bút ký trà nguyễn
Thăm Bảo Tàng Viện Không Gian
Theo chương trình hôm nay chúng tôi sẽ đi
bốn địa điểm: Smithsonian National Air & Space Museum, Hạ Nghị Viện, điện
Capitol, và Thư Viện Quốc Hội HK, nơi có quyển Hồi Ký Vượt Ngục của Trà Nguyễn.
Khoảng 12 giờ trưa, tài xế Edward đổ khách
xuống một bải đất rộng để chúng tôi đi bộ đến Viện Bảo Tàng. Ông bà John
Terlaje, vừa chống gậy đi vừa giải thích.
Là ”phó nhòm” bận chạy tới,
chạy lui, nên tôi nghe chỗ đặng chỗ mất. Nhưng khi nhìn mặt bà Lisa lúc nào
cũng tươi cười, tôi tin rằng bà sẽ trả lời những điều tôi chưa rõ.
Trên đường đi có nhiều cây Anh Đào thuộc vào
hàng cỗ thụ, tàng rộng, bóng mát; nhưng trời thì quá nóng. Vào trong BTV, tôi
biết sẽ không đủ thời gian quan sát và tìm hiểu vô số thành tích khoa học của
đất nước Hoa Kỳ.
Vậy chỉ có chụp ảnh là thượng sách. Để tranh
thủ thời gian, ngay từ khi mới vào, tôi đã bấm máy lia liạ. Tôi chụp ảnh chiếc
đầu đã tháo rời của một chiếc Air Bus, phân nửa trước của một chiếc Boeing,
cảnh ông John Terlaje giải thích cho các cháu, bên cạnh một module của phi
thuyền và rất nhiều nơi khác...
Ở tầng dưới, tôi bị cuốn hút theo dòng người
đến càng lúc càng đông nên không vào hết các phòng để xem đuợc nhiều thành quả
khoa học. Lên tầng trên, tôi bị lạc nhóm vì phải chen chúc với rừng người sắp
hàng vào xem phòng lái của một chiếc Boeing, và vì bận chụp hình nhiều chiếc
máy bay lạ mắt, nhất là chiếc của NASA đang treo lơ lửng dưới trần.
Xuống lầu, tôi đang loay hoay với chiếc máy
ảnh nặng trĩu thì nhận được cú phone của Chi bảo ra ngoài để đi đến nơi kế
tiếp.
Tôi càm ràm: “Đi xem triển lãm gì gấp còn
hơn chạy giặc! Vào Viện Bảo Tàng làm như cưỡi ngựa xem hoa ngoài chợ!” Rồi tôi nghĩ mình xem hết 2 ngày cũng chưa chắc nắm vững lịch sử và sự tiến bộ của khoa học không gian. Tôi muốn xem phi thuyền con thoi Discovery về hưu, nhưng chưa thấy người ta trưng bày trong BTV Smithsonian như tin tức đã loan báo. Mong có dịp sẽ trở lại.
Hình dưới, bên phải, chụp 2 mẹ con với bức tuợng anh em Wright - Orville and Wilbur Wright - là hai người đã thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Kitty Hawk, NC, ngày 17 tháng 12, 1903.
Vào Hạ Nghị Viện
Khoảng hai giờ chiều, chúng tôi rời Viện Bảo Tàng để vào Hạ Nghị Viện thăm xã giao bà Madeleine Z. Bordallo, Dân Biểu đảo Guam.
Sau những phút tiếp đón, trò chuyện thân mật, bà niềm nỡ mời mọi người qua bên văn phòng làm việc chụp ảnh kỷ niệm.
Một nhân viên in ảnh vừa chụp để bà ký tặng “Tra Family” và “Pereira Family”. Sau đó bà cho hai người hướng dẫn chúng tôi chia làm 2 nhóm nhỏ, đi thăm một vài nơi trong Quốc Hội. Đây đó, tên các Dân Biểu cùng số phòng hiện ra trên một hành lang rộng. Trên đường đi, tôi định hỏi số phòng Dân Biểu Cao Quang Ánh nhưng trực nhớ ông không còn làm Dân Biểu nữa nên thôi. Qua một day hành lang khác sâu hun hút, chúng tôi dùng thang máy và đi bộ xuống tầng dưới theo một đường dốc, nơi có hàng trăm bức tranh của họa sĩ nổi tiếng khắp các tiểu bang treo dọc trên tường.
