nguyễnxuânthiệp
Viên Linh và tạp chí Khởi
Hành
Nhà
thơ Viên Linh vừa mới từ giã cuộc đời. Nhiều anh em văn nghệ bùi ngùi thương tiếc
Nhà
thơ Hoàng Xuân Sơn
viết trên facebook:
Thêm
một vì sao của nền Văn Học Việt Nam vừa rơi rụng.
Nhà
văn-nhà thơ Viên Linh [ 20/1/1938 - 28/3/2024 ], nguyên Tổng Thư Ký tòa soạn
báo Khởi Hành VNCH (1971-75), Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tạp chí Khởi Hành tái tục
tại hải ngoại (1996), sáng lập và điều hành tập san Thời Tập VNCH (1973), Chủ tịch
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (1991-95) v.v. đã ra đi vĩnh viễn.
Lê
Thị Huệ, chủ bút Gió-o ghi lại:
Nhà
văn Viên Linh vừa qua đời tại Virginia Hòa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi .
Viên
Linh (1938-2024) là nhà văn nhà thơ Miền Nam tả xung hữu đột . Từng là chủ bút
chủ báo nhiều tờ báo lẫy lừng ở Miền Nam Việt Nam.
Ông
tỵ nạn qua Mỹ năm 1975. Ông lập lại tờ Khởi Hành và Thời Tập . Thời Tập sinh hoạt
ngắn . Nhưng tờ Khởi Hành thì sinh hoạt lâu dài cũng được trên 20 năm ở Quận
Cam , California . Báo Khởi Hành của Viên Linh bán khá chạy. Nhà văn Mai Thảo
có lần nói: "Làm báo ở Nam Cali có 3 tay kiếm tiền giỏi: là tờ Người Việt
của Đỗ Ngọc Yến, Việt Báo của Trần Dạ Từ, và Khởi Hành của Viên Linh .
Và
nhà văn Lê Thị Huệ ngỏ ý Viên Linh nổi bật nhất là một designer. Tôi thấy ông nổi
bật vai trò này hơn cả văn thơ. Tôi rất thích lối trang trí báo Khởi Hành và Thời
Tập của Viên Linh . Tôi thường nói , ở Hải Ngoại chỉ có hai tờ báo Khởi Hành của
Viên Linh và Quê Mẹ của Thi Vũ là trình bày tuyệt đẹp . (lê thị huệ)
Nhà
thơ Huy Tưởng
cũng biểu lộ tình cảm của mình trên facebook:
Nhiều
năm xa nhau vẫn nhớ. Vẫn đọc thơ nhau.
Trang
văn học Việt Báo
ghi lại sự ra đi và tỏ lòng thương tiếc Viên Linh:
Sáng
nay, ngày 28 tháng Ba, nhà thơ Viên Linh đã bỏ cuộc nhân sinh từ giã chúng ta
vào lúc 11:11 giờ sáng, tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Việt Báo nhận
được tin từ bà Dương Nghiễm Mậu, theo tin từ bà Thúy Diệm nhắn. Tin này cũng đã
được gia đình và thân hữu xác nhận. Được biết, từ đầu tuần, hôm thứ Hai, Viên
Linh đã hôn mê và được chuyển vào hospice, với thân nhân bên cạnh chăm sóc vào
những ngày cuối.
Nhiều
người nữa, nhiều nhà văn nhà báo cũng bày tỏ cảm tình và sự quý mến đối với nhà
văn Viên Linh. Có thể kể thêm:Vũ Hoàng Thư, Phan Tấn Hải, Khế Iêm, Khiêm Đỗ,
Nguyễm Lương Ba, Phạm Cao Hoàng, Hoàng Xuân Sơn, Trần Yên Hòa, Đỗ Dũng, Nguyễn
Trường Trung Huy…
Riêng
Nguyễn này không có được mối thân tình sâu đậm với Viên Linh nhưng lòng riêng vẫn
quý trọng tài năng và sự đóng góp của tác giả Thủy Mộ Quan. Đã lâu lắm,
từ thời của báo Khởi Hành, Thời Tập, Nghệ Thuật ở Sài Gòn, Nguyễn đã ngưỡng mộ
tài năng và sự đóng góp của Viên Linh cho văn học. Ra hải ngoại được đọc thơ của
của tác giả và theo dõi báo Khởi Hành, lòng quý trọng ấy càng thêm sâu sắc. Nguyễn nhớ đã có gởi tặng Viên Linh tập
thơ Tôi Cùng Gió Mùa và được anh viết điểm sách trên báo Khởi Hành. Bài
viết ngắn gọn, súc tích và đầy cảm nhận sâu sắc. Và nhân dịp báo Khởi Hành tổ
chức họp mặt tháng 3 năm 2000, Viên Linh đã gởi thiệp mời Nguyễn đến dự. Nguyễn
nhận lời, và cùng đi với Bùi Bích Hà tới. Hôm đó có mặt nhiều nhà văn nhà thơ
nổi tiếng. Nhận dịp này, Nguyễn có dịp gặp Viên Linh lần đầu và cùng với nhà
văn Nguyễn Tà Cúc trò chuyện. Đã gần 25 năm trôi qua kể từ ngày ấy. Và Nguyễn vẫn
tiếp tục theo dõi con đường văn chương và những biến chuyển trong cuộc sống của
Viên Linh.
