Ý
Nhi
Nhà thơ Phạm Phú Hải
Một lần nào, Phạm Phú Hải viết:
Vậy nếu nghe tôi phải
nghe bằng tai sóng đánh
Phải nghe bằng tai
gió quất bằng tai mưa đâm
Phải nghe bằng tai
sấm tát bằng tai sét bằm bão chẻ
Thế nhưng, khi đọc Phạm Phú Hải,
tôi lại nghĩ rằng, cần một khoảng không thanh tĩnh, một khoảnh khắc thanh tĩnh
và nhất là, một trạng thái tâm hồn thanh tĩnh mới có thể đến được nơi ông, mới
có thể nghe ra tiếng nói của con người:” Tôi
vọng tiếng tôi về núi đá/ Núi đá ngàn năm vẫn lặng im/ Mấy ai hiểu được hồn u
uất/ Của kẻ qua sông tự thả chìm”;
con người:” Một năm có bốn mùa nhưng tôi
biết có một mùa thứ năm/ Không gian có bốn phương nhưng tôi biết có một phương
thứ năm/ Tôi đang sống/Trong mùa và phương không có tên đó”
Phạm Phú Hải khiến tôi nhớ đến câu chuyện
của nhà thơ Mỹ nọ. Ông kể rằng, vào một đêm khuya, trong căn phòng đơn sơ của
mình, ông đã nghe thấy tiếng sáo cô đơn, buồn bã với hơi thở bứt rứt của con
người đang sống. Ông quả quyết, tiếng sáo mà ông nghe thấy là tiếng của một nhà
thơ nào đó vọng lên từ đáy hố của riêng mình.
Tôi đang lắng nghe Phạm Phú Hải,
lắng nghe bài ca thổi từ chiếc sáo được làm bằng chính xương cốt của nhà thơ:
Ta về chép
lại chiêm bao
Đốt câu thơ
cũ bỏ vào ống xương.
Qua Phạm Phú Hải, tro bụi của những
giấc mơ đã hồi sinh thành hàng trăm bài thơ mang chứa một vẻ đẹp riêng biệt.
Sống trong :” Mùa và phương không tên”, Phạm Phú Hải
đã vượt thoát khỏi những giới hạn của thời gian, không gian. Ông có thể:” Bước nhịp nhàng theo mây trắng sum suê/ Hái nửa trời cao cười lạc bước về”;
có thể :”Thử buông tay thả người lơ lửng/
Ở giữa thinh không lại ngủ quên”; có
thể:” Lay tỉnh thời gian bằng thuốc độc/
Hú hồn cho thức dậy giấc mơ xưa”…
Sống trong:” Mùa và Phương không tên”, Phạm Phú Hải hòa vào tự nhiên, như thể
ông là một trong núi non, sông suối, cỏ cây, chim muông, cầm thú. Ông gọi nắng
và nghe nắng gọi, ông nghe núi khóc”tiếng
lệ chứa chan”, ông nhìn mây” tươi
mươi cúi tạ người”, ông nhận ra
mình” trong lớp vỏ cây, trong vệt phân
chim/ Trong cánh hoa rơi/ Trong phiến
mây bay”, ông bị chấn động bởi cái chết của con bướm nhỏ:
Những con bướm đã chết đang sợ hãi
Đã chết vào mùa thu
Đang sợ hãi trong trí tưởng tượng tôi
Như thể tôi là con bướm
Đã chết vào mùa thu
Hình ảnh người “quảy gánh đi lên núi” trở đi trở lại
nhiều lần trong thơ Phạm Phú Hải. Hình ảnh đó hư nhiều hơn thực. Nó giống như
một ước vọng, một khao khát khôn nguôi:” Rơi
mãi ta rơi từ năm nọ/ Chiều nay ngồi im nhìn mây bay/ Ta nghe gió ta nghe vài hoa rụng/ Ta thèm cho đời ta một
gốc cây”.
Nhưng cái gốc cây nương tựa mà
ông ao ước chỉ có ở cõi người. Bao lần” Gánh
thời gian lên đỉnh núi” cũng chỉ
để” Gửi về cho một cõi người xa”,
cũng chỉ là để hỏi” Hiểu nhau đời có bao tri kỷ”.
