Wednesday, February 14, 2018

ÂM NHẠC THE BEATLES & NHỮNG ƯU NGÔN CỐC

nguyễn xuân thiệp

John Lennon wall in Prague

   Tôi lớn lên. ở những năm đầu sáu mươi. khi chiến tranh việt nam còn trong những cánh rừng xa. nghe âm nhạc của các anh. let it be. let it be. ôi những hoàng hôn sẫm tối. bình minh trong mưa. cơn sốt của tâm hồn. thành phố cười. phượng đỏ. mái ngói buổi yêu đầu. ơi em
    Âm nhạc của The Beatles là như thế. Và còn hơn thế nữa. Tối ngày 19. 11.2009, xem The Beatles back in The USSR càng thấy rõ điều đó. Những người trẻ ở khắp các thành phố của nước Nga Sô Viết đều ở trong cơn điên Beatlemania. Không gì ngăn cấm được. Nó như một luồng sáng, như khí trời lan khắp mọi nơi.
   Vâng. Ở những năm sáu mươi ấy, cùng với phong trào hippie, tuổi trẻ ở những thành phố phương Tây bùng lên như biển động. The Beatles tạo nên cả một thời đại. Và như lời lộng ngôn của John Lennon, the Beatles thời ấy còn nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus.
   A. Không phải chỉ có thế. âm nhạc the beatles. đã như một luồng sáng rực rỡ cực mạnh. xô sập những rào cản. xuyên qua bức tường ý hệ. tìm tới những căn hầm. và trái tim người. về ưu ngôn cốc.
kìa. con mắt bão. em ơi

   Còn nhớ trong một bài tản mạn về Mùa Xuân Praha, Nguyễn tôi có viết một đoạn như sau về ảnh hưởng và sức mạnh của âm nhạc The Beatles:
   Tháng Giêng năm 1968. Thời điểm Mùa Xuân Pra-ha khởi sự. Với chương trình cải cách gọi là Mùa Xuân Pra-ha,  Alexander Dubcek vừa lên nắm chính quyền, muốn  đem đến cho Cộng Sản bộ mặt của con người. Nhờ đó, dân chúng Tiệp Khắc - những người Czechs và Slovaks- được hưởng không khí tự do chưa bao giờ có trong khối Cộng Sản Liên Sô. Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử âm u của nước Tiệp Cộng Sản, thanh niên được nghe nhạc Pop của tây Phương. Nhạc của The Beatles được phát hàng ngày trên radio! Nó đi sâu vào những căn hầm ở Prague. Ngày 22 tháng 11.1968, những album nhạc mang tên Revolution của nhóm Beatles được truyền tay nhau. Khí thế thanh niên Tiệp ngùn ngụt bốc cao. Những ca khúc cách mạng mang tên Revolution No. 1, Revolution No.9  đem đến cho thanh niên Tiệp hứng khởi phát động cuộc cách mạng chống Cộng Sản trong phong trào Hiến Chương 77 chín năm sau. Thật sự, đó là âm nhạc của những căn hầm duới lòng thành phố -một thứ Ưu Ngôn Cốc-, ở đó thấp thoáng khuôn mặt của những thanh niên làm nên nét đẹp đặc trưng của thời đại.
   Trong khoảng thời gian giữa những năm 1969 và 1976, nhiều biến cố diễn ra trên đất Tiệp. Hai thanh niên tên Jan Patocka và Jan Jaric lần lượt theo nhau tự thiêu giữa lòng thủ đô. Nhiều nhà báo, nhà văn tham gia phong trào Mùa Xuân Prague bị khủng bố. Chính quyền chiếm đóng cấm các ban nhạc của thành Prague chơi nhạc Tây phương, đặc biệt là nhạc Beatles. Cửa ngõ biên thùy bị đóng chặt. Thế nhưng ca khúc Revolution No.9 trở thành tâm cảm của thời đại và những người trẻ của Prague tìm thấy ở đó nguồn cảm hứng đấu tranh. Âm nhạc của Beatles tiếp tục được nghe trong vòng đai sắt thép của hồng quân.

