Saturday, May 31, 2025
TÔI CẢM THẤY, MÌNH, MỘT KẺ LẠ MẶT BẢO THỦ
Vương
Ngọc Minh
Tranh siêu thực. Nguồn
Internet
nhân
Yo Yo-Ma
hủy
buổi trình diễn của mình
tại
Kennedy Center, một trung tâm trình diễn nghê thuật
hàng
đầu của Mỹ
chỉ
vì Trump tự phong làm chủ tịch trung tâm
nghĩ
tới em
và
như thế
cái
ánh sáng từ dục lạc của sớm mai
đột
nhiên đục
nhờ
nhờ
nó
rọi qua ô cửa, đậu trên cánh quạt máy
đang
xoay qua phải
qua
trái
ngó
tâm trạng tôi…
trên
màn hình kí ức-hừm
tôi
ngáp một cái
và
nằm cuộn tròn trên sàn buồng
mặt
quay hướng bầu trời-tưng tửng
rạng
bình minh
hoàn
toàn tỉnh táo
tĩnh
lặng…
có
lẽ lúc đó, nhìn trên giường
thấy-hãy
còn
nguyên giấc mơ há miệng
nằm
im
với
dúm trí (tưởng) đang đối mặt
với
sự
trầm uất (mình tự tạo!)
tôi
bắt đầu khổ sở
từ
khi nào? ơ kia
ngoài
đời sống luôn nhộn tranh
cướp
tôi
nhớ, mình đã xấu hổ ra sao
khi
nàng
thơ
dường,
chỉ muốn nói về cái chết
nhưng
chẳng thốt nên lời-ối
chân/tay,
bỗng trở nên nặng nề
cố
nhận rõ rằng-các giấc mơ của chúng ta
đều
rất khác nhau...
gần
đây, có cơ hội
bước
ngang thứ khác
ngoài
nội tâm, tôi hối hận trước bản thân
do
biết
mình ưa xét nét
nhả
ra nhúm chữ
nhằm
kết thúc vụ
việc,
ngay đây
với
niềm mong mỏi-làm cho có thể chôn ý thức
vào
giữa đống xác
thịt,
cũ mèm
cùng
những chữ mâu thuẫn
sẫm
nghĩa đen
những
chữ xám ngoét, theo nghĩa bóng
lạnh
tanh
giờ
đây-tôi mắng mỏ
các
bào ảnh
đương
lội ngược ngoài non(!)
rốt
cùng
giữa
hoàn cảnh, em bỏ vô miệng
từng
viên kẹo hồng
gọi
ngày lên
thực
xôm tụ-yah
bầy
quạ đen (thì chẳng liên quan chi đến các con thiên nga
dáng
óng
mượt
đặc
biệt!) đơn giản
sau
lúc hiểu được cảm giác
ngớ
ngẩn
tôi
choàng dậy, vái nỗi đời…
với
vẻ lắp ba
lắp
bắp
bưng
nồi canh gà lên
đội
đầu-ôi (sống chẳng ra sống
chết
không ra chết) cứ dấm dẳng
vo
ý nghĩ
chỗ
hạ bộ cộm
cứng
thực
hết sức khó nói!
..
VƯƠNG
NGỌC MINH
Sunday, May 25, 2025
D Ự A V À O. C Ắ T D Á N T Ù N G X Ẻ O
Hoàng
Xuân Sơn
chiếc cà vạt đeo những giọt nước
nguồn khát vân bích hoang mạc
có những cú nhẩy nhổm chết người
đứng thắt thẻo một mình coi chừng té
không ai người chụp bắt bóng.
r ạ n
ngày rạng
những vết chân chim nhoài thiên san
hơn bằng thua bám níu lấy
cheo leo một mình coi chừng
núi ở đâu dâng nườm nượp
hò lưng thung dô ta hò dô
dựng đứng cây
ngốt trời
vượn leo bảy mùa không tới đỉnh
gam đá vàng nâu buồn như
sắc chiều
thảm
collage dính vào
nẹo vào dán chơi
những chiếc đinh tủa rắc ngoài trời
ghé cửa hư ừ nhé! không. ngoan không?
đến giữa lời mời năm thì mười họa
cứ lận lưng thánh tẩy
rắc hết chòm sao
trần truồng nhu nhú hồn
và xác thịt giong chơi
rớt cái gió thong thõng
cấy phiện. mãn niềm phong phú
phạm trù câu gạ đồng lên
nước bóng
chuyến về phủ dầy
lệ trôi ở bắc lạng
cải lương ca sến quê mình
bằng lằng sụp mũ đỏ
hạnh phúc nằm trôi lềnh bềnh
con thuyền quá giang đạo dụ
ba phần tụng tu đại dương thẳm biếc
con người bá chủ
trái đất thật một điều
như làm chủ sinh mạng ảo thai hình nhân
phiện mật ngọt vồ trí ảo
không có ngục tỳ
chỉ có quyền năng xác thân
hạn hẹp như điều tưởng tượng
chết ngắc
nhiệm vụ kỳ bí của những cái lỗ
hang ngời
cứu độ sanh linh
)(
H O À N G X U Â N S Ơ N
27 mai 2012
mars 2025
Phong cảnh xanh. Tranh Lê
Bá Đảng
chiếc cà vạt đeo những giọt nước
nguồn khát vân bích hoang mạc
có những cú nhẩy nhổm chết người
đứng thắt thẻo một mình coi chừng té
không ai người chụp bắt bóng.
r ạ n
ngày rạng
những vết chân chim nhoài thiên san
hơn bằng thua bám níu lấy
cheo leo một mình coi chừng
núi ở đâu dâng nườm nượp
hò lưng thung dô ta hò dô
dựng đứng cây
ngốt trời
vượn leo bảy mùa không tới đỉnh
gam đá vàng nâu buồn như
sắc chiều
thảm
collage dính vào
nẹo vào dán chơi
những chiếc đinh tủa rắc ngoài trời
ghé cửa hư ừ nhé! không. ngoan không?