Những câu hỏi riết róng, những
nỗi vui, niềm đau chồng chất nơi cõi người của Phạm Phú Hải. Biết bao lần “ Buồn đắng ruột/ miệng huyên thuyên nói
chuyện với hai tai”, bao lần “Hoàng hôn tắt lửa vui mà khóc/ Nên khuya
khuya vô cớ bỗng cười”, bao lần “ Hồn
gượng đau đứng suốt đêm dài”, bao lần thảng thốt kêu lên” Mẹ ơi mẹ, con là cột của nhà không lợp mái”.
Những bài thơ như Thanh xuân,
Không đề, Lời của người tình điên, Nắng trong mưa, Họa, Xuân, Ông cụ mù, cho
lênh đênh theo thời gian, Ta ở Đông phương buồn m,ặt trời, Đại xá, Uyên
viên…trĩu nặng tình yêu cõi người- trĩu nặng đến độ người phải đem thịt xương
mình làm vật dụng chống đỡ:
Tự rút xương làm gậy
chống đi
Lột da chân mà kết
làm giày
Bứt ngàn sợi tóc đan
làm mũ.
Dường như Phạm Phú Hải không mấy
quan tâm đến hình thức. Ông chỉ cốt sao nói lên được điều mình muốn nói. Trong
ngôi nhà cổ điển của thơ ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, thất ngôn bát cú ông đã
bày ra thế giới Phạm Phú Hải- Thế giới được phát sáng bởi chính tâm hồn ông.
Người Họa sĩ Phạm Phú Hải “hòa rượu” để vẽ tranh. Ông già mù của
Phạm Phú Hải “sờ soạng thơi gian mịn màng”,
“ra vào tâm can” và nghe dưới chân
mình tiếng “ thời gian sột soạt”.
Rượu của Phạm Phú Hải được ngâm
với “vài lượng da trời”
Bò của Phạm Phú Hải cất tiếng ho,
núi của Phạm Phú Hải khóc “ tiếng lệ chứa
chan”, bức tường của Phạm Phú Hải
biết sợ hãi:
Mỗi khi ngồi quay mặt nhìn vào sát tường
Tôi tưởng tượng bức tường là tôi
Và tôi tưởng tượng tôi là bức
tường
Tôi nghĩ chắc bức tường sợ hãi
lắm.
Tri tưởng tượng kỳ lạ của
ông làm cho thơ ông đạt đến sự tự do và sự tự do của ông khiến cho trí tưởng
tượng thêm giàu có, phong phú. Sức mạnh của sự kết hợp này đương nhiên không
thể tính bằng phép cộng. Và vì vậy, cũng khó có sự so sánh. Chỉ có Phạm Phú Hải
mới có nỗi buồn “ rụng hết ngón chân”,
chỉ có Phạm Phú Hải đào mộ “ chôn cỏ xanh
và chôn tiếng chim”, chỉ có Phạm
Phú Hải” Ngồi nuốt bóng tối/ Tôi ngồi
nuốt hết bóng tối” chỉ có Phạm Phú Hải mới có thể:” Tôi nâng hết tất cả/ Trên hai bàn tay tôi”, chỉ có ông mới có thể” Bay lên tận cửa trời/ Tôi về địa ngục tôi
ngồi dương gian”, chỉ có ông “Lỡ cầm
địa ngục trên tay/ Đốt lên làm đuốc soi ngày soi đêm”…
Cuộc tìm kiếm của Phạm Phú
Hải là bất tận. Qua thơ, ông chỉ có thể bày ra một phần thế giới của mình. Dẫu
vậy, hiểu Phạm Phú Hải qua thơ cũng không phải là việc dễ dàng. Trước tiên, xin
hãy đến với ông như đến với một thân phận, một tâm hồn, một người “đồng hội” như cách nói của ông:
Cho tôi nói với những hồn
đồng hội
Rằng hãy nhìn tôi với ánh mắt êm đềm.
