Phan
Tấn Hải
Hồng Kông. Những chiếc dù
Nghị
viên có lập trường dân chủ Jeremy Tam, 44 tuổi, đã xin từ nhiệm ra khỏi việc
làm trong hãng hàng không Cathay Pacific Airways. Từ khi được bầu vào nghị viện
năm 2016, Tam vẫn có tên trên danh sách phi công mặc dù đã ngưng lái các chuyến
bay định kỳ nữa.
Bây
giờ anh rút lui hẳn ra khỏi Cathay Pacific Airways (CPA) để công ty thoát “trận
bão chính trị” vì áp lựctừ Bắc Kinh đối với các nhân viên hàng không ủng hộ biểu
tình. Vậy là CPA phải để ra đi 4 phi công, 2 viên chức phi trường, Tổng quản trị
Rupert Hogg và Phó Tổng quản trị Paul Loo Kar-pui. Tam nói rằng anh kết thúc 18
năm phi công với Cathay, và đó là công việc anh rất mực yêu thích.
Nói
tình hình như thế để thấy rằng những người biểu tình và ủng hộ biểu tình vì một
Hồng Kông tự do đang bị những áp lực rất lớn, những bức bách liên hệ tới nghề
mưu sinh của họ, chứ không đơn giản là chỉ xuống phố cầm dù đi dạo vài giờ đồng
hồ để hô khẩu hiệu.
Những
cuộc biểu tình vào những ngày cuối tuần đã kéo dài tới tuần lễ thứ 12. Kinh tế
và thị trường tài chánh Hồng Kông căng thẳng, trong khi chiến tranh thương mại
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn diễn ra.
Kinh
tế Hồng Kông co cụm trong quý 2 năm 2019, so với quý trước, trong khi lĩnh vực
kinh doanh tư nhân trong tháng 7/2019 sụt giảm thấp nhất kể từ đỉnh cao khủng
hoảng tài chánh toàn cầu, theo dữ kiện từ IHS Markit. Chính quyền Hồng Kông nói
rằng nơi này cơ nguy sắp suy thoái.
Chỉ
số chứng khoán Hang Seng Index sụt giảm trong năm 2019, trong khi chỉ số địa ốc
Hang Seng Properties Index tuần này giảm 17% so với đỉnh cao đầu tháng 4/2019.
Nói
như thế để thấy rằng, từ người tham dự biểu tình, cho tới các chủ tiệm quyết định
đóng cửa tiệm vào những ngày cuối tuần để cùng xuống đường là những hy sinh.
Tương lai là dân chủ và tự do cho Hồng Kông, hoặc là phải rơi vào bàn tay sắt
như số phận Tây Tạng và Tân Cương…
Đài
truyền hình chính phủ Hoa Lục CCTV đã đăng lên mạng Twitter một bài thơ nhái, sửa
chữ theo bài thơ nổi tiếng thời chống Phát xít Đức – bài nguyên thủy nhan đề
“First They Came…” (Thoạt tiên, họ tới…) – trong đó đồng hóa những người biểu
tình vì tự do Hồng Kông với quân Đức Phát Xít Nazis.
Bài
thơ nhái của CCTV chụp mũ người biểu tình là “chà đạp tự do báo chí” và “bắt và
tra tấn những người lái xe”…
Bài
thơ nguyên thủy là của Mục sư Đức Martin Niemoller, thời Thế Chiến 2 nói về sự
hèn nhát của trí thức Đức không chịu ngăn chận tình hình Đức Phát Xít truy bức
các nhóm thiểu số vì chính trị và tôn giáo.
So
sánh như thế, CCTV sai hoàn toàn. Một người dùng mạng Twitter với tên Marina
Rudyak trả lời tức khắc rằng CCTV bóp méo tình hình, vì bài thơ gốc là tiếng
nói những người yếu đuối kình chống thế lực nhà nước đầy quyền lực – trong khi
hiện nay cảnh sát Hồng Kông đầy sức mạnh, Đảng CSTQ đầy sức mạnh, và những người
biểu tình chỉ trang bị có chiếc dù che mưa và mặt nạ chống hơi cay – họ hoàn
toàn không vũ khí, chỉ trừ chỉ có đôi chân để bước và tiếng hô khẩu hiệu trên
môi.