đến giữa lời mời năm thì mười họa
cứ lận lưng thánh tẩy
rắc hết chòm sao
trần truồng nhu nhú hồn
và xác thịt giong chơi
rớt cái gió thong thõng
cấy phiện. mãn niềm phong phú
phạm trù câu gạ đồng lên
nước bóng
chuyến về phủ dầy
lệ trôi ở bắc lạng
cải lương ca sến quê mình
bằng lằng sụp mũ đỏ
hạnh phúc nằm trôi lềnh bềnh
con thuyền quá giang đạo dụ
ba phần tụng tu đại dương thẳm biếc
con người bá chủ
trái đất thật một điều
như làm chủ sinh mạng ảo thai hình nhân
phiện mật ngọt vồ trí ảo
không có ngục tỳ
chỉ có quyền năng xác thân
hạn hẹp như điều tưởng tượng
chết ngắc
nhiệm vụ kỳ bí của những cái lỗ
hang ngời
cứu độ sanh linh
)(
H O À N G X U Â N S Ơ N
27 mai 2012
mars 2025
Tuesday, May 20, 2025
MAI EM
Trần Thị Nguyệt Mai
Tưởng nhớ nhà văn Trần Hoài Thư,
một năm anh rời cõi tạm
Tin anh Trần Hoài Thư mất đã được nhà thơ Phạm Cao Hoàng thông báo cùng bạn bè đúng một tháng sau ngày chị Nguyễn Ngọc Yến, người vợ dấu yêu của anh ra đi (27-4-2024), vào sáng ngày thứ Hai 27-5-2024 cũng là ngày lễ Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) của Hoa Kỳ. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên. Nhà văn nhà thơ Trần Hoài Thư là một sĩ quan thuộc QLVNCH ngày xưa và khi định cư ở Mỹ, anh cũng là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, đã cùng anh Phạm Văn Nhàn, một đồng đội và bạn văn thời trước, xuất bản tạp chí Thư Quán Bản Thảo và thành lập nhà xuất bản Thư Ấn Quán với chủ trương khôi phục và vực dậy di sản văn chương miền Nam. Nay thì người Chiến sĩ ấy đã trận vong. Thật buồn!
Nhưng tôi không bất ngờ. Vì hôm dự tang lễ
chị Yến, nhìn dáng anh liêu xiêu không gậy chống, tôi rất xót xa và như cảm thấy
ngày ấy của anh đã gần kề. Anh vốn gầy,
bây giờ gầy hơn, má hóp, da sậm hơn... Lại thêm, những lúc sau này, mỗi khi nói
chuyện điện thoại, anh hay than bị short breath và mệt. Những câu chuyện
không còn kéo dài như xưa.
Theo lời kể của anh Phạm Văn Nhàn, lẽ ra TQBT đã ngưng từ sau số 96 chủ đề Tạp Ghi Tiền Tuyến: Hòn đảo vàng Văn học miền Nam (tháng 12/2021) vì tình hình sức khỏe của anh THT. Nhớ lại ngày 11.11.2021, anh gửi text message cho tôi: “Anh ở bệnh viện 2 ngày. Tình trạng nguy kịch đã qua. Báo tin em hay. Hai ngày chỉ vào nước biển”. Nhưng rồi hai tháng sau, anh lại cố gắng tiếp tục thực hiện giai phẩm TQBT 97: Ký giả Lô Răng Phan Lạc Phúc & Tạp ghi Văn nghệ (tháng 2/2022). Anh chia sẻ anh chuyển tạp chí TQBT sang hình thức giai phẩm vì hợp với sức khỏe của anh hơn, khi nào khỏe thì anh làm và không cần chờ những sáng tác mới của thân hữu. Tiếp đến giai phẩm TQBT 98 (tháng 5/2022) ra mắt với chủ đề truyện ngắn Sơn Nam trong tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Năm. Anh bày tỏ trong Thư Tòa Soạn:
Truyện của Sơn Nam rất nhiều, đăng rải rác
trên các nhật báo hay tuần báo thủ đô.
Mặc dù có sự nỗ lực tìm tòi để cho ra đời ba tuyển tập truyện ngắn Sơn Nam, nhưng vẫn có một số nhiều truyện không tìm thấy trong các tuyển tập này.
Nhận thấy nếu không sưu tập là cả một thiệt thòi rất lớn cho nền văn học nước nhà, nên chúng tôi cố gắng cho ra đời giai phẩm 98 Thư Quán Bản Thảo để đăng lại một số truyện quý hiếm của nhà văn Sơn Nam mà chúng tôi tìm thấy trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Năm.
Qua những truyện chúng tôi nghiền ngẫm, nhà văn Sơn Nam không những là nhà văn của Nam Bộ mà còn là nhà văn lớn của Việt Nam. Ông nghe, đọc, tìm hiểu, dùng kinh nghiệm bản thân để làm chất liệu. Bằng chứng Ma Bình Định hay Đẹp Xưa không dính dáng gì đến Nam Bộ của ông.
Gout rồi stroke hành hạ không làm anh nản. Tháng 7/2022, anh lại cho ra đời giai phẩm TQBT 99: Giới thiệu tạp chí Chỉ Đạo & Tưởng nhớ bằng hữu khuất bóng với sự góp sức của anh Nhàn.
Và cuối cùng tạp chí TQBT số 100 (tháng 9/2022) đã đạt thành như mong đợi của anh và bằng hữu, cũng là lúc anh bị chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết (Lyphoma), tuy chưa biết lành hay ác tính, vì còn chờ khám nghiệm.
Anh tâm sự, lúc đó anh thật buồn. Nhưng khi xem trong youtube chương trình America's Got Talent có người thiếu nữ 31 tuổi bị ung thư ác tính với nghệ danh Nighbirde (tên thật Jane Marczewski) hát bài It’s OK do chính cô sáng tác nói về trải nghiệm cá nhân trong việc duy trì cái nhìn tích cực về cuộc sống sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, khiến người hâm mộ và ban giám khảo cảm động, nên được trao giải Golden Buzzer, anh đã thay đổi cách nhìn.
Khi con số 100 đã thành một huyền thoại
Tôi chào mừng em, người em bất tử
Em dám thách thức tử thần
Không phải đánh bại tumor
Mà lấy tiếng hót của con chim nhốt trong lòng mà hát ca, thì thầm, an ủi
đừng sợ đừng sợ nghe chim
Đừng nao núng, nghe THT
Mình có thời gian ít ỏi
Hãy lấy niềm vui thay vì nước mắt
Thêm một email đến giữa lúc tôi bâng khuâng
Cháu chỉ còn thiếu số Văn Học 156, mà lại là số khá quan trọng ạ. Mà tiếc quá vì chắc không ai còn.
Cháu hy vọng sau này vẫn có thể tìm được, và bổ sung cho việc nghiên cứu sau này của cháu ạ.
Hiện tại, cháu đang bổ sung và chỉnh sửa luận án tiến sĩ để bảo vệ vào tầm tháng 11 năm nay bác ạ.
Cháu cảm ơn bác rất nhiều vì đã giúp cháu ạ.
….
Tôi quyết định xé bìa
in lại con số 100 từ màu đen thành màu xanh.
