Tố Nghi
Đàn Guitar và nhạc Bolero
Tình quê hương
Dượng
hai bưng về cây gui-ta thùng, made in spain, cho thằng cháu vợ. Anh hai buông
liền mandoline banjo, ôm cứng cây spanish guitare và quyển Carulli căn bản,
chăm chỉ sự nghiệp tây ban cầm sớm tối không xao lãng.
Khi này tối tối tía bớt nghe cổ nhạc bắc phần trung phần hẳn lợi, day sang nghe "chương trình tao đàn, tiếng nói thơ văn miền tự do, do Đình hùng phụ trách". Tía mê mẩn tiếng sáo Tô Kiều Ngân và giọng ngâm Hồ điệp.
Dù
là guitar classic nhưng thỉnh thoảng anh hai còn chơi cả flamenco. Classic bài
bản thong thả nhẹ nhàng, flamenco tiết tấu nóng bỏng dồn dập. Classic buồn ngủ
còn flamenco đổ mồ hôi. Cũng bởi con nít hổng biết, chưa biết chi về nhạc. Mãi
cho tới khi anh hai chơi thêm nhạc việt nam. Hổng rõ đây là những bản nhạc việt
đã được thày bà viết lại cho tây ban cầm hay do chính "mầm non" tự-biên
tự-diển. Hay dở thế nào con nít cũng mù tịt luôn, nhưng nhờ thế mới được theo
anh hai bát phố hầu như mỗi sáng chúa nhựt.
Lê
lợi hẳn là con đường sanh hoạt chánh của trung tâm thành phố sài gòn. Bên trái
(gần Tạ thu thâu) là những kiosque, bán vải may quần áo đờn ông, dụng cụ linh
tinh (thể thao âm nhạc). Có nhà sách Khai trí to đùng, 2-3 tầng với nhiều khu,
chia theo thể loại, ngôn ngữ - có dạo, sau khi anh hai ra nước ngoài tu nghiệp,
tủ sách gia đình đình trệ số lượng, tui mang lunch, bắt bus ra đây ăn lén và đọc
sách chùa, thành vẫn nhớ ơn bác Trương đã mở lượng hải hà ngó lơ cho học trò
nghèo khai trí sáng.
Nhưng
lề đường phải Lê lợi, gần hàm nghi, mới là chổ lui tới của anh hai (rạp Vĩnh Lợi
và những kiosques chuyên trị âm nhạc : sách nhạc bài nhạc, dây đờn, tuner,
mediator... ) Các bản nhạc việt hầu hết của nhà xuất bản Tinh hoa miền nam, in
rồi gập đôi lợi theo chiều ngang một tờ giấy khổ lớn. Mặt bìa trước offset 4
màu, có hình vẽ theo chủ đề, tựa bản nhạc, tên tác giả (nhạc sĩ và tên người đặt
lời). Hai trang trong là nhạc. Bìa sau ít quan trọng hơn, thường khi là danh
sách những tác phẩm khác của cùng tác giả.
Sách
vở biểu chủ nhơn nhà xuất bản Tinh hoa họ Tăng gốc minh hương, lập nghiệp tại
huế. Thoạt tiên mở tiệm bán sách, sau in các bản nhạc rời, khấm khá lên rồi
thành lập nhà xuất bản. Sách cũng nói ông tánh tình rộng rãi xởi lởi, tiền tác
quyền rất hậu hĩnh cho dù khi ấy cạnh tranh ấn loát không có nhiều. Nhà Tinh
hoa lập thêm chi nhánh ở miền bắc và miền nam. Khi đất nước chia đôi, nhánh bắc
không còn. Vài năm sau vì sức khoẻ, nhánh trung (...ương) cũng đóng vĩnh viễn,
chỉ còn lại nhánh miền nam với tên bảng hiệu Tinh hoa miền nam THMN, do nhạc sĩ
Lê Mộng Bảo quản trị. Người phụ trách vẽ bìa nhạc cho THMN là họa sĩ Duy Liêm,
nét cọ giản dị, thoạt đầu trừu tượng abstract sau nghiêng dần sang lập thể
cubism - đừng hỏi abstract cubism giống nhau khác nhau chỗ nào heng, bị ni tui
chưa học tới -
Chúa
nhựt cuối tuần, theo anh hai đi dọc Lê lợi, ghé mấy kiosques bán nhạc. Kiosque
vuông vắn diện tích chừng sải tay là cùng, các bản nhạc được xếp theo hàng dọc
kề cận nhau, với tựa đề ló ra chút nẹo cho khách mua chọn lựa. Bản nào cũng là
tranh Duy Liêm ráo nạo, nét vẽ tương tự hổng sai sẩy.