SG
5/2009
Ý
NHI
Thơ Phạm
Phú Hải
Thi sĩ
Có
bàn chân dài hơn con đường
Nên
chân trời là những đốt xương
Của
ai bỏ lại ngàn năm trước
Sửng
sốt kêu lên tiếng dị thường
Ngủ
cũng có đôi khi mở mắt
Chiêm
bao thấy được vạn màu xanh
Giận
quá giận đất trời vô loại
Nhẫn
tâm xô chết những bình minh
Đi
một mình đứng lại một mình
Dài
hai bên thạch đỉnh chênh vênh
Thử
buông tay thả người lơ lửng
Ở
giữa thinh không lại ngủ quên
Trăng
cho thi sĩ màu du tử
Đứng
lại để nhìn vũ trụ đi
Cất
bước mà xem khôn kiền chật
Bỏ
bước về thanh khí tương tri
Nhạn
gọi én xa mùa bước biệt
Có
mây già lụm cụm đi theo
Du
tử cuối đời về góc núi
Bỏ
lại trên sông một tiếng chèo.
Vạn huyền
Trăng
là sự lưỡng lự của ánh sáng
Cho
nên rất dễ yêu
Có
một dây đàn dài
Từ
cung lòng ta đến cung trăng kia
Cây
độc huyền của riêng ta
Cây
độc huyền của riêng ta
Nếu
em cũng cảm thấy như thế
Có
một dây đàn dài
Từ
cung lòng em đến cung trăng kia
Em
sẽ nghe được tiếng nhị huyền
Trăng
ơi
Ta
nghe đâu đây tiếng vạn huyền
Ta
nghe đâu đây tiếng vạn huyền
Mộng mị
Đặt
tên cho bò
Thả
bò cho núi
Đặt
tên cho núi
Thả
núi cho bò
Một
hôm bò ho
Tiếng
ho cổ quái
Một
hôm bò ho
Ta
buồn biết mấy
Bò
ơi núi ơi
Suốt
đời ngây dại
Ta
ơi ta ơi
Suốt
đời ngây dại
Một
hôm núi khóc
Tiếng
lệ chứa chan
Một
hôm núi khóc
Ta
bỏ đi ngang
Đi
ngang đi ngang, mà
Tênh
tang tênh tang, hà
Hỏi
mây in thạch ảnh
Vun
vút tiếng sao xa
Ta
có một bầy bò
Ta
có một bầy núi
Ta
để ngàn năm qua
Nửa
khuya chụp bắt khói
Khói
vụt khỏi tay ta
Chỉ
còn một dấu lạnh.
Bướm
Bây
giờ là giữa tháng chạp
Chừng
như cả mùa đông đang hội tụ ở riêng góc phố này
Gió
bay từng tảng nặng
Những
tảng nặng gió cắm cúi phóng mình
Những
con bướm đã chết đang sợ hãi
Đã
chết vào mùa thu
Đang
sợ hãi trong trí tưởng tôi
Như
thể tôi là con bướm
Đã
chết vào mùa thu
Đang
sợ hãi sợ hãi
Giá
rét
Tôi
nằm giữa căn phòng
ở
góc phố
thành
phố Xanh nhạt này
và
tôi cũng đang đứng co ro trên thềm
một ngôi nhà cũ kỹ
Ở thành phố Xanh thẳm kia
Ôi
những con bướm
bướm
bướm.
Đom đóm
Có
lão ăn mày yêu thích đom đóm vô cùng
Hàng
đêm rình bắt nhiều con bỏ vào túi nhưng cứ
bỏ
đầy túi là chúng bay tuốt lên trời
Ngày
kia lão bắt bỏ vào bao cột lại
Dành
dụm vừa đầy bao thì chúng bay tuốt
mang
theo cả bao
Đêm
đêm lão thương nhớ ngồi trông lên
Một
bầy lấp lánh
Lão
biết chỗ nào đó có một bầy không thấy được
Nhưng
khi sắp chết, nghĩ rằng có lẽ bầy đom đóm đã
Phá
thủng bao rồi cũng nên.