(Trần Hoài Thư – Con số 100)
Bằng ý chí, anh đã lấy lại sức mạnh. Liên tiếp những số TQBT ra đời chỉ cách nhau 1 hoặc 2 tháng:
- Giai phẩm TQBT tháng 10/2022: Những nhà văn nhà thơ sống và viết ở Phan Thiết, Bình Thuận, tuy không được đánh số nhưng được ngầm hiểu là số 101 với nội dung do anh Phạm Văn Nhàn sưu tập và biên soạn.
- Giai phẩm TQBT 102 (11/2022): Hành trình
của dòng sông – Mừng sinh nhật thứ 100 của nhà văn Doãn Quốc Sỹ.
- Giai phẩm TQBT 103 (1/2023): Thơ văn những người cộng tác nữ giới & Viết về nhà văn Kinh Dương Vương.
- Giai phẩm TQBT 104 (3/2023): Giới thiệu nhà văn Vương Hồng Sển & Tạp chí Phổ Thông
- Giai phẩm TQBT 105 (4/2023): Chơn Hạnh - Trần Xuân Kiêm -- Phần phê bình Trần Thiện Đạo & Thụy Khuê về dịch phẩm Những Ruồi của Phùng Thăng.
- Giai phẩm TQBT 106 (5/2023): Thơ Cung Trầm Tưởng trước 1975.
Lúc này anh nhận được tin bác sĩ cho biết ung thư hạch không còn nữa nên anh vui lắm. Ngày 24.6.2023, từ New Jersey anh đi Houston (Texas) thăm anh Phạm Văn Nhàn và những thân hữu ở đó, mang theo Giai phẩm TQBT Thi văn hợp tuyển "Hương tình khổ nạn" của Trần Hoài Thư (6/2023) để làm quà tặng bạn bè với lời giới thiệu:
“Cuốn sách này ra đời như là một chia sẻ nỗi vui buồn trùng trùng điệp điệp cũng như niềm hạnh phúc vô biên của một lão già 81 tuổi. Vẫn còn làm thơ viết văn, tự in, tự đóng, làm bìa cứng, hầu gởi tặng những người mà tác giả quý mến. THT”.
Khi trở về, nghĩ tới những dự án tương lai, anh khoe mới mua máy cắt, để từ nay anh in được những cuốn sách dày hơn mà không cần phải dùng nhiều sức...
Niềm vui không được bao lâu. Sau đó là những ngày anh không được khỏe, liên tiếp vào ra bệnh viện, vì bị xuất huyết. Do đó, bác sĩ Trần Quí Thoại (con anh) quyết định mổ cắt bỏ cuống gan để anh không còn lo bị xuất huyết và cả stroke. Anh chia sẻ: “Cuộc mổ gan 10 ngày trước, những phản ứng sau khi một phần bộ phận trong cơ thể phải bị vất đi, đã làm tôi mất sức. Ba tuần trong bệnh viện chỉ là juice, liquid, và ống thông tiểu với những cơn đau xé trời khi nước tiểu phải bí, phải nhỏ ra từng giọt, và những sáng chiều với những mũi kim đâm lụi, như những máy dò mìn tìm chỗ an toàn... Tôi không còn biết ngày biết đêm khi nhìn ra khung cửa bệnh viện nữa. Tôi là con thuyền bị nước tràn vào, và bao quanh tôi là những y tá bên cửa kính chờ tát nước. Hai ngày hôn mê, mà cảm thấy đau xé ở dương vật vì nước tiểu không thoát, do sự tước đoạt một phần lá gan... Rồi bỗng hai người phụ y tá tự nhiên mang dụng cụ thông tiểu, rồi hô 1, 2, 3, khi đút vào dương vật... Rồi ống cống bị chặn nay khai thông... Sau cả 15 phút, người trợ tá đưa cái bịch nylon lên để tôi hiểu tại sao. Cả một bịch chừng 2 lít nước vàng khè... Tôi nghe nhẹ nhõm. Cánh tay tìm lấy những ngón tay người y công siết mạnh, cám ơn em...”
(trích từ giai phẩm TQBT 107)
Không còn “máy lọc” chất dơ trong máu, từ nay anh phải dùng thuốc xổ mỗi ngày để tống hết chất độc (cùng lúc với dưỡng chất), nên cơ thể anh chẳng còn giữ lại gì cả, trong khi anh vốn đã yếu, hàm răng không còn cái nào, đã từ lâu, chỉ ăn được những món thật mềm, uống nước súp, hay sữa Ensure... Nhưng anh đã chống chỏi được với lục phủ ngũ tạng hư hại thảm thương một thời gian dài, quả thật là một sự mầu nhiệm. Mọi người đều nói ý chí của anh rất mạnh khiến anh vượt qua những bệnh tật.
Anh lại tiếp tục cho ra đời những cuốn mới sau lần mổ gan:
- Biểu Nhất Lãm Văn Học Cận Đại của Thanh Lãng. Sách được chụp lại, chữ xấu, nhiều chỗ nhòa.
- Tiểu thuyết của Thanh Lãng. Bản in bằng ronéo, phổ biến trong sinh viên.
- Giai phẩm TQBT số 106 (10/2023) [do anh Trần Hoài Thư đánh nhầm, nên có tới hai số 106], chủ đề Thanh Lãng. Nhiều trang giới thiệu luận án tiến sĩ của L.M Thanh Lãng.
- Giai phẩm TQBT 107 (11/2023): “Dấu Yêu”, thơ văn hợp tuyển của Trần Hoài Thư.
- Giai phẩm TQBT: "Hạt Vàng Đã Mất" của Mai Thảo (12/2023).
- “Phao”, tập thơ cuối cùng của Trần Hoài Thư (4/2024), với những dòng chữ đề tặng:
Cho em và con – hai nguồn thơ vô tận, đồng thời cũng là chiếc phao giúp ta mưu sinh và thoát hiểm. Qua em, anh tập therapy về tình yêu. Qua con, với những viên thuốc mầu nhiệm.
Ngày 22/1/2024, anh Trần Hoài Thư gửi cho tôi “Một bài thơ cũ mà mới” qua email.
Mai Em
Bây giờ là 3 AM.
Anh đang ngồi trước máy
Gõ những trang cuối cùng cho số chủ đề về Sáng Tạo
Anh mừng, thật là mừng
Đã 180 trang rồi Mai Em
Không biết kỳ này bỏ bài nào đi bài nào
Bài nào cũng giá trị
Anh em mình khi không mà lao vào con đường hệ lụy
Anh không biết làm cách gì để em đỡ lo
Ngày sang ngày chừng ấy văn thơ
Anh cảm thấy cuộc đời đen tối quá
Anh ao ước phải chi mình trúng số
Mướn thầy cò, sửa morasse thay em
Bây giờ là 3 AM
Sau khi lo giúp chị Y. làm vệ sinh cá nhân
Sau khi chúc chị Y. tiếp tục ngủ ngon
Anh xuống dưới hầm nhà
Mở lại cái máy
Mở lại trang đang viết lỡ dở
À, mừng quá đi thôi
Anh tìm thêm một vòng hoa để vinh danh Sáng Tạo ở trang đầu
Vòng hoa về nhóm
Vòng hoa về sự kết đoàn
Vòng hoa về tình bạn
Anh viết như thế này:
Chưa bao giờ có một tạp chí mà nhóm lại kết đoàn, và mãi đến sau mấy mươi năm, những người trong nhóm lại xem như niềm hãnh diện.