Trong
khi đó, tỷ phú Li Ka-shing (Lý Gia Thành), người giàu nhất Hồng Kông, đã dùng tới
thơ cổ để kêu gọi kết thúc bạo động. Trong một bản văn quảng cáo trên nhiều báo
lớn Hồng Kông, ông viết tám chữ Hán “Hoàng đài chi qua, hà kham tái trích”, dịch
ra Anh văn là ‘the melon of Huangtai cannot bear the picking again’ – có thể dịch
là “Dưa trên giàn vàng, không thể cứ để bị hái mãi”… Chữ nghĩa họ Li không cụ
thể chỉ trích ai… nhưng có thể hiểu rằng con ngỗng đẻ trứng vàng Hồng Kông cứ bị
Hoa Lục ép mãi.
Vài
giờ sau, công an mạng Hoa Lục lập tức dập tắt các câu này trên mạng Weibo.
Tuyên
bố của họ Li đăng theo dạng quảng cáo hai trang trên nhiều báo, một trang màu
và một trắng/đen, cùng ký tên là “Một cư dân Hồng Kông: Li Ka-shing”.
Trang
màu có chữ Hán mang nghĩa “bạo lực” với gạch tréo trên chữ, hai bên là các khẩu
hiệu về lòng yêu thương Trung Quốc và Hồng Kông. Cuối trang là câu “Vì lòng yêu
thương, hãy ngưng giận dữ và bạo lực.” Nhưng trên đầu trang là câu “Ý định tốt
nhất có thể dẫn tới hậu quả tệ hại nhất.”
Trang
đen/trắng chỉ có 8 chữ Hán, dịch là “Dưa trên giàn vàng, không thể cứ để bị hái
ãi”…
Nhóm
8 chữ đó xuất xứ từ một bài thơ thời Đường của Li Xian, Hoàng thái tử sống
trong khoảng giữa các năm 654 và 684 theo Tây lịch. Bài thơ cỉa Li Xian, hàm
nghĩa phản kháng người mẹ là Wu Zetian (Võ Tắc Thiên) đang muốn thâu tóm trọn
quyền lực.
Tỷ
phú Li Ka-shing như thế, đã khéo léo cho biết lập trường ủng hộ những người biểu
tình, khi phản kháng bà mẹ CSTQ đầy quyền lực.
Trong
khi đó, nhà thơ Tammy Ho Lai-Ming cũng phổ biến một số bài thơ bà sáng tác để ủng
hộ ngườibiểu tình. Hiện nay Tammy Ho là chủ tịch PEN Hong Kong (Trung Tâm Văn
Bút Hồng Kông), và là phó giáo sư tại đại học Hong Kong Baptist University.
Nơi
đây, chúng ta sẽ dịch hai bài thơ tiếng Anh của Tammy Ho. Bài “Simplicity Is
Not An Option” (Sự Dễ Dãi Không Phải Là Một Lựa Chọn) và bài “Laid Bare” (Lộ Ra
Hết) đều ghi ngày – bài đầu ghi ngày 9 tháng 8/2019, bài thứ nhìn ghi ngày 12
tháng 8/2019. Tại sao ghi thời gian vào bài thơ? Bởi vì ngày 5 tháng 8/2019 là
ngày tổng đình công của dân Hồng Kông, làm thành phố gần như tê liệt nhiều lĩnh
vực. Nghĩa là, các bài thơ này sáng tác sau ngày toàn dân Hồng Kông bày tỏ lập
trường dân chủ và tự do.