Thời gian đầu ngó bộ còn thanh bình thạnh trị, thơ và nhạc êm ả xuôi dòng, tương lai trước mặt một màu tươi sáng.
Tuy hội họa VN trở mình theo hướng đi thời đại mới, nhưng các họa sĩ y hình còn nặng khuynh hướng bảo thủ thiên kiến, coi đám trừu tượng lập thể là bắt chước thiếu sáng tạo hài hòa. Thị nô ngó tranh trừu tượng thấy kỳ cục lạ lùng ngộ nghĩnh hiểu hổng ra - có hỏi cũng nghe trả lời : nghệ thuật là cảm nhận chớ hổng lý luận, thành cũng như không.
*
Rồi
bản nhạc "Tình quê hương" của nhà xuất bản Tinh Hoa lù lù xuất hiện.
Tình Quê Hương là thơ Phan lạc tuyên do Đan thọ phổ nhạc và Duy liêm vẽ tranh bìa.
Cái đáng nói ở đây là... hình vẽ bìa trước bản nhạc luôn luôn là một tác phẩm hội họa nghệ thuật thứ thiệt và thứ dữ. Chỉ khoảng trên dưới một đồng là đã có trong tay một bức tranh giấy nhỏ và nhẹ, và một bản nhạc hổng chừng lớn và nặng cân - say lòng người chơi nhạc, người nghe nhạc, và say mắt đứa ngó bìa nhạc, vì cỏn chưa thể hiểu gì. Hình vẽ là hồi đầu, sau này có lẽ để giảm chi phí và thích hạp thị hiếu, tranh bìa trước đã nhường chỗ cho những hình chụp theo chủ đề, hoặc hình nghệ sĩ (tác giả, hay ca sĩ...) -
-
Về thi sĩ : Dòng họ Phan đông đúc, gốc gác Nam định, nổi tiếng văn học. Sau hiệp
định Geveve, một nhánh di cư vào nam. Nhà văn nhà báo Phan lạc Phúc (của mình)
có thể là anh em họ gần xa với nhà thơ Phan lạc Tuyên hổng chừng. Phan lạc
Tuyên là đại uý tâm lý chiến VNCH. Khi pháp rút, đất nước tam thời chia đôi ở
sông Bến hải, vĩ tuyến 17, ông là người đã tiếp thu quân khu 5 trung phần, rồi
được đề bạt vào ghế tỉnh trường, coi cả hành chánh lẫn quân sự, khi mới 30
ngoài, nghĩa là rất được trọng dụng, và sẽ là vị tỉnh trưởng trẻ tuổi nhứt của
nền đệ nhất cộng hòa khi ấy. Chẳng may xảy chánh biến 11 november, đám lãnh đạo
cao cấp trốn được ra ngoại quốc, Phan lạc Tuyên do có dính líu mà vì kẹt lợi
nên đành phải vượt tuyến ra bắc. Thi sĩ hổng phải là người phía bên kia, cũng hổng
phản tỉnh chi ráo, được "họ" để yên với mục đích tuyên truyền, rồi buộc
phải sống còn bằng các sanh hoạt nghệ thuật nhỏ. Tại bắc hiện nay, dòng họ Phan
lạc vẫn còn, đây là những người không di cư vào nam năm 54, và... trong số ấy,
có thể cả đám con cháu thi sĩ nữa - giả như ông sanh con đẻ cái sau này -
-
Về nhạc sĩ : Đan Thọ cũng bắc di cư 54. tui chưa gặp bao giờ, chỉ biết ông kéo
vĩ cầm trong dàn nhạc Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng. Nhưng con trai ông, anh
Đ.T thì gặp hoài trong câu lạc bộ thể thao cercle sportif Tao đàn. Hồi anh hai
chỉ mới có Lambretta thì anh T. đã ngon lành lái chiếc Triumph made in ăng-lê,
hào huy phong nhụy gì kể. Anh T có một cô em gái sắc nước hương trời, tui dòm
còn mê huống chi bọn đực rựa (dĩ nhiên trong số ấy hẳn phải có anh hai).