Phải
Phải, chưa bao giờ có một nhóm đã ngồi lại với nhau, dù những dị biệt, mỗi người một ý, để thẳng thắn trao đổi, thảo luận và để lại cho lịch sử văn học miền Nam bốn cuộc thảo luận về văn học nghệ thuật.
Nhớ rằng lúc ấy là vào năm 1960, chứ không phải vào những năm mà talawas đã lợi dụng Internet như là một diễn đàn thảo luận cách đây khoảng 10 năm hơn. Dù sôi nổi, dù mỗi người một ý, nhưng những cuộc trao đổi trên “forum” không còn để lại dấu vết. Chỉ có Sáng Tạo. Sáng Tạo cách đây 50 năm hơn, đã làm một chuyện phi thường. Dù kẻ khen người chê. Dù người không thích, kẻ thích. Nhưng ít ra, nó cũng thực hiện một hiện tượng lịch sử.
Tại sao tôi nghĩ vậy. Bởi vì tôi cũng đã từng có mặt trong những cuộc thảo luận talawas. Bởi vì tôi có kinh nghiệm ngay trên tạp chí này. Nhóm Thư Quán Bản Thảo. Trước đây bốn người, nay chỉ còn hai. Bởi vì chúng tôi không thể dung nạp những ý kiến dị biệt lại với nhau, vì chủ trương của tờ tạp chí.
Tôi rút từ kinh nghiệm của mình để nói lên một điều mà tôi cho là đẹp nhất của Sáng Tạo. Đó là sự kết đoàn. Kết đoàn từ số 1 đến số cuối cùng, và mãi đến bây giờ.
Khó có một tạp chí nào lại có một tập họp gắn bó keo sơn lại với nhau như vậy.
Và THƯ QUÁN BẢN THẢO cũng tiếp tục những gì mà Sáng
Và THƯ QUÁN BẢN THẢO cũng tiếp tục những gì mà Sáng Tạo đã đi: Đoàn kết, Tình thân. Và Tình yêu văn chương vô bờ bến.
Thưa anh Trần Hoài Thư rất kính mến,
Những gì anh mong mỏi đã thành tựu
viên mãn. Tất cả mọi người đều như thấy có sự hiện diện của anh trong ngày tang
lễ. Làm sao giải thích được lúc đi đến nhà quàn ở New Jersey ngày thứ Bảy (8/6),
ba nhóm trong tiểu bang Virginia xuất phát từ ba ngả khác nhau lại cùng dừng
chân và gặp nhau ở Delaware Rest Area. Những cái ôm thật chặt từ những người
mới gặp nhau lần đầu mà tưởng như đã quen nhau từ lâu. Ngoài những chia sẻ về
anh trong tang lễ từ các anh Phạm Cao Hoàng, Phạm Văn
Nhàn, Nguyễn Minh Nữu, Tô Thẩm Huy, Trần Trung Đạo, ... làm mọi người rất xúc động;
trong bữa tiệc thân mật tại nhà anh chị Phạm Cao Hoàng vào hôm sau (9/6), những
chia sẻ từ các anh Phạm Văn Nhàn, Tô Thẩm Huy, Phạm Cao Hoàng, chị Lãm Thúy và
bạn Thục Uyên, thêm một lần nữa, khẳng định điều này.
Bằng nghị lực, bằng tình yêu, anh cùng chị Yến đã làm hết sức mình cho văn học Việt Nam thời chiến (1954-1975), trả lại cho những người cầm bút ở miền Nam, nhất là những người Lính VNCH đã ngã xuống trên các trận tuyến, một vị trí xứng đáng, góp phần đập tan những luận điệu tuyên truyền của “bên thắng cuộc” gán ghép, nào là văn chương thực dân mới, nọc độc, đồi trụy, phản động, v.v...
Anh đã lo cho chị Yến, người yêu dấu nhất đời của anh, đến giây phút cuối cùng.
Giờ đây anh hãy an nghỉ.
Xin vĩnh biệt anh!
TRẦN THỊ NGUYỆT MAI
Tháng 6/2024
Tưởng nhớ nhà văn Trần Hoài Thư,
một năm anh rời cõi tạm
Trần Hoài Thư & Trần
Thị Nguyệt Mai
(Ảnh PCH, Virginia, tháng 1.2016)
Tin anh Trần Hoài Thư mất đã được nhà thơ Phạm Cao Hoàng thông báo cùng bạn bè đúng một tháng sau ngày chị Nguyễn Ngọc Yến, người vợ dấu yêu của anh ra đi (27-4-2024), vào sáng ngày thứ Hai 27-5-2024 cũng là ngày lễ Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) của Hoa Kỳ. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên. Nhà văn nhà thơ Trần Hoài Thư là một sĩ quan thuộc QLVNCH ngày xưa và khi định cư ở Mỹ, anh cũng là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, đã cùng anh Phạm Văn Nhàn, một đồng đội và bạn văn thời trước, xuất bản tạp chí Thư Quán Bản Thảo và thành lập nhà xuất bản Thư Ấn Quán với chủ trương khôi phục và vực dậy di sản văn chương miền Nam. Nay thì người Chiến sĩ ấy đã trận vong. Thật buồn!
Theo lời kể của anh Phạm Văn Nhàn, lẽ ra TQBT đã ngưng từ sau số 96 chủ đề Tạp Ghi Tiền Tuyến: Hòn đảo vàng Văn học miền Nam (tháng 12/2021) vì tình hình sức khỏe của anh THT. Nhớ lại ngày 11.11.2021, anh gửi text message cho tôi: “Anh ở bệnh viện 2 ngày. Tình trạng nguy kịch đã qua. Báo tin em hay. Hai ngày chỉ vào nước biển”. Nhưng rồi hai tháng sau, anh lại cố gắng tiếp tục thực hiện giai phẩm TQBT 97: Ký giả Lô Răng Phan Lạc Phúc & Tạp ghi Văn nghệ (tháng 2/2022). Anh chia sẻ anh chuyển tạp chí TQBT sang hình thức giai phẩm vì hợp với sức khỏe của anh hơn, khi nào khỏe thì anh làm và không cần chờ những sáng tác mới của thân hữu. Tiếp đến giai phẩm TQBT 98 (tháng 5/2022) ra mắt với chủ đề truyện ngắn Sơn Nam trong tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Năm. Anh bày tỏ trong Thư Tòa Soạn:
Mặc dù có sự nỗ lực tìm tòi để cho ra đời ba tuyển tập truyện ngắn Sơn Nam, nhưng vẫn có một số nhiều truyện không tìm thấy trong các tuyển tập này.