Khuya 6/7/1973
Tưởng tượng
Mỗi
khi ngồi quay mặt nhìn vào sát tường
Tôi
tưởng tượng bức tường là tôi
Và
tôi tưởng tượng tôi là bức tường
Tôi
nghĩ chắc bức tường sợ hãi lắm
Mỗi
khi ngồi quay mặt nhìn vào sát tường
Tôi
tưởng tượng tôi là tôi
Và
tôi tưởng tượng bức tường cũng là tôi
Tôi
nghĩ chắc tôi sợ hãi lắm
Mỗi
khi ngồi quay mặt nhìn vào sát tường
Tôi
tưởng tượng tôi là bức tường
Và
tôi tưởng tượng bức tường cũng là bức tường
Tôi
nghĩ chắc bức tường sảng khoái lắm
Mỗi
khi ngồi quay mặt nhìn vào sát tường
Tôi
tưởng tượng tôi là tôi
Và
tôi cũng tưởng tượng tôi là bức tường
Tôi
.
Khuya 6/7/1973.
Du tử
Ngày
kia Du tử mỏi chân
Bèn
lấy Thần ra
Hai
cánh tay thành vạn cánh
Thong
thả lột hết những con đàng có trên mặt đất
có trong không trung, có trong chỗ
có
Đàng
dài đàng ngắn
Đàng
nhỏ đàng to
Đàng
rộng đàng hẹp đàng chính đàng hẻm
Đàng
bằng phẳng đàng thẳng đàng cong đàng quanh
đàng lồi lõm
Đàng
thông đàng cụt
Phủi
giũ sạch sẽ kỹ càng
Rồi
quấn hết vào hai chân mình
Nhiều
và nặng đến nỗi Du tử cất hai chân lên
Không
được
Bấy
giờ thiên hạ ai cũng ở yên chỗ nấy vì tuy có
cất chân lên được nhưng chẳng thể bước
đi đâu được vì
tuyệt không có con đàng nào cả
Chim
chóc cũng như kiến mối
Không
còn đàng bay đàng bò
Hay
leo trèo như khỉ vượn
cũng
hết đường leo trèo
Hay
phóng chạy như ngựa thỏ cũng hết đàng
phóng
chạy
Hay
đủng đỉnh như trâu rùa cũng hết đàng đủng đỉnh
Đến
độ con đàng của hai môi là đồng thời lên
xuống cũng chẳng còn để cho hai môi có thể lên
xuống
Du
tử a a ư ư.
Khuya 6-7/5/1973
Không đề
1.
Đây
là bài thơ tình thứ nghìn nghìn nghìn nghìn lẻ một
của con người trên mặt đất
những
câu rất vụng
nhưng
tôi không sợ lạc đề
dù
có nói bao nhiêu
cũng
không ngoài mấy tiếng
“yêu
em”
2.
Một
năm có bốn mùa nhưng tôi biết có một mùa
Thứ
năm
Không
gian có bốn phương nhưng tôi biết có một phương
Thứ
năm
Tôi
đang sống
Trong
mùa và phương không tên gọi đó.
3.
Hỡi
thiếu nữ tôi yêu
Hãy
nói giúp tôi, với người yêu của em
Cho
gởi một cái siết tay rất chặt
Những lời chào quý mến
Dù
chưa biết tên biết mặt
Nhưng
cùng yêu em
Anh
và tôi đã gặp nhau.
4.
Xin
đa tạ mặt đất mỗi ngày em đi đứng
Xin
đa tạ khí trời, mỗi ngày em hít thở
Xin
đa tạ song thân em vì hai người đã gặp nhau
Xin
đa tạ người yêu của em, người mà tôi tin rằng
Đã
cho em
Những
tháng ngày hạnh phúc
Xin
đa tạ bầu trời, xin đa tạ thời gian, đa tạ cỏ hoa
Đa
tạ sương, mây, nắng, gió, trăng , sao
Đa
tạ loài người, thiên nhiên, tất cả
5.
Tôi
yêu trăng
Tôi
yêu chim, yêu hoa, nắng, gió, bầu trời, dòng sông…
Nhưng
Tôi
không đòi trăng phải yêu tôi
Tôi
không đòi chim, hoa, nắng, gió phải yêu tôi
6.
Đâu
phải “được yêu” mới là hạnh phúc
“Yêu,
chính là hạnh phúc
Hạnh
phúc cho tôi vô cùng được gặp được nhìn em.
(Rút từ tập thơ (Một hôm núi khóc)