Nguyễn
Thị Khánh Minh
Trạm Người Quá Bước
Lê Giang Trần
Đó là
hình ảnh trong tập thơ Trạm Người Quá Bước của nhà thơ Lê Giang Trần. … nhớ thành vòng phép kim cô / siết trên đầu
lúc bơ vơ xứ người (Hội Chứng Nhớ, tr.38)
Tưởng
tượng, mai bước ra đường phố Bolsa bỗng nhiên thấy những vòng kim cô nhớ nhấp
nhô trên vành tóc những chiếc bóng lưu vong. … 35 năm còn mãi kẻ lên đường / những bóng ma trơi đời lây lất (Tháng
Tư, tr.19), họ đi đứng nói cười làm việc lái xe vun vút trên xa lộ, hay như nhà
thơ Trần, những tối nghiêng mái đầu bên ánh đèn, bỗng nhiên kỷ niệm ùa tới, dĩ
vãng cất lời niệm chú thì chiếc vòng kim cô nhớ ấy xiết chặt, xiết chặt. Họ chịu
đựng hội chứng ấy như thế nào. Đó là tất cả những điều được Trạm Người Quá Bước
chuyên chở. Nổi bật nhất trong tập thơ này theo tôi là nỗi lưu đày của thân phận
ly hương, và nỗi trôi giạt phận Người. Thế ra nhà thơ, cũng như triệu người Việt
tha phương chịu tới hai lần lưu vong.
Khi đọc
thơ Lê Giang Trần, tôi như cũng đang bị ký ức niệm chú để thấy cái xiết lại của
kim cô nhớ, hiển hiện trên con chữ mãnh liệt của Trạm Người, nỗi bơ vơ không
biên giới của tâm hồn lạc lõng. Và có phải vì thơ mộng nên mãnh liệt? “Chính cái chất thơ mộng hay mãnh liệt ấy gây
xúc động cho tôi viết xuống một mảng đời. Nhất là cuộc sống đau đáu ấy lại là đời
sống tị nạn lưu vong." (trang 153)
Nhà thơ
đã hơn ba thập kỷ làm -người rừng- ư
nơi đất tạm dung này?
Người kia bỗng hóa người rừng
Hai tay đấm ngực “Muôn đường tại tôi”
Đám đông xúm lại bồi hồi
Hỏi ra, y trước là người vượt biên.
(Người
Rừng, tr.20)
Trên con đường khất thực tự do / nhặt triền miên khổ lụy / thành nấm mồ hoang. Nấm- mồ-
hoang- xác định địa chỉ tâm hồn người lưu xứ? (Tháng Tư, tr.19) Nghe sao mà hiu hắt cõi vô hình.
Ta thương tích cùng mình
Bất tỉnh sống, xác hồn vô vọng
(Tim
Lưu Vong, tr.128)
Đời sống phăng phăng như con sâu đo tới
Trí nhớ trắng hều như âm bản phim hư
Trí nhớ trắng hều như âm bản phim hư
(Trạm
Người Quá Bước, tr. 46)
Bởi vậy
mà nhà thơ nói nhỏ nhỏ với bạn ngồi bên rằng, hãy đọc thơ văn những người cầm bút /… như những kẻ chưa hoàn hồn / (tr.