Bài
đầu tiên làm theo hình thức, cứ mỗi hai dòng thơ là cách một dòng trống, cho những
khoảng lặng giữa các âm vang. Bài thứ nhì không có dòng trống. Trong thơ có
hình ảnh biểu tình, lựu đạn cay, các trụ hình khối sơn màu cam dạ quang để ngăn
đường, sinh viên mang mặt nạ thợ lặn để giảm hơi cay, máu bât ra khi cảnh sát
dùng bạo lực, nói về khu người già có giọng nói vùng miền khác nhau giữa khói
cay,so sánh dân Hồng Kông như chim kẹt trong bẫy nhưng vẫn kiên cường đòi tự
do…
.
Bài
thơ nhái của CCTV chụp mũ người biểu tình là “chà đạp tự do báo chí” và “bắt và
tra tấn những người lái xe”…
Bài
thơ nguyên thủy là của Mục sư Đức Martin Niemoller, thời Thế Chiến 2 nói về sự
hèn nhát của trí thức Đức không chịu ngăn chận tình hình Đức Phát Xít truy bức
các nhóm thiểu số vì chính trị và tôn giáo.
So
sánh như thế, CCTV sai hoàn toàn. Một người dùng mạng Twitter với tên Marina
Rudyak trả lời tức khắc rằng CCTV bóp méo tình hình, vì bài thơ gốc là tiếng
nói những người yếu đuối kình chống thế lực nhà nước đầy quyền lực – trong khi
hiện nay cảnh sát Hồng Kông đầy sức mạnh, Đảng CSTQ đầy sức mạnh, và những người
biểu tình chỉ trang bị có chiếc dù che mưa và mặt nạ chống hơi cay – họ hoàn
toàn không vũ khí, chỉ trừ chỉ có đôi chân để bước và tiếng hô khẩu hiệu trên
môi.
Trong
khi đó, tỷ phú Li Ka-shing (Lý Gia Thành), người giàu nhất Hồng Kông, đã dùng tới
thơ cổ để kêu gọi kết thúc bạo động. Trong một bản văn quảng cáo trên nhiều báo
lớn Hồng Kông, ông viết tám chữ Hán “Hoàng đài chi qua, hà kham tái trích”, dịch
ra Anh văn là ‘the melon of Huangtai cannot bear the picking again’ – có thể dịch
là “Dưa trên giàn vàng, không thể cứ để bị hái mãi”… Chữ nghĩa họ Li không cụ
thể chỉ trích ai… nhưng có thể hiểu rằng con ngỗng đẻ trứng vàng Hồng Kông cứ bị
Hoa Lục ép mãi.
Vài
giờ sau, công an mạng Hoa Lục lập tức dập tắt các câu này trên mạng Weibo.
Tuyên
bố của họ Li đăng theo dạng quảng cáo hai trang trên nhiều báo, một trang màu
và một trắng/đen, cùng ký tên là “Một cư dân Hồng Kông: Li Ka-shing”.
Trang
màu có chữ Hán mang nghĩa “bạo lực” với gạch tréo trên chữ, hai bên là các khẩu
hiệu về lòng yêu thương Trung Quốc và Hồng Kông. Cuối trang là câu “Vì lòng yêu
thương, hãy ngưng giận dữ và bạo lực.” Nhưng trên đầu trang là câu “Ý định tốt
nhất có thể dẫn tới hậu quả tệ hại nhất.”
Trang
đen/trắng chỉ có 8 chữ Hán, dịch là “Dưa trên giàn vàng, không thể cứ để bị hái
mãi”…
Nhóm
8 chữ đó xuất xứ từ một bài thơ thời Đường của Li Xian, Hoàng thái tử sống
trong khoảng giữa các năm 654 và 684 theo Tây lịch. Bài thơ cỉa Li Xian, hàm
nghĩa phản kháng người mẹ là Wu Zetian (Võ Tắc Thiên) đang muốn thâu tóm trọn
quyền lực.
Tỷ
phú Li Ka-shing như thế, đã khéo léo cho biết lập trường ủng hộ những người biểu
tình, khi phản kháng bà mẹ CSTQ đầy quyền lực.