Hướng dẫn viên vui vẻ cho biết, du khách, nếu không được nhân viên Quốc hội dẫn giắt, sẽ phải đi bộ trên đất liền để qua điện Capitol.
Cám ơn hai bạn trẻ đã đưa chúng tôi đi đường hầm, tránh được cái nắng nung người trên kia.
Đến chỗ đông người, hướng dẫn viên bàn giao chúng tôi cho người khác rồi vẫy tay từ giã. Sau khi nhập bọn vào những người mới, chúng tôi được trao mỗi người một bộ headphone để nghe giải thích lịch sử điện Capitol cùng nhiều tác phẩm của những nhà kiến trúc và họa sĩ nổi tiếng trên thế giới.
Đứng giữa tháp Rotunda nhìn lên, tôi cảm thấy mình nhỏ nhoi, lạc lõng giừa khu rừng già nghệ thuật: Chung quanh tôi là những pho tượng các vị Tổng thống Mỹ và phi hành gia. Trên tường, dưới vòm là những tuyệt tác phẩm sáng tác bởi những nghệ nhân lừng danh trên thế giới.
Dường như mỗi lần thuyết trình cho du khách, người hướng dẫn lịch sử thăng trầm của điện Capitol đặt hết tâm hồn vào cái đẹp của nghệ thuật nên họ không biết mệt. Tội nghiệp bà hướng dẫn nhóm chúng tôi khàn tiếng vì nói liên tục cả giờ!
Từ khoa học đến kỹ thuật, từ nghệ thuật đến văn chương, HK là biểu tượng cho sự kết hợp tuyệt vời của một nước mới lập quốc 300 năm.
Capitol không chỉ rộng lớn với 540 phòng ốc mà rộng lớn với công trình xây dựng đất nước của các bậc tiền nhân để Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ có được niềm tự hào ngày hôm nay.
Thăm Thư viện Quốc hội
Thấy đã xế trưa, chúng tôi vội kéo nhau đi ăn để còn vào thư viện, nơi tôi mong đến hổm rày. Vừa bước vào, tôi bị hút hồn ngay bởi cảnh ngoạn mục do ánh sáng đủ màu sắc chiếu từ các cửa sổ tầng trên lẫn tầng dưới. Tôi phải thốt lên: Thật là một đại sảnh nguy nga tráng lệ!
Trong lúc du khách ngắm nghía
những trụ cột to lớn chạm khắc tinh vi hoặc đang thưởng lãm cái đẹp của những
tác phẩm nghệ thuật chung quanh, tôi âm thầm đến máy computer đặt trong một góc
phòng cặm cụi dò tìm quyễn Hồi Ký Vượt Ngục mà thư viện quốc hội đã lưu trữ từ
4 năm qua. Chẳng may, trong mấy năm trước, có lúc computer của tôi bị hư, làm
mất hết các dữ kiện chứa trong máy, kể cả số lưu chiểu của quyễn sách.
Tìm hoài không thấy, thư viện
lại sắp tới giờ đóng cửa, nhưng tôi không thất vọng và tự nhủ sau nầy, nếu có
thì giờ, tôi sẽ đến tận nơi để nhìn thấy tác phẩm của mình dù chỉ một lần.
Bà Lisa Terlaje nghe chuyện,
hứa giúp tôi tìm quyễn sách. Ba ngày sau bà email cho Edward thông báo đã có
kết quả.Được tin vui, tôi lập tức mở website www.loc.gov/rr/askalib/askmemory.html và sau khi trao đổi, đã được nhân viên thư viện thuộc Asian Division trả lời người Việt muốn đọc Hồi Ký Vượt Ngục, hãy vào Asian Reading Room # 150, Building Jefferson.
Tôi rất vui mừng biết được quyễn sách của mình đã có trong Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ*, là thư viện lớn nhất thế giới với 28 triệu cuốn sách, (British Library, Anh quốc, đứng thứ nhì với 18 triệu cuốn, thứ ba là Russian State Library với 11,750.000 cuốn), và hy vọng trong các thế hệ mai sau sẽ có người vào thư viện đọc Hồi Ký Vượt Ngục để hiểu rõ lý do vì sao ông bà cha mẹ họ phải rời bỏ đất nước chạy trốn cộng sản để con cháu được hưởng một nền giáo dục nhân bản, bình đẳng, có cơ hội phát triển mọi mặt, quan trọng hơn là cuộc sống tự do.