Nhận thấy nếu không sưu tập là cả một thiệt thòi rất lớn cho nền văn học nước nhà, nên chúng tôi cố gắng cho ra đời giai phẩm 98 Thư Quán Bản Thảo để đăng lại một số truyện quý hiếm của nhà văn Sơn Nam mà chúng tôi tìm thấy trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Năm.
Qua những truyện chúng tôi nghiền ngẫm, nhà văn Sơn Nam không những là nhà văn của Nam Bộ mà còn là nhà văn lớn của Việt Nam. Ông nghe, đọc, tìm hiểu, dùng kinh nghiệm bản thân để làm chất liệu. Bằng chứng Ma Bình Định hay Đẹp Xưa không dính dáng gì đến Nam Bộ của ông.
Gout rồi stroke hành hạ không làm anh nản. Tháng 7/2022, anh lại cho ra đời giai phẩm TQBT 99: Giới thiệu tạp chí Chỉ Đạo & Tưởng nhớ bằng hữu khuất bóng với sự góp sức của anh Nhàn.
Và cuối cùng tạp chí TQBT số 100 (tháng 9/2022) đã đạt thành như mong đợi của anh và bằng hữu, cũng là lúc anh bị chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết (Lyphoma), tuy chưa biết lành hay ác tính, vì còn chờ khám nghiệm.
Anh tâm sự, lúc đó anh thật buồn. Nhưng khi xem trong youtube chương trình America's Got Talent có người thiếu nữ 31 tuổi bị ung thư ác tính với nghệ danh Nighbirde (tên thật Jane Marczewski) hát bài It’s OK do chính cô sáng tác nói về trải nghiệm cá nhân trong việc duy trì cái nhìn tích cực về cuộc sống sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, khiến người hâm mộ và ban giám khảo cảm động, nên được trao giải Golden Buzzer, anh đã thay đổi cách nhìn.
Khi con số 100 đã thành một huyền thoại
Tôi chào mừng em, người em bất tử
Em dám thách thức tử thần
Không phải đánh bại tumor
Mà lấy tiếng hót của con chim nhốt trong lòng mà hát ca, thì thầm, an ủi
đừng sợ đừng sợ nghe chim
Đừng nao núng, nghe THT
Mình có thời gian ít ỏi
Hãy lấy niềm vui thay vì nước mắt
Thêm một email đến giữa lúc tôi bâng khuâng
Cháu chỉ còn thiếu số Văn Học 156, mà lại là số khá quan trọng ạ. Mà tiếc quá vì chắc không ai còn.
Cháu hy vọng sau này vẫn có thể tìm được, và bổ sung cho việc nghiên cứu sau này của cháu ạ.
Hiện tại, cháu đang bổ sung và chỉnh sửa luận án tiến sĩ để bảo vệ vào tầm tháng 11 năm nay bác ạ.
Cháu cảm ơn bác rất nhiều vì đã giúp cháu ạ.
….
Tôi quyết định xé bìa
in lại con số 100 từ màu đen thành màu xanh.
(Trần Hoài Thư – Con số 100)
Bằng ý chí, anh đã lấy lại sức mạnh. Liên tiếp những số TQBT ra đời chỉ cách nhau 1 hoặc 2 tháng:
- Giai phẩm TQBT tháng 10/2022: Những nhà văn nhà thơ sống và viết ở Phan Thiết, Bình Thuận, tuy không được đánh số nhưng được ngầm hiểu là số 101 với nội dung do anh Phạm Văn Nhàn sưu tập và biên soạn.
- Giai phẩm TQBT 103 (1/2023): Thơ văn những người cộng tác nữ giới & Viết về nhà văn Kinh Dương Vương.
- Giai phẩm TQBT 104 (3/2023): Giới thiệu nhà văn Vương Hồng Sển & Tạp chí Phổ Thông
- Giai phẩm TQBT 105 (4/2023): Chơn Hạnh - Trần Xuân Kiêm -- Phần phê bình Trần Thiện Đạo & Thụy Khuê về dịch phẩm Những Ruồi của Phùng Thăng.
- Giai phẩm TQBT 106 (5/2023): Thơ Cung Trầm Tưởng trước 1975.
Lúc này anh nhận được tin bác sĩ cho biết ung thư hạch không còn nữa nên anh vui lắm. Ngày 24.6.2023, từ New Jersey anh đi Houston (Texas) thăm anh Phạm Văn Nhàn và những thân hữu ở đó, mang theo Giai phẩm TQBT Thi văn hợp tuyển "Hương tình khổ nạn" của Trần Hoài Thư (6/2023) để làm quà tặng bạn bè với lời giới thiệu:
“Cuốn sách này ra đời như là một chia sẻ nỗi vui buồn trùng trùng điệp điệp cũng như niềm hạnh phúc vô biên của một lão già 81 tuổi. Vẫn còn làm thơ viết văn, tự in, tự đóng, làm bìa cứng, hầu gởi tặng những người mà tác giả quý mến. THT”.
Khi trở về, nghĩ tới những dự án tương lai, anh khoe mới mua máy cắt, để từ nay anh in được những cuốn sách dày hơn mà không cần phải dùng nhiều sức...
Niềm vui không được bao lâu. Sau đó là những ngày anh không được khỏe, liên tiếp vào ra bệnh viện, vì bị xuất huyết. Do đó, bác sĩ Trần Quí Thoại (con anh) quyết định mổ cắt bỏ cuống gan để anh không còn lo bị xuất huyết và cả stroke. Anh chia sẻ: “Cuộc mổ gan 10 ngày trước, những phản ứng sau khi một phần bộ phận trong cơ thể phải bị vất đi, đã làm tôi mất sức. Ba tuần trong bệnh viện chỉ là juice, liquid, và ống thông tiểu với những cơn đau xé trời khi nước tiểu phải bí, phải nhỏ ra từng giọt, và những sáng chiều với những mũi kim đâm lụi, như những máy dò mìn tìm chỗ an toàn... Tôi không còn biết ngày biết đêm khi nhìn ra khung cửa bệnh viện nữa. Tôi là con thuyền bị nước tràn vào, và bao quanh tôi là những y tá bên cửa kính chờ tát nước. Hai ngày hôn mê, mà cảm thấy đau xé ở dương vật vì nước tiểu không thoát, do sự tước đoạt một phần lá gan... Rồi bỗng hai người phụ y tá tự nhiên mang dụng cụ thông tiểu, rồi hô 1, 2, 3, khi đút vào dương vật... Rồi ống cống bị chặn nay khai thông... Sau cả 15 phút, người trợ tá đưa cái bịch nylon lên để tôi hiểu tại sao. Cả một bịch chừng 2 lít nước vàng khè... Tôi nghe nhẹ nhõm. Cánh tay tìm lấy những ngón tay người y công siết mạnh, cám ơn em...”
