Sunday, January 5, 2020

CON ĐƯỜNG SÁCH SÀI GÒN


Ngô Thế Vinh

Bức tượng đồng
“Hai bé ngồi chống lưng đọc sách”.

Đường sách là các cửa hàng café sách, các khu triển lãm; Phương Nam Book Café khang trang lúc nào cũng đông khách; phải, do thiếu diện tích mặt bằng, có thêm mấy Kiosk sách bên lề phải đường sách phía ngã ba Hai Bà Trưng – Nguyễn Văn Bình, anh chị Long đôi vợ chồng rất yêu sách, gốc người Sài Gòn cũ. Những Kiosk sách trên đường sách, gợi lại hình ảnh thật đẹp của Sài Gòn trước 1975 với đường sách Lê Lợi, nhà sách Khai Trí thuở nào; ở Quán Sách mùa thu với thêm dòng chữ “về lại chốn thư hiên”, nơi có thể tìm lại những cuốn sách cũ “tàn dư văn hoá Mỹ Nguỵ” nay trở thành quý hiếm.

Không biết tôi đã đứng trong Quán Sách mùa thu bao lâu, trong một không gian rất nhỏ, cô chủ quán sách thì tế nhị và lặng lẽ; tôi có cảm giác thời gian như dừng lại. Cầm trên tay những cuốn sách cũ, rất cũ xuất bản lần đầu tiên từ những thập niên 50s, 60s, 70s có những cuốn mà tác giả đã từng là bạn văn còn sống hay đã mất và cả ngạc nhiên nữa là sao những cuốn sách ấy lại có thể sống sót sau cuộc “phần thư”.

Rồi tôi bị kéo về thực tại khi có tiếng nói của một thanh niên, có lẽ là sinh viên hỏi cô chủ quán về một đầu sách: Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam. Được biết, các quán sách tuy không có sách nhưng vẫn có thể nhờ kiếm hay đặt mua. Sự kiện thế hệ sau chiến tranh, tìm đọc Ký của Phan Nhật Nam trên đường sách, chắc là điều mà bạn tôi cũng muốn được nghe.
NTV

*Nguồn: Con đường sách Sài Gòn và chuyện đốt sách – Ngô Thế Vinh


No comments:

Post a Comment