Trong
khi đó, nhà thơ Tammy Ho Lai-Ming cũng phổ biến một số bài thơ bà sáng tác để ủng
hộ người biểu tình. Hiện nay Tammy Ho là chủ tịch PEN Hong Kong (Trung Tâm Văn
Bút Hồng Kông), và là phó giáo sư tại đại học Hong Kong Baptist University.
Nơi
đây, chúng ta sẽ dịch hai bài thơ tiếng Anh của Tammy Ho. Bài “Simplicity Is
Not An Option” (Sự Dễ Dãi Không Phải Là Một Lựa Chọn) và bài “Laid Bare” (Lộ Ra
Hết) đều ghi ngày – bài đầu ghi ngày 9 tháng 8/2019, bài thứ nhìn ghi ngày 12
tháng 8/2019. Tại sao ghi thời gian vào bài thơ? Bởi vì ngày 5 tháng 8/2019 là
ngày tổng đình công của dân Hồng Kông, làm thành phố gần như tê liệt nhiều lĩnh
vực. Nghĩa là, các bài thơ này sáng tác sau ngày toàn dân Hồng Kông bày tỏ lập
trường dân chủ và tự do.
Bài
đầu tiên làm theo hình thức, cứ mỗi hai dòng thơ là cách một dòng trống, cho những
khoảng lặng giữa các âm vang. Bài thứ nhì không có dòng trống. Trong thơ có
hình ảnh biểu tình, lựu đạn cay, các trụ hình khối sơn màu cam dạ quang để ngăn
đường, sinh viên mang mặt nạ thợ lặn để giảm hơi cay, máu bât ra khi cảnh sát
dùng bạo lực, nói về khu người già có giọng nói vùng miền khác nhau giữa khói
cay, so sánh dân Hồng Kông như chim kẹt trong bẫy nhưng vẫn kiên cường đòi tự
do…
SỰ
DỄ DÃI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT LỰA CHỌN
Ngày
9 tháng 8/2019
.
Ngay cả bàn phím máy
tính
cũng nghe vọng những
âm thanh không ngừng
của tiếng hô hào. Người
dân tự
dạy cho họ và người
khác
cách đặt các trụ hình
khối ngăn lối.
Mặt nạ thợ lặn trên
các khuôn mặt trẻ --
không để bơi, nhưng để
đứng dậy.
Họ bước về phía tôi
trong các giấc mơ,
trên một quang cảnh
ngút khói hơi cay
Khói mù mịt nhân tạo
khắp nơi:
Mờ mịt trong các khu
nhà ở
Khói mù mịt trong nhà
người già
nơi người này kình với
người kia --
Chúng ta từng là một,
nhưng bây giờ
nói giọng khác nhau
về các thiết bị.
Trong trường, họ không
dạy về kịch bản
khi bỏ chạy
để thoát khỏi hơi cay.
.
LỘ
RA RỒI
Ngày
12 tháng 8/2019
.
Một thời chúng ta
không biết gì
về hơi cay trong các
trạm xe điện MTR
và thực sự, về hơi
cay.
Chúng ta diễn hành
trên các lối định sẵn
và hôm sau, về làm việc,
tới trường, và thơ
ngây nghĩ về đời thường.
Bây giờ không còn có
thể
giả vờ ngây thơ nữa:
Máu
người biểu tình đổ
trên phố
dày đặc, thấy rõ
ràng.
Các bất toàn làm nên
xã hội chúng ta bây giờ
là bất toàn của các
nhà độc tài.
Những con chim bị bẫy,
sợ hãi nhưng kiên cường
chúng ta trong một
tình hình bế tắc
nhưng vẫn còn hót được
về tự do, về ước mơ
thở
tự do, để thấy đường
phố xe cộ đời thường
để thấy rõ mặt của
nhau.
Quá hay và tuyệt vời
ReplyDeletebồn ngâm massage chân
bon mat xa
chậu ngâm chân giá rẻ
bồn mát xa