(trích từ giai phẩm TQBT 107)
Không còn “máy lọc” chất dơ trong máu, từ nay anh phải dùng thuốc xổ mỗi ngày để tống hết chất độc (cùng lúc với dưỡng chất), nên cơ thể anh chẳng còn giữ lại gì cả, trong khi anh vốn đã yếu, hàm răng không còn cái nào, đã từ lâu, chỉ ăn được những món thật mềm, uống nước súp, hay sữa Ensure... Nhưng anh đã chống chỏi được với lục phủ ngũ tạng hư hại thảm thương một thời gian dài, quả thật là một sự mầu nhiệm. Mọi người đều nói ý chí của anh rất mạnh khiến anh vượt qua những bệnh tật.
Anh lại tiếp tục cho ra đời những cuốn mới sau lần mổ gan:
- Biểu Nhất Lãm Văn Học Cận Đại của Thanh Lãng. Sách được chụp lại, chữ xấu, nhiều chỗ nhòa.
- Tiểu thuyết của Thanh Lãng. Bản in bằng ronéo, phổ biến trong sinh viên.
- Giai phẩm TQBT số 106 (10/2023) [do anh Trần Hoài Thư đánh nhầm, nên có tới hai số 106], chủ đề Thanh Lãng. Nhiều trang giới thiệu luận án tiến sĩ của L.M Thanh Lãng.
- Giai phẩm TQBT 107 (11/2023): “Dấu Yêu”, thơ văn hợp tuyển của Trần Hoài Thư.
- Giai phẩm TQBT: "Hạt Vàng Đã Mất" của Mai Thảo (12/2023).
- “Phao”, tập thơ cuối cùng của Trần Hoài Thư (4/2024), với những dòng chữ đề tặng:
Cho em và con – hai nguồn thơ vô tận, đồng thời cũng là chiếc phao giúp ta mưu sinh và thoát hiểm. Qua em, anh tập therapy về tình yêu. Qua con, với những viên thuốc mầu nhiệm.
Ngày 22/1/2024, anh Trần Hoài Thư gửi cho tôi “Một bài thơ cũ mà mới” qua email.
Mai Em
Bây giờ là 3 AM.
Anh đang ngồi trước máy
Gõ những trang cuối cùng cho số chủ đề về Sáng Tạo
Anh mừng, thật là mừng
Đã 180 trang rồi Mai Em
Không biết kỳ này bỏ bài nào đi bài nào
Bài nào cũng giá trị
Anh em mình khi không mà lao vào con đường hệ lụy
Anh không biết làm cách gì để em đỡ lo
Ngày sang ngày chừng ấy văn thơ
Anh cảm thấy cuộc đời đen tối quá
Anh ao ước phải chi mình trúng số
Mướn thầy cò, sửa morasse thay em
Bây giờ là 3 AM
Sau khi lo giúp chị Y. làm vệ sinh cá nhân
Sau khi chúc chị Y. tiếp tục ngủ ngon
Anh xuống dưới hầm nhà
Mở lại cái máy
Mở lại trang đang viết lỡ dở
À, mừng quá đi thôi
Anh tìm thêm một vòng hoa để vinh danh Sáng Tạo ở trang đầu
Vòng hoa về nhóm
Vòng hoa về sự kết đoàn
Vòng hoa về tình bạn
Anh viết như thế này:
Chưa bao giờ có một tạp chí mà nhóm lại kết đoàn, và mãi đến sau mấy mươi năm, những người trong nhóm lại xem như niềm hãnh diện.
Phải
Phải, chưa bao giờ có một nhóm đã ngồi lại với nhau, dù những dị biệt, mỗi người một ý, để thẳng thắn trao đổi, thảo luận và để lại cho lịch sử văn học miền Nam bốn cuộc thảo luận về văn học nghệ thuật.
Nhớ rằng lúc ấy là vào năm 1960, chứ không phải vào những năm mà talawas đã lợi dụng Internet như là một diễn đàn thảo luận cách đây khoảng 10 năm hơn. Dù sôi nổi, dù mỗi người một ý, nhưng những cuộc trao đổi trên “forum” không còn để lại dấu vết. Chỉ có Sáng Tạo. Sáng Tạo cách đây 50 năm hơn, đã làm một chuyện phi thường. Dù kẻ khen người chê. Dù người không thích, kẻ thích. Nhưng ít ra, nó cũng thực hiện một hiện tượng lịch sử.
Tại sao tôi nghĩ vậy. Bởi vì tôi cũng đã từng có mặt trong những cuộc thảo luận talawas. Bởi vì tôi có kinh nghiệm ngay trên tạp chí này. Nhóm Thư Quán Bản Thảo. Trước đây bốn người, nay chỉ còn hai. Bởi vì chúng tôi không thể dung nạp những ý kiến dị biệt lại với nhau, vì chủ trương của tờ tạp chí.
Tôi rút từ kinh nghiệm của mình để nói lên một điều mà tôi cho là đẹp nhất của Sáng Tạo. Đó là sự kết đoàn. Kết đoàn từ số 1 đến số cuối cùng, và mãi đến bây giờ.
Khó có một tạp chí nào lại có một tập họp gắn bó keo sơn lại với nhau như vậy.
Và THƯ QUÁN BẢN THẢO cũng tiếp tục những gì mà Sáng
Và THƯ QUÁN BẢN THẢO cũng tiếp tục những gì mà Sáng Tạo đã đi: Đoàn kết, Tình thân. Và Tình yêu văn chương vô bờ bến.
Thưa anh Trần Hoài Thư rất kính mến,
Bằng nghị lực, bằng tình yêu, anh cùng chị Yến đã làm hết sức mình cho văn học Việt Nam thời chiến (1954-1975), trả lại cho những người cầm bút ở miền Nam, nhất là những người Lính VNCH đã ngã xuống trên các trận tuyến, một vị trí xứng đáng, góp phần đập tan những luận điệu tuyên truyền của “bên thắng cuộc” gán ghép, nào là văn chương thực dân mới, nọc độc, đồi trụy, phản động, v.v...
Anh đã lo cho chị Yến, người yêu dấu nhất đời của anh, đến giây phút cuối cùng.
