi không màu, nhưng cầm dương xanh thơ anh vẫn còn được đọc và xuất hiện trên báo chí trong nước cũng như hải ngoại.
Chữ nghĩa của Joseph Huỳnh Văn thì quá đẹp, quá sang mà tình yêu của anh với Têrêsa cũng sánh ngang tình yêu của Pasternak với Lara, nghĩa là diễm lệ và ngang trái. Những bài thơ “cầm dương xanh” của Joseph Huỳnh Văn xuất hiện ở những năm đầu 1970, sau đó là biến cố 30 tháng 4 khiến ‘ông hóa ra thằng thằng hóa ra ông’. Và nhà thơ cũng lấm bụi tù ngục và hè phố.
Khoảng năm 1983, do Nguyễn Minh Diễm (giám đốc đài RFA, đã nghỉ hưu) giới thiệu, kẻ này gặp Joseph Huỳnh Văn ở một con hẻm cắt ngang đường Hiền Vương, khoảng giữa Duy Tân và Hai Bà Trưng Tân Định. Lúc bấy giờ anh đang làm thợ mộc qua ngày. Uống với nhau chén rượu đắng bên góc phố, Joseph Huỳnh Văn cho biết anh vẫn tha thiết với thơ như ngày nào mặc dù vừa qua cơn gió bụi mịt mờ. Những tháng năm sau đó ít gặp anh, cho mãi đến tháng 6. 1995, nhà thơ Nguyễn Thanh Châu báo hung tin: Joseph Huỳnh Văn đã chết trong một cuộc thù tạc với bạn bè. Anh bỏ cuộc chơi, lên đường vào cõi không màu, nhưng cầm dương xanh thơ anh vẫn còn được đọc và xuất hiện trên báo chí trong nước cũng như hải ngoại.
Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ / Đợi
vì sao dậy sớm tiễn người đi... Không biết Joseph Huỳnh Văn viết hai câu
này vào giai đoạn nào trong đời anh và đời chung chúng ta, thế nhưng nó chứa đựng
nhiều thao thức trăn trở của những ngày anh em tóc còn xanh giữa những biến động
của lịch sử và đời người. Tất nhiên, những cõi lòng không ngủ và nức nở lúc
khuya tàn chẳng phải vì thất tình, tuy rằng bị tình yêu nó vật cũng khốn khổ lắm
lắm và có thể chết đi được, nhưng dứt khoát không làm bạn hay tôi thao thức và
ưu tư đến thế. Vậy thì đây chính là tâm trạng ở vào những khúc quanh của đời
người lúc ta chuẩn bị một cuộc hành trình nào đó. Như chuyến đi của Arzola rời
bỏ xứ Mễ Tây Cơ được thuật lại trong báo The Dallas Morning News dạo nọ. Một lần
nữa dòng lệ giã biệt lại tuôn rơi giữa những người thân trong gia đình lúc tinh
sương những ngôi sao còn sáng ở chân trời. “Dios te cuide, mi hija,” bà
Josefina thì thầm với Arzola, khi hai bà cháu ôm nhau, nước mắt ròng ròng trên
má. “Xin Chúa che chở cho cháu, cháu của bà ơi!” Các anh chị em của Arzola đều
cúi đầu im lặng. Vừa dứt những vòng tay ấm, Arzola vội vã rời bỏ ngôi nhà xiêu
xiêu bên suối, lên đường để kịp đáp chuyến xe đầu ngày. Cô nói với phóng viên:
“Mọi người ở đây đều hướng về Texas. Họ sẽ đi tới Dallas, Fort Worth, Waco -những
nơi dễ kiếm việc làm mà khỏi phải băng qua sa mạc Somora nóng bỏng. Có đến hàng
trăm di dân đã chết trên sa mạc này. Hiện tại, vùng Bắc Texas vẫn là nơi hấp dẫn.”
Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ… Đó cũng là tâm trạng của Cory và Jessica ở thời khắc hai người sắp chia tay nhau: Cory lên đường trở lại chiến trường gió cát Iraq sau hơn một tuần được về phép thăm Jessica. Tưởng tượng lúc Cory từ biệt lên đường, trời vẫn còn nhiều bóng tối, có những vì sao lung linh trên bầu trời. Có thể nào những vì sao kia là mắt của Jessica? Trần Mộng Tú, trong truyện ngắn Những Đôi Mắt, thuật lại những lời Jessica nói với người yêu khi lần cuối cùng anh về trong chiếc áo quan:
“Cory, đây là những đôi mắt của em, những đôi mắt lớn lên với em từ thời thơ dại. Anh còn nhớ những đôi mắt này không? Chúng đã nhìn anh khôn lớn, đã nhìn tình yêu của chúng ta trưởng thành. Khi em lớn lên và yêu anh, em khám phá ra, chính những viên nhựa vô hồn này là mắt thật trong sáng của em. Em bỏ chúng vào đây (trong quan tài này) để mắt em lúc nào cũng được nhìn anh bên kia đời sống.” Một chi tiết: Jessica bị mù từ bé, phải mang những đôi mắt bằng nhựa.