   Nhưng ảnh hưởng của âm nhạc The Beatles không dừng lại ở biên giới nước Tiệp Khắc. Nó tới tận trong lòng đất nước Liên Sô. Ở những quán khuya, dưới những căn hầm trong lòng thành phố, nơi trường học. Ở đâu không là ưu ngôn cốc. Mikhail Gorbachev, Tổng Thư  Ký đảng Cộng Sản Liên Sô thời 1985 đến 1991, nói: "Hơn bất cứ ý thức hệ nào, hơn bất cứ tôn giáo nào, hơn cả chiến tranh Việt Nam và mọi cuộc chiến tranh, sức mạnh duy nhất và quan trọng nhất làm tan băng Cuộc Chiến Tranh Lạnh là… The Beatles.””
   Gorbachev cũng nói rằng âm nhạc The Beatles đã ảnh hưởng đến chính ông và những người khác ở Liên Sô. Nó gợi cảm hứng cho cuộc cách mạng biến đổi nước Nga, và có thể cả địa cầu này.
   Tuy nhiên, hãy quên Gorbachev. Chúng ta đến với những thanh niên bình thường. Nhà báo Bruce Deachman của  diễn đàn The Ottawa Citizen ngày 17 tháng 11, 2000 đã gặp một nghệ sĩ chứng nhân -ông Yuri Pelyushonok. Đây là lời thuật lại của Deachman: Rõ ràng có một chủ đề trong cách trưng bày căn hầm dùng làm văn phòng của Yuri Pelyushonok trong ngôi nhà của ông ta hiện nay ở Ottawa. Ảnh của thành viên The Beatles treo trên các bức tường, như tranh triển lãm, cùng với bìa những đĩa nhạc của Tứ Quái Fab Four. Rồi nào là những đồ chơi mang nhãn hiệu Yellow Submarine, ca khúc nổi tiếng của The Beatles. (In the town where I was born / Lived a man who sailed to sea /And he told us of his life / In the land of submarines) Bảng đường Abbey Road danh tiếng, những tấm biển xe hơi đề chữ Yellow Submarine, những cái vại bia, những con tem kỷ niệm The Beatles.
   “”Ông có hơi cuồng tín đấy nhé.” Tôi nói một điều hiển nhiên.
   “”Tôi từng nghe tới 250 lần những đĩa nhạc The Beatles trong một ngày.””
    Pelyushonok là một bác sĩ ở Liên Sô. Năm 1993, ông di cư sang Canada vì lý do chính trị. “Tôi không thể nào ở lại được.” Ông  giờ đây đã 43 tuổi. Ở Canada, ông không hành nghề bác sĩ, mà làm ở Wal Mart. Trong buổi gặp gỡ, Yuri Pelyushonok mở cho Deachman nghe một bài hát do chính ông sáng tác, nói về The Beatles. “Tôi nghĩ đến ca khúc Can't Buy Me Love khi viết bài này,” Pelyushonok nói.   
While in the West the Beatles stepped on all the rules
The '60s beat was echoing through all the Soviet schools…

Trong khi ở phương Tây The Beatles dẫm đạp lên các luật tắc
Tiếng đập của những năm sáu mươi ấy dội qua các trường học của nước Nga
Những năm tháng ấy mỗi cậu bé cô bé học trò đền muốn trở thành một ngôi sao
Chơi nhạc Beatles trên cây đàn guitar
Các thầy giáo nhìn lắc đầu, “ôi, tội lỗi”, Chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa Cộng Sản trong khi The Beatles chổng đít vào
Các vị ấy nói “Không”với âm nhạc Beatles, trong khi học sinh nói “Có””
Cả tới đồng chí Brezhnev cũng phải thở dài
    Ca từ của bài hát đã tóm tắt khá trung thực những kinh nghiệm của Pelyushonok khi lớn lên ở những năm 60, 70 dưới chế độ Sô Viết, nơi mà việc tiếp xúc với văn hóa Tây phương rất khó khăn. “Làm một fan của the Beatles ở Mỹ thì dễ thôi,”  Pelyushonok nói. “Ở Liên Sô đâu được vậy.” Vào thời ấy, mang một cái dĩa Beatles về bị xem bất hợp pháp và bị tịch thu ngay hoặc bị cho vào máy làm cho có tì vết. Do đó một dĩa nhạc Beatles được coi quý như vàng. Và lập tức được sang đi sang lại cho mọi người nghe.
   Gần đây Pelyushonok xuất bản một cuốn sách ghi lại những trải nghiệm của ông, tựa đề Strings For A Beatle Bass: The Beatles Generation in the USSR.

The book explains the Soviet opinion of the Beatles and the importance and prevalence of the Fab Four in Russian cultural history.
Pelyushonok, a doctor in the Soviet Union whose training isn't recognized as a doctor in Canada, got a job at Wal-Mart. At night, he began writing down his stories of growing up and the connection to the Beatles.
"The youth of the Soviet Union do not need this cacophonous rubbish," stated Soviet leader Nikita Krushchev of the Beatles in the early 1960s. "It's just a small step from saxophones to switchblades."
Yet the Soviet youth, claims Pelyushonok, did need the Beatles, and went to enormous lengths to be more like them. Pelyushonok contends that the Beatles, and not other bands of the time, were the single-most major factor in shaping pop culture behind the Iron Curtain.
(Tổng hợp)
NXT

No comments:

Post a Comment