Giờ đây anh hãy an nghỉ.
Xin vĩnh biệt anh!
TRẦN THỊ NGUYỆT MAI
Tháng 6/2024
Thursday, May 15, 2025
ĐẤY, CŨNG CÓ NHỮNG TIN TỐT
VƯƠNG NGỌC MINH
Cúc đại đóa
trước bữa sáng tháng năm
đấy là những ngày đẹp trời
tôi gắn bó với chữ thơ, hơn bốn mươi năm
sau đám cưới
chị thường có cảm giác mất thăng bằng
ký ức về thời 8X cứ quay lại
tôi thì say khướt/nghe tin đợt lạnh sắp tới
tràn vào Bắc bộ-chị có vẻ nơm nớp chờ đợi
bất kể là tác động vật lý
hay tâm lý
khá đáng tin
cảm giác mất thăng bằng của chị
càng lúc càng như muốn xô ngã chính tôi
cuối mùa xuân giữa gian bếp-trầu bà
dương sỉ và cúc đại đóa
xanh um/chị ngồi đấy
gợi ý cho tôi đặt lò đốt than
và phải hiểu rõ hơn ngôn ngữ chúng..
chỉ đến khi mở cửa buồng đi ra
hình
ảnh, nhìn thấy bằng mắt-vẫn chị
dáng vẻ mất thăng bằng
với tôi
chứng đau lưng tái phát/thường
vào buổi sớm..
do đêm khó ngủ
khuôn miệng các con chó luôn ẩm ướt
-dường
chúng cảm nhận được, nơi tôi
vẫn thường ẩm ướt
nhác thấy
tôi, ai cũng không khỏi bàng hoàng
chẳng những vậy-tùy vào độ ẩm ướt
những người đàn ông làm thơ chết đứng
thế nhưng mùa đông, đặt biệt khắc nghiệt
vừa qua
tật sợ trộm
cháy nhà-nơi chị
hầu như biến mất/lớp băng trong lòng dường vỡ ra
tôi hay khẽ rùng mình
thấy chị ngồi đó
câm nín-thực
hết cửa, nhưng
chẳng còn xa lạ gì nữa!
VƯƠNG
NGỌC MINH.
Wednesday, May 14, 2025
MÙI GÂY BUỒN
Ngu
Yên
Poetry tree painting.
Source Internet
Tìm
mùi hương tản mác trong gió.
Bụm
vào lòng tay.
Đưa
lên mũi
hít
thở:
Mùi
bánh bao góc phố Sài Gòn.
Mùi
man mác nắng trưa Long Khánh.
Mùi
nước dừa Tam Quan.
Mùi
nước mắm Phan Thiết.
Mùi
cát bụi Phan Rang.
Mùi
ủ ê mưa Huế.
Mùi
nem nướng Nha Trang.
Mùi
cà phê Đà Lạt.
Mùi
trung học Qui Nhơn.
Mùi
kênh đen.
Mùi
mì Quảng
Mùi
bún bò.
Mùi
tấp nập đường phố Tự Do.
Mùi
thông xanh đại học.
Mùi
bắp nướng.
Mùi
quê mình.
......
Mùi
tóc con trai.
Mùi
da con gái.
Mùi
mồ hôi cha.
Mùi
mẹ.
Mùi
hẹn hò.
Mùi
ly tan
Mùi
bom đạn.
Mùi
mất mát.
Mùi
thương đau.
Mùi
chết.
......
Tìm
mùi hương tản mác trong gió.
Bụm
vào lòng tay.
Hít
thở.
Nhắm
mắt tận hưởng nhớ nhung,
êm
đềm đau giữa ngực.
Làm
sao tìm mùi hương tản mác
khi
gió đang gầm gừ,
khi
sợ hãi bịt mắt,
khi
trốn núp trong nhà.
Thời
gian sắp giết chết mùi hương,
như
đang giết người.
NGU
YÊN
(2018)
Thursday, May 8, 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Ở PHÍA ĐÔNG ÂM PHỦ (một phiên bản khác)
Sách do NXB Nhân Ảnh phát hành trên
amazon.com, bản in 2025. Ở PHÍA ĐÔNG ÂM PHỦ (một phiên bản khác) đã được tác giả
viết lại theo một bố cục mới, ngắn gọn hơn so với bản in năm 2024 của NXB Tiếng
Quê Hương.
Bạt của Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Đức Tùng và Ngu Yên. Tranh bìa Phan Nguyên.
Bạt của Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Đức Tùng và Ngu Yên. Tranh bìa Phan Nguyên.
"Mỗi
người đến thế giới này như một kẻ xa lạ, không phải vì họ xa lạ mà bởi vì
họ được nhìn bởi người khác, trong đó có các nhà văn, như kẻ xa lạ. Bi kịch
của con người là ở chỗ họ quá khác nhau, ở các học thuyết và các niềm
tin, ở các quyết định và hành động, nhưng sâu thẳm họ giống nhau khi rắp tâm
đi tìm sự thật cuối cùng. Không có công lý và sự thật phổ biến cho mọi trường
hợp, và con người luôn luôn chọn đứng về một phía, và đó là bi kịch và
hài kịch của họ. Những xung đột giữa người và người, giữa các quốc gia,
các chủ nghĩa, đỉnh cao là chiến tranh, ở mức cá nhân là hận thù, những
xung đột ấy chỉ có hy vọng hóa giải khi con người nhìn thấy sự thật phía sau
câu chuyện lịch sử, những động cơ tâm hồn bên dưới sự thật. Sự hiểu biết ấy,
và sự vui thú sinh ra từ hiểu biết ấy, làm nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết.
Tiểu thuyết
này của Nguyễn Viện không chỉ nói về những người đã chết, mà còn có cả
những người đang thao túng thế giới. Những người nổi tiếng về một mặt nào
đó, hoặc của dân tộc hoặc của nhân loại. Họ đều bị ám ảnh bởi quá khứ và
đều muốn tìm cách nhận thức lại về chúng, thậm chí thoát khỏi chúng.
Những quan sát của anh sắc bén, và trong một ngôn ngữ đẹp, giản dị, tinh tế,
dí dỏm, tôi thiết nghĩ anh đã thành công trong việc đánh thức ý thức lịch sử
và xúc cảm cá nhân nơi người đọc."
(Nhà phê
bình văn học Nguyễn Đức Tùng - Canada)
Wednesday, May 7, 2025
ĐẦU NĂM TỚI NAY, TÔI CHẢ CÓ TÂM TRẠNG CHI SẤT
Vương
Ngọc Minh
phải đứng lên, do
tôi bất ngờ đổi ý
thấy thế
năm cam kêu lên một tiếng thất thanh "ấy!"
chà ai hiểu gì? chỉ
lũ quạ khắp trường bắn thành ông năm
bay túa ra
sau đó thì chúng sắm vai những nhà phản biện
chân chính...