-
Về họa sĩ : tui có gặp 1 lần, chỉ là tình cờ. Hồi mở hãng xuất cảng hàng hóa VN
sang pháp, mỗi 2 tháng tía phải về Bình dương đặt tranh sơn mài Thành Lễ. Tiệm
Thành lễ khi ấy còn nhỏ hìu, trụ trì tại một ngã tư đường ngay trung tâm thị
xã. Sau này kinh doanh phất lên, Thành Lễ có trụ sở ở trung tâm sài gòn, nhắm
vô khách ngoại quốc, với một phòng trưng bày bề thế trên đường Tự do, gần bến
tàu.
Hoạ
sĩ Duy Liêm vẽ bìa nhạc cho Tinh Hoa và vẽ tranh làm sơn mài cho Thành lễ.
Tranh nhạc đường nét lập thể màu sắc giản dị bao nhiêu, thì tranh sơn mài đường
nét tinh tế, màu sắc óng chuốt bấy nhiêu. Và rất được ưa chuộng. Vẽ xong bức
tranh, Duy Liêm còn lo luôn phần kỹ thuật mỹ nghiệp cho bức họa của mình, khi
tranh được sang qua "mộc bản" (hy vọng nhớ đúng term này) nghĩa là cọp
dê, phóng lớn lên gỗ, và giao qua cho thợ chế biến thành sơn mài, theo đúng màu
sắc và tỷ lệ nguyên thủy của bức tranh. Tranh sơn mài là tranh hiện thực
realist, có sao vẽ vậy người ơi, hổng siêu thực, trừu tượng lập thể chi ráo !
Một
kỳ hè, theo tía lên Lái thiêu đặt đồ gốm và Bình dương đặt sơn mài, tới hãng
Thành lễ, tía chỉ vô ông kia rồi nói : họa sĩ của hai anh em con đó. Xong day
sang ổng cười cười "con gái tui chê anh vẽ xấu thua cả nó". Ổng họa
sĩ hỏi tranh nào vậy bác, tía nói tranh tình quê hương. Hoạ sĩ mới day qua tui
xoa đầu : biết là xấu chớ nên đâu dám ký tên vào. Trời thần ơi, thiệt là quê xệ
-
Về bài hát tình quê hương : Mở bản nhạc ra, ngay trên khóa nhạc đầu là một hàng
chữ tuy ngắn nhưng khó hiểu với con nít ranh : Tango Habanera. Anh hai biểu đây
là thể điệu nhạc sĩ chọn cho đứa con tinh thần của mình, tango là tango, cấm chỉ
thay đổi sang điệu khác (triệt để cấm, tự do trong khuôn khổ cũng không luôn).
Hồi nớ nghe vậy biết vậy mà hổng hiểu thành cũng hổng thắc mắc. Mãi sau này mới
hiểu thế nào là tango. Còn habanera thì tui chỉ mới hiểu ra... tuần trước.
Sách
vở biểu đi sau tango thường khi còn thêm vào những terms phụ khác. Tui ráng đọc
nhưng rắc rối mè dòng lô thành hổng thấu đáo, chỉ biết nhạc tango để hát để
khiêu vũ, phát xuất từ đất Argentina. Tango là anh em thúc bá với samba Brazil.
Samba ồn ào náo nhiệt nhiêu thì tango thắm thiết tình tứ nhiêu, nên tango còn
là nhạc cua đào. Tango habanera là tango có hình thức folk music, folk dance của
xứ Cuba. Trong tango argentina, nhịp thay đổi theo thuở theo thì, fantasy
on-off tùy ý người chơi nhạc hát nhạc và vũ công trình diễn. Nhịp trong tango
habanera, trái lợi, giữ cố định, không thay đổi suốt từ dòng nhạc đầu tới dòng
nhạc cuối.
Nói
như vậy thì có lẽ tango argentina là điệu tango sắc màu, cốt phô trương chào
hàng lộ liễu (... ỏng ẹo màu mè thứ thiệt thứ dữ). Đầu bên kia là tango
habanera, sắn khoai cục mịch đồng ruộng quê mùa. Thảo nào... nhạc sĩ Đan thọ
(và có thể cả thi sĩ Phan lạc Tuyên hổng chừng) đã chọn habanera cho sáng tác của
mình, bởi cái tình cho quê hương là tình lương thiện thiệt thà. Hoa lá cành chỉ
dùng cho loại tình với "ý đồ lợi dụng", hổng cách chi là tình quê
hương đặng, sao mà trong sạch ngạt ngào như tình quê hương.