Trở lại với câu thơ của Joseph Huỳnh Văn: Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi… Đúng là những chuyến đi làm đời ta chuyển sang một hướng khác. Có vậy mới phải đợi vì sao dậy sớm để tiễn người đi. Ai thời trẻ tuổi ở quê nhà không một lần bỏ trường, bỏ lớp, bỏ phố xá để vào trại nhập ngũ chẳng hạn. Như Nguyễn này, năm 1963 đang dạy học êm đềm ở Mỹ Tho bỗng nhận được giấy gọi nhập ngũ, phải từ giã người vợ trẻ thương yêu, bỏ lớp bỏ học trò -trong đó có đôi mắt màu nâu rưng rưng lệ- lên đường vào quân trường nắng gió. Hay như anh chàng ca sĩ nọ sau những ngày vất vưởng, sống vô vọng nơi mảnh đất quê nhà, bèn quyết định ôm đàn lên tàu hỏa xuôi Nam đi xây sự nghiệp bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Hoặc giả ở trong trại tù, lúc quân Trung Cộng đánh vào biên giới rất gấp, đêm thao thức chờ sáng mai chuyển trại chẳng biết về đâu. Đầu tháng Sáu 1995, lại một lần nữa Nguyễn này dứt áo ra đi. Lần này là vĩnh biệt quê nhà không ngày trở lại. Sáng sớm tinh sương thức dậy, ra đứng ở lan can nhìn xuống sông Thanh Đa êm đềm. Kìa những vì sao rưng rưng mắt lệ phía bên kia sông đầu Làng Báo Chí. Tiễn đưa nhau lần cuối nhá, sao ơi…
Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ… Đó cũng là tâm trạng của Cory và Jessica ở thời khắc hai người sắp chia tay nhau: Cory lên đường trở lại chiến trường gió cát Iraq sau hơn một tuần được về phép thăm Jessica. Tưởng tượng lúc Cory từ biệt lên đường, trời vẫn còn nhiều bóng tối, có những vì sao lung linh trên bầu trời. Có thể nào những vì sao kia là mắt của Jessica? Trần Mộng Tú, trong truyện ngắn Những Đôi Mắt, thuật lại những lời Jessica nói với người yêu khi lần cuối cùng anh về trong chiếc áo quan:
“Cory, đây là những đôi mắt của em, những đôi mắt lớn lên với em từ thời thơ dại. Anh còn nhớ những đôi mắt này không? Chúng đã nhìn anh khôn lớn, đã nhìn tình yêu của chúng ta trưởng thành. Khi em lớn lên và yêu anh, em khám phá ra, chính những viên nhựa vô hồn này là mắt thật trong sáng của em. Em bỏ chúng vào đây (trong quan tài này) để mắt em lúc nào cũng được nhìn anh bên kia đời sống.” Một chi tiết: Jessica bị mù từ bé, phải mang những đôi mắt bằng nhựa.
Trở lại với câu thơ của Joseph Huỳnh Văn: Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi… Đúng là những chuyến đi làm đời ta chuyển sang một hướng khác. Có vậy mới phải đợi vì sao dậy sớm để tiễn người đi. Ai thời trẻ tuổi ở quê nhà không một lần bỏ trường, bỏ lớp, bỏ phố xá để vào trại nhập ngũ chẳng hạn. Như Nguyễn này, năm 1963 đang dạy học êm đềm ở Mỹ Tho bỗng nhận được giấy gọi nhập ngũ, phải từ giã người vợ trẻ thương yêu, bỏ lớp bỏ học trò -trong đó có đôi mắt màu nâu rưng rưng lệ- lên đường vào quân trường nắng gió. Hay như anh chàng ca sĩ nọ sau những ngày vất vưởng, sống vô vọng nơi mảnh đất quê nhà, bèn quyết định ôm đàn lên tàu hỏa xuôi Nam đi xây sự nghiệp bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Hoặc giả ở trong trại tù, lúc quân Trung Cộng đánh vào biên giới rất gấp, đêm thao thức chờ sáng mai chuyển trại chẳng biết về đâu. Đầu tháng Sáu 1995, lại một lần nữa Nguyễn này dứt áo ra đi. Lần này là vĩnh biệt quê nhà không ngày trở lại. Sáng sớm tinh sương thức dậy, ra đứng ở lan can nhìn xuống sông Thanh Đa êm đềm. Kìa những vì sao rưng rưng mắt lệ phía bên kia sông đầu Làng Báo Chí. Tiễn đưa nhau lần cuối nhá, sao ơi…
Như thế đó. Nguyễn -và chắc chắn nhiều bạn
khác nữa- đã ở trong những tình huống như thế vào những năm tháng tuổi trẻ của
đời người. Vậy cho nên, gặp được hai câu thơ trên của Joseph Huỳnh Văn, mà tưởng
chừng gặp cố tri. Nên có mấy dòng lãng đãng này.
NXT
No comments:
Post a Comment