ở cấp độ trung ương
cứng nhắc
-mười khó (tức thằng hề nhì Trường Giang
nên nhớ, hề chỉ hai hạng-nhất
nhì!)
chẳng thể đưa nổi một chiến lược chính trị
mặc vét đuôi tôm..
tôi bắt đầu nghĩ đến việc giành quyần kiểm soát
tính hiện thực cao cả/của thơ có vần
chưa nói
kẻ địch bây giờ chỉ các tay cò mồi
buôn đất
dựa vào tính yêu nước
đơn thuần, nhằm bán nước..
bọn chúng, thực chả đáng kể..
phản ứng tâm lí đột ngột trở chiều
của tôi
phải đứng lên
nó giống hệt cách thế hệ cha ông lắm mưu mô
khôn lỏi, dứng dậy
và đã từng thành công khá nhiều vụ cướp bóc
-tuy nhiên
nơi tôi
do có nhiệt huyết của nhà cách mạng
luôn luôn khao khát thực hiện mộng tưởng..
như một cao kiến
hơn nữa
..sẽ là người duy nhất
lui về ba đình
một thân một mình, lúc nào cũng tỏ khiêm cung
khiêm nhường
chẳng là cái ta chi cả
tôi chính là đồng minh đắc lực của bọn ủy viên
công cán
tuy nhiên, là một người không hề mưu cầu
danh lợi
tôi không quan tâm-hiện thời
mình có thể làm thủ lĩnh?
do chẳng thể phụng sự cái ác
bởi cảm nhận
được rằng-còn có vong hồn
một cách cụ thể
với bản chất Việt Nam
đáng thương
vị anh cả, đéo có nổi tấm áo sơ mi tâm hồn
lành lặn
thì đừng nói tới găng tay hay cà vạt..
yah-nhìn tôi đi
khi ấy
đã trở thành sư trụ trì chính tâm trí mình
cam đoan
mọi người thấy đó, đều trở nên yêu nước!
..
VƯƠNG NGỌC MINH.
Bóng quạ trên cây
phải đứng lên, do
tôi bất ngờ đổi ý
thấy thế
năm cam kêu lên một tiếng thất thanh "ấy!"
chà ai hiểu gì? chỉ
lũ quạ khắp trường bắn thành ông năm
bay túa ra
sau đó thì chúng sắm vai những nhà phản biện
chân chính...
ở cấp độ trung ương
cứng nhắc
-mười khó (tức thằng hề nhì Trường Giang
nên nhớ, hề chỉ hai hạng-nhất
nhì!)
chẳng thể đưa nổi một chiến lược chính trị
mặc vét đuôi tôm..
tôi bắt đầu nghĩ đến việc giành quyần kiểm soát
tính hiện thực cao cả/của thơ có vần
chưa nói
kẻ địch bây giờ chỉ các tay cò mồi
buôn đất
dựa vào tính yêu nước
đơn thuần, nhằm bán nước..
bọn chúng, thực chả đáng kể..
phản ứng tâm lí đột ngột trở chiều
của tôi
phải đứng lên
nó giống hệt cách thế hệ cha ông lắm mưu mô
khôn lỏi, dứng dậy
và đã từng thành công khá nhiều vụ cướp bóc
-tuy nhiên
nơi tôi
do có nhiệt huyết của nhà cách mạng
luôn luôn khao khát thực hiện mộng tưởng..
như một cao kiến
hơn nữa
..sẽ là người duy nhất
lui về ba đình
một thân một mình, lúc nào cũng tỏ khiêm cung
khiêm nhường
chẳng là cái ta chi cả
tôi chính là đồng minh đắc lực của bọn ủy viên
công cán
tuy nhiên, là một người không hề mưu cầu
danh lợi
tôi không quan tâm-hiện thời
mình có thể làm thủ lĩnh?
do chẳng thể phụng sự cái ác
bởi cảm nhận
được rằng-còn có vong hồn
một cách cụ thể
với bản chất Việt Nam
đáng thương
vị anh cả, đéo có nổi tấm áo sơ mi tâm hồn
lành lặn
thì đừng nói tới găng tay hay cà vạt..
yah-nhìn tôi đi
khi ấy
đã trở thành sư trụ trì chính tâm trí mình
cam đoan
mọi người thấy đó, đều trở nên yêu nước!
..
VƯƠNG NGỌC MINH.
Saturday, May 3, 2025
BUỔI SÁNG SÀI GÒN CŨ
Hoàng
Xuân Sơn
sáng sớm ngồi cà phê quán cóc
giọt đen lênh láng biển thần phù
ngụm đời một ngụm chưa tỉnh thức
vẫn còn trong mộng bước du du
ghiền lắm. cái lao xao hàng quán
tiếng kêu ơi ới của thương hồ
và trên tất cả nguồn sinh động
mở cửa an bình nhẹ cổng vô
làm sao một ánh đèn leo lét
có thể khơi lan nhớ tận nguồn
áo đã xanh rồi phiên trúc nhã
kỷ niệm in vào trí tượng suôn
nước trôi bình tịnh qua sông ngát
phù sa vệt đỏ áo mây hồng
tím buồn trên sóng bèo hoang lục
giữ kín đời mình một khoảng không
sáng sớm nghe hàn trong cái rét
bàn tay ai gõ tiếng mơ hồ
rồi bỗng tuôn ào chương thuỷ vũ
đời chầm. xao động mấy vi lô?
HXS
3 juin 2019
Sài Gòn. chốn cũ đường xưa
sáng sớm ngồi cà phê quán cóc
giọt đen lênh láng biển thần phù
ngụm đời một ngụm chưa tỉnh thức
vẫn còn trong mộng bước du du
ghiền lắm. cái lao xao hàng quán
tiếng kêu ơi ới của thương hồ
và trên tất cả nguồn sinh động
mở cửa an bình nhẹ cổng vô
làm sao một ánh đèn leo lét
có thể khơi lan nhớ tận nguồn
áo đã xanh rồi phiên trúc nhã
kỷ niệm in vào trí tượng suôn
nước trôi bình tịnh qua sông ngát
phù sa vệt đỏ áo mây hồng
tím buồn trên sóng bèo hoang lục
giữ kín đời mình một khoảng không
sáng sớm nghe hàn trong cái rét
bàn tay ai gõ tiếng mơ hồ
rồi bỗng tuôn ào chương thuỷ vũ
đời chầm. xao động mấy vi lô?
HXS
3 juin 2019
Subscribe to:
Posts (Atom)