REQUIEM – CẦU HỒN
Anna Akhmatova
Nguyễn Ước dịch
Lời người dịch:
Anna
Akhmatova là bút danh của Anna Andreevna Gorenko, nữ thi sĩ Nga, người được xem
là có ảnh hưởng sâu rộng lên nền thi ca Nga. Bà chào đời năm 1889, tại Odessa,
bên bờ Hắc hải, sau đó được giáo dưỡng tại Tsarskoe Selo (dinh thự mùa hè của
hoàng gia) gần St. Petersburg, và Kiev.
Bắt
đầu sáng tác năm 11 tuổi, Akhmatova lấy khởi hứng thơ từ các thi sĩ nổi tiếng
như Racine ,
Pushkin và Baratynski. Năm 1910, bà kết hôn với nhà thơ Nicolay Gumilyov. Năm
1912, sinh con trai Lev Gumyliov, người sau hai cuộc tù đày, trở thành sử gia
nổi tiếng; cùng năm đó, bà ra mắt Evening
(Buổi tối), tập thơ đầu; và hai năm sau, xuất bản tập thơ thứ hai, Rosary (Vườn hồng). Bên cạnh chồng là
người sáng lập, bà nổi bật trong các nhà thơ Nga theo phong trào Acme (Acmeist
movement), chủ trương phục hồi tính trong sáng của thơ, từ khước sự bí nhiệm và
văn phong mờ mịt của chủ nghĩa tượng trưng (symbolism).
Tài
hoa, xinh đẹp và quí phái, Akhmatova được tôn là Nữ hoàng sông Neva (Queen of the Neva) và Linh hồn của thời đại ngân kim (Soul of the Silver Age), một lối thẩm
định có tính lịch sử – so với thời đại hoàng kim; riêng tại Nga, nó được dùng để
chỉ hai thập niên văn chương đầu thế kỷ 20. Nhiều văn nhân ấp ủ tình yêu bà,
trong đó có cả Boris Pasternak (1890-1960), người từng bị bà từ khước nhiều lần
cầu hôn.
wumag.kiev.ua. Tuong dai tuong niem Anna Akhmatova
Tới năm 1921, Nicolay Gumilyov bị người bôn-sê-vich xử bắn vì “tội phản cách mạng”; tuy hai vợ chồng đã ly dị từ năm 1918, nhưng Akhmatova, vốn bị liệt vào thành phần trưởng giả, vẫn bị qui kết về lý lịch. Từ năm 1925, có lệnh không chính thức của đảng Cộng sản cấm xuất bản tác phẩm của bà vì hai lý do ấy nhưng có lẽ chính vì bà nổi tiếng từ trước Cách mạng Nga với các chủ đề như cái chết, sự nghèo khổ và nỗi sợ hãi chiến tranh.
wumag.kiev.ua. Tuong dai tuong niem Anna Akhmatova
Tới năm 1921, Nicolay Gumilyov bị người bôn-sê-vich xử bắn vì “tội phản cách mạng”; tuy hai vợ chồng đã ly dị từ năm 1918, nhưng Akhmatova, vốn bị liệt vào thành phần trưởng giả, vẫn bị qui kết về lý lịch. Từ năm 1925, có lệnh không chính thức của đảng Cộng sản cấm xuất bản tác phẩm của bà vì hai lý do ấy nhưng có lẽ chính vì bà nổi tiếng từ trước Cách mạng Nga với các chủ đề như cái chết, sự nghèo khổ và nỗi sợ hãi chiến tranh.
Trong
cuộc Ðai khủng bố của Stalin vào thập niên 1930, hầu hết các thi văn hữu đồng
trang lứa của Akhmatova kẻ bị bắt kẻ phải lưu vong. Bị cô lập và là đối tượng
khai trừ khỏi Hội Nhà văn, bà phải kiếm sống bằng dịch thuật và viết nghị luận.
Con trai của bà, Lev Gumilyov bị bắt năm 1937, vào đầu thời khủng bố Yezhov;
khi thế chiến bùng nổ, Lev được thả để ra chiến đấu nơi tiền tuyến. Phương Tây
chỉ biết Akhmatova còn sống khi thấy thơ của bà xuất hiện trên những trang đầu
của báo Pravda vào nửa đầu thập niên năm 1940, với các bài cổ vũ tinh thần yêu
nước trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại; thậm chí bà còn viết một số bài ca
ngợi Stalin để bảo đảm an toàn cho việc con trai mình được thả ra.
Nhưng
rồi tới năm 1946, lại có lệnh cấm tác phẩm của Akhmatova; bà còn bị Andrei
Zhdanov (1896-1948), một cận thần của Stalin, phụ trách chính sách văn hóa, mạ
lỵ công khai là “nửa gái điếm, nửa nữ tu” (half harlot, half nun). Tới năm 1949, Lev Gumilyov lại bị bắt, đày đi Siberia cho tới sau khi Stalin chết mới được phóng thích,
và trở thành sử gia. Mối quan hệ của hai mẹ con tiếp tục căng thẳng cho tới mãn
đời. Người chồng thứ ba của bà là nhà thơ và nghiên cứu nghệ thuật Nicolay
Punin bị bắt năm 1949 và chết trong một trại lao động ở Siberia
năm 1953.
Về
phần Akhmatova, nhờ “giai đoạn băng tan” trong thời Krushchev, hầu hết tác phẩm
của bà mới được xuất bản, trừ thi phẩm Requiem.
Các chủ đề trong thơ Akhmatova đa dạng, bao gồm cả hiện tại lẫn hồi ức, cách
riêng số phận của các nữ văn thi sĩ, những khó khăn khi viết và sống trong bóng
tối của chủ nghĩa Stalin. Thế rồi, với các tác phẩm được dịch ra nhiều ngôn
ngữ, cách riêng Requiem, bà trở thành
một trong những thi sĩ Nga nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20.
Năm
1965, Akhmatova được đi Ý và Anh để nhận giải thi ca Taormina, tên một thành
phố du lịch nổi tiếng của Sicily, nhận văn bằng tiến sĩ danh dự của Ðại học
Oxford, và nhân dịp này, gặp lại những bạn bè cũ từ thời tiền cách mạng. Bà mất
năm 1966 tại Leningrad, được an táng ở nghĩa trang Komarovo, và dựng tượng tại
St. Petersburg, gần nhà tù Kresty. Sau khi qua đời, Anna Akhmatova càng ngày
càng nổi tiếng hơn.
(con tiep)
N.U.
(con tiep)
N.U.
No comments:
Post a Comment