Vừa
qua được đọc một bài viết của Đinh Trường Chinh về cuộc viếng thăm Viên Linh tại
một nursing home ở Verginia, lòng cảm thấy bồi hồi xót xa. Theo lời thuật lại,
khi Chinh và người bạn tới nursing home, thì Viên Linh đã ăn mặc chỉnh tề chờ sẵn.
Căn
phòng đơn ấy, trong khu toàn người già, bệnh, lại đầy hình ảnh Viên Linh, chính
ông. Hình ảnh những ngày trẻ đẹp mang chiếc thẻ nhà báo đứng cạnh những vị tướng
trận oai phong. Chính ông, ngày lãnh giải thưởng văn chương toàn quốc. Viên
Linh, đứng cạnh cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, hay Viên Linh, bắt tay những
nhà văn quốc tế. Viên Linh, những ngày lưu vong đi dự rất nhiều những cuộc họp
lớn của văn bút quốc tế. Căn phòng ấy đầy sách báo. Sách báo là oxy của ông hơn
60 năm nay mà.
Và
dĩ nhiên là căn phòng nhỏ ấy đầy ắp thơ.
Chiều
nay, chiều lưu vong. Viên Linh vẫn da diết nhớ về. Ông kể cho chúng tôi về thời
của cậu bé Viên Linh với căn nhà ở cách Hà Nội đúng 40 cây số, vì ngay trước
nhà ông là cột cây số ấy: “40km đến Hà Nội”. Gần ga Đồng Văn, thị xã Duy Tiên,
Hà Nam. Dễ chừng 48km về Hà Nội. Ông kể những kỷ niệm ở Hà Nội trước khi di cư
vào Nam… Viên Linh miên man kể. Nhiều quá tôi cũng không nhớ hết.
Chiều
hôm ấy, Đinh Trường Chinh dìu Viên Linh ra xe đi dạo một vòng phố. Xong vào tiệm
ăn phở. Viên Linh ăn ngon lành, khen phở ngon, ước gì thỉnh thoảng có bạn tới
đưa đi ăn.
Bây
giờ thì Viên Linh đã vĩnh viễn ra đi. Để lại bao tiếc thương. Chiều nay, Nguyễn
ngước mặt nhìn trời. Mây trôi về đâu…
NXT
NHỮNG TÁC PHẨM CỦA VIÊN
LINH ĐÃ XUẤT BẢN
THÀNH SÁCH:
01.
HOÁ THÂN, thơ, Văn nghệ, Saigon 1964. Tái bản bởi “edition lmn,” Bonn 1994
02.
CẢNH TƯỢNG ĐÊM NAY, tập truyện, Thời Mới, Saigon 1966. Tái bản 2013, Khởi
Hành, California.
03.
THỊ TRẤN MIỀN ĐÔNG, tân truyện, Văn, Saigon 1966; Thế giới, California 1992
04.
MỘT CHỖ NÀO KHÁC, tập truyện, Trình bày, Saigon 1967
05.
CUỐI CÙNG EM ĐÃ ĐẾN, truyện dài, Hoàng Đông Phương, Saigon 1968
06.
CÁNH CỬA ĐÊM THÂU, truyện dài, Nghĩa Thục, Saigon 1969
07.
CHIỀU HÔM GIÓ CUỐN, truyện dài, KCN, Saigon 1969
Thẩm
Thuý Hằng film do Bùi Sơn Duân đạo diễn, (dở dang), 4.1975
08.
CUỐI TRỜI HÔN MÊ, truyện dài, Kỷ Nguyên, Saigon 1970
Cuốn
truyện dài với bối cảnh Tết Mậu Thân 1968 tại Chợ Lớn
09.
MÃ LỘ, tân truyện, Văn 1970; Khởi Hành, Calif., 1997
10.
VƯỜN QUÊN LÃNG, tân truyện, Hoàng Hạc, Saigon 1971
11.
MỘT MÙA MÊ HOẶC, truyện dài, Ng. Đình Vượng, Saigon 1973
12.
TÌNH NƯỚC MẶN, tân truyện, Văn, 1973; tủ sách Khởi Hành, Munchen, Germany, 1993
13.
HẠ ĐỎ CÓ CHÀNG TỚI HỎI, tiểu thuyết, Khai Hóa, Saigon 1973; Xuân Thu Calif.,
1990
14.
LÒNG GƯƠNG Ý LƯỢC, tiểu thuyết, Khai Hóa, Saigon 1973; Xuân Thu Calif. tái bản
1990
15.
TỚI NƠI EM Ở, tiểu thuyết, Khai Hóa, Saigon 1973, Xuân Thu Calif., 1990.
16.
THỦY MỘ QUAN, thơ, Thời Tập, Virginia 1982, Thế Giới, Calif., 1992. (đang in lần
thứ 3)
17.
VŨ HOÀNG CHƯƠNG, LỊCH SỬ THƠ (CHIÊU NIỆM VĂN CHƯƠNG I), nhận định văn học, Khởi
Hành, Calif., 2000.
18.
CỘI NGUỒN BẤT AN, dịch Roots of Unrest của Phan Trần Hiếu, sách song ngữ Việt
Anh do nhật báo Hoa Kỳ tại địa phương The Orange County Register xuất bản,
California, 1999.
(Ghi
lại từ Gió-o)
No comments:
Post a Comment