*
Nhờ
cây guitare thinh không tủ sách gia đình đầy nhạc việt. Hồi thằng ba con dì tư
(em má) lên SG, vào ở chung nhà đi học, nó cũng tập tành guitar, nhưng đốt giai
đoạn, hổng carulli chi cho tốn thì giờ. Ba thẳng đường học nốt nhạc, học bấm
gam để đệm liền cho bạn bè ca giải trí giữa giờ. Lúc anh hai ra ngoại quốc thì
Ba đương nhiên sở hữu luôn cây đờn. Anh hai trở về, nhưng hổng ôm đờn nữa, mà
mê mải với sách vở văn chương, bị khi này anh đang yêu em gái văn khoa. Cây đờn
thành vật bất ly thân của Ba, tới độ khi rời nhà đi ở trọ chung với bè bạn cho
tiện việc di chuyển, tía còn cho phép nó mang cây đờn theo luôn.
Rồi
chiến tranh leo thang khốc liệt, Ba thuộc hạn tuổi đôn quân, đậu rớt chi cũng
vô lính ráo, cây guitare được trả về. Tía mang đờn máng lên giá, bởi khi ấy cả
hai anh (anh hai và anh tư) đã không còn. Thằng Ba nhà dì sau cũng mất tích
trên đoạn đường lui quân "di tản chiến thuật", tháng ba gẳy súng .
Cây đờn thành vô chủ, được tía bỏ vô thùng đờn cất vào kho chứa vật dụng gia
đình.
Hồi sang đoàn tụ, tía mang theo cây đờn gia bảo, kỷ vật gia đình. Truyền nhơn kế tiếp là thằng bánh tí, nhưng bánh tí lại học violin - sau này chơi thêm bass (gui-ta điện) trong ban nhạc nhà trường - Cây guitare được tía mang treo lên tường phòng nó, rồi tường nhà nó.
Mãi tới khi tía má cùng ra đi, cả hai chưa hề có dịp nghe lợi bản Recuerdos de la Alhambra như đã hằng ao ước!
TN
*Tựa
bài do Phố Văn tạm đặt
Khi này tối tối tía bớt nghe cổ nhạc bắc phần trung phần hẳn lợi, day sang nghe "chương trình tao đàn, tiếng nói thơ văn miền tự do, do Đình hùng phụ trách". Tía mê mẩn tiếng sáo Tô Kiều Ngân và giọng ngâm Hồ điệp.
Thời gian đầu ngó bộ còn thanh bình thạnh trị, thơ và nhạc êm ả xuôi dòng, tương lai trước mặt một màu tươi sáng.
Tuy hội họa VN trở mình theo hướng đi thời đại mới, nhưng các họa sĩ y hình còn nặng khuynh hướng bảo thủ thiên kiến, coi đám trừu tượng lập thể là bắt chước thiếu sáng tạo hài hòa. Thị nô ngó tranh trừu tượng thấy kỳ cục lạ lùng ngộ nghĩnh hiểu hổng ra - có hỏi cũng nghe trả lời : nghệ thuật là cảm nhận chớ hổng lý luận, thành cũng như không.
Tình Quê Hương là thơ Phan lạc tuyên do Đan thọ phổ nhạc và Duy liêm vẽ tranh bìa.
Cái đáng nói ở đây là... hình vẽ bìa trước bản nhạc luôn luôn là một tác phẩm hội họa nghệ thuật thứ thiệt và thứ dữ. Chỉ khoảng trên dưới một đồng là đã có trong tay một bức tranh giấy nhỏ và nhẹ, và một bản nhạc hổng chừng lớn và nặng cân - say lòng người chơi nhạc, người nghe nhạc, và say mắt đứa ngó bìa nhạc, vì cỏn chưa thể hiểu gì. Hình vẽ là hồi đầu, sau này có lẽ để giảm chi phí và thích hạp thị hiếu, tranh bìa trước đã nhường chỗ cho những hình chụp theo chủ đề, hoặc hình nghệ sĩ (tác giả, hay ca sĩ...) -
Hồi sang đoàn tụ, tía mang theo cây đờn gia bảo, kỷ vật gia đình. Truyền nhơn kế tiếp là thằng bánh tí, nhưng bánh tí lại học violin - sau này chơi thêm bass (gui-ta điện) trong ban nhạc nhà trường - Cây guitare được tía mang treo lên tường phòng nó, rồi tường nhà nó.
Mãi tới khi tía má cùng ra đi, cả hai chưa hề có dịp nghe lợi bản Recuerdos de la Alhambra như đã hằng ao ước!
TN
No comments:
Post a Comment