* Địa chỉ Library of
Congress: 101 Independence Ave., S.E. Washington, D.C. 20540-4810
(Sách Hồi Ký Vượt Ngục dày
368 trang, do Tuần Báo Chánh Đạo xuất
bản năm 2002, hiện tác giả chỉ còn khoảng 20 cuốn để dành cho con cháu).
Vào Tòa Bạch Ốc
Ngày 12 tháng 7.
11 giờ trưa, tài xế đổ chúng tôi trước The
White House Hotel, nơi hẹn với người hướng dẫn, rồi tìm chỗ đậu xe. Ngay lúc
gặp, bà Lisa đã nhắc nhỡ mọi người không được mang theo máy ảnh, phone tay thì
được, nhưng phải off khi đến cổng Toà Bạch Ốc.
Chúng tôi chờ hơn một giờ sau
tài xế Edward mới đến. Hắn kể sau khi lái vòng vòng không tìm được chỗ, hắn bèn
chạy đậu ngay trước cửa khách sạn, giao chìa khóa xe cho nhân viên lái đi giữ.
Thằng có sáng kiến hay, nhưng làm tôi hồi hộp sợ... mất đồ nghề là cái máy ảnh
sắm khá bộn bạc! Sau khoảng 10 phút đi bộ, chúng tôi nhập vào đuôi hàng người
dài dưới ánh nắng gay gắt. Khi đến gần cổng, chúng tôi mới được che mát bởi
tàng cây sồi (oak) và cây du (elm) cổ thụ. Bà Lisa bảo mỗi người cầm tay
passport rồi đi trước đến bàn làm việc của cảnh sát chờ chúng tôi đến. Sau khi
trình giấy, chúng tôi phải qua một bàn khác rà soát danh sách kỷ lưỡng. Thì ra
tên họ chúng tôi đã có trong danh sách những du khách đã đăng ký trước nhiều
tháng.
Đoàn người đi trong trật tự
và im lặng. Người ta dặn chúng tôi không được sờ mó đồ vật gì trong Tòa Bạch
Ốc. Lên lầu, dòng người đọng lại khoảng năm phút khi nhường chỗ một cho lực
lượng đặc nhiệm đi qua; rồi tiến chậm vào từng phòng. Phòng đầu tiên là Vermail Room có hai người mặc đồng phục trắng đứng nghiêm bất động như hai pho tượng.
Phòng kế bên nổi bật với tủ chưng bày chén dĩa Trung Quốc. China Room ước luợng rộng khoảng 30 ft, thảm và bàn ghế đều màu đỏ. Qua cửa sổ, nhìn xa xa bên ngoài là một khung cảnh ngoạn mục với tháp tròn của điện Capitol, nhìn gần bên dưới là bải đáp trực thăng của Tổng thống… Theo dòng người đi tới, chúng tôi vào Blueroom nằm ở trung tâm Tòa Bạch Ốc, là một trong những nơi Tổng Thống Hoa Kỳ tiếp khách. Rồi đến Greenroom màu xanh lá cây, Redroom màu đỏ.. Đây cũng là những reception room của Tòa Bạch Ốc.
Diplomatic Reception Room là phòng tiếp các phái đoàn ngoại giao. State Dinning Room là nơi khỏan đãi các vị quốc khách, chứa được 140 người. Trong phòng, một người mặc đồng phục trắng đang trả lời các câu hỏi của du khách…
Những tiệc lớn được tổ chức trong Eastroom. Ngoài ra còn có Thư viện (Library), Phòng Bản Đồ (Maproom). Còn Phòng Bầu Dục (Oval Room), Phòng Nội Cát (Cabinet Room) và... phòng ngủ của Tổng thống thì… du khách không được vào!
Ra đến đại sảnh Toà Bạch Ốc,
chúng tôi chỉ kịp nhìn lên, nhìn xuống, và nhìn chung quanh, rồi đi xuống chớ
không có thì giờ chiêm ngưỡng như những khách nhàn du. Theo tài liệu, mỗi ngày
có trên 6.000 người đến viếng nên thời gian rất hạn chế.
Tính ra tour viếng thăm Tòa
Bạch Ốc ngắn chưa tới một giờ nhưng rất lý thú và bổ ích.
(trích bút ký Trà Nguyễn)
No comments:
Post a Comment