16)
…không có độc ác nào ác độc hơn giam cầm tâm
trí trong hồi niệm… một quê hương xa cách nghìn trùng… (tr. 16) Nghìn
trùng xa, thăm thẳm nhớ, đeo đẳng da diết nện những nhịp tim- những nhịp chết- (trời ơi!) suốt 11 đoạn
trong bài Chiếc Bóng Quê Hương, đọc bài này như nghe tiếng riết róng nặng nề của
vòng kim cô nhớ,
Nhớ đến độ ngũ quan vô cảm giác
Tim nhịp đều những nhịp chết quen tai
Không ai gõ cửa tâm hồn ai
Như thể không chạm tay vào pháo bông đang cháy…
Tim nhịp đều những nhịp chết quen tai
Không ai gõ cửa tâm hồn ai
Như thể không chạm tay vào pháo bông đang cháy…
Ừ. Tôi đang bừng cháy
Chỉ có bóng đêm nhìn ra pháo bông rực rỡ
Ừ. Tôi đang hét gầm
Chỉ có núi cao đồng vọng tiếng vang xa
Ừ. Tôi đang bật khóc
(Trạm
Người Quá Bước, tr. 47)
Ai cùng tôi đi một con đường
Có phải chiếc bóng đằng sau, mặt trời phía
trước
Trăng trên đầu là một nỗi riêng
(Giăng
Tay Làm Mộc, tr.15)
Rằm tháng giêng mất ngủ
Trăng sáng trắng trên đầu
Rừng im sương lạnh toả
Lòng cạn như hồ sâu
(Nhớ Nhà Rừng Mai, tr. 23)
Trăng sáng trắng trên đầu
Rừng im sương lạnh toả
Lòng cạn như hồ sâu
(Nhớ Nhà Rừng Mai, tr. 23)
Có phải
là đêm lặng nhìn trăng mà đê đầu tư cố
hương? Nỗi hoài hương muôn đời gặp nhau nơi màu trắng đầm đẫm cô đơn của
trăng. Lòng cạn so với hồ sâu, e rằng nếu người không vực mình lên thì hồ sâu sẽ
thành vực thẳm hun hút, nhà thơ ơi.
Dường
như, với hình ảnh dội về lạnh sương tỏa, trăng phú mái trời, nhà thơ đã biết xoay
sở để Nhớ không dìm mình xuống tận đáy hoài niệm. Là đây, Ăn nhờ ở đậu là sầu tha phương / May mà thép sống trong xương / hai
mươi năm gãy lưng còn đứng ngay (Tim Lưu Vong, tr.127)
Để quê
hương thôi là … đối với tuổi trẻ Việt ngoài
thế giới / Việt Nam như căn nhà xưa còn lại của ông bà (Câu Hỏi Không Trả Lời,
tr.17), mỗi người chúng ta sẽ tìm được cách hóa giải vòng kim cô đeo đẳng mãi
thân phận lưu vong, để quê hương ấy là vùng đất thanh thơi ta bước những bước
hiện tiền không còn tù túng trong kỷ niệm. Tôi tin, đơn giản như nhà thơ Trần
tin, rằng
Con ba khía, con cua, con rẹm, con còng
Ăn trái mắm sẽ trở về rừng mắm
Huống hồ chi người xa quê nhớ ruộng
Trở về, tay bụm nước, uống như hôn.
... Nước ngàn sông sẽ chảy về nguồn cội
Chim lạc bầy bay trở lai đồng xanh
Chim lạc bầy bay trở lai đồng xanh
(Chiếc
bóng quê hương, 42-43)
Này bầy chim di đi về bên ấy
Cho ta gởi nhờ hạt nhớ bên này
Gieo xuống mùa mưa gieo vào ruộng rẫy...
(Hạt Nhớ, tr. 29)
Cho ta gởi nhờ hạt nhớ bên này
Gieo xuống mùa mưa gieo vào ruộng rẫy...
(Hạt Nhớ, tr. 29)
Tôi
cũng ước mơ như nhà thơ, vòng kim cô thoát bay thành hạt giống mọc trên mảnh đất
quê hương cây hoa nhân ái, người nhẹ thênh thang vốc ngụm nước ruộng đồng mà uống như hôn… Ôi, ai có thể không cảm
rưng rưng hình ảnh này… Cho nên, xin cùng nhau, Đời trôi giạt sống tình cây nhớ cội / Thương xin đừng viết chữ lạnh như
vôi... (Chiếc bóng quê hương, tr.43). Cho nhẹ những tháng ngày nơi trạm lưu
vong.
Hãy quá
bước qua Trạm Người. Nơi Nhà Thơ có chiêm nghiệm riêng cho mình nỗi trôi giạt
kiếp người.
Sáng
nay đi bộ, nghe tin báo có một láng giềng vừa ra đi, có người bảo, khu ở cao
niên này là trạm cuối, chúng ta trước sau chờ lên tàu thôi. Tôi lại lẩm bẩm, Trạm
Người… và dường như có chút sẻ chia với nhà thơ Trần, đúng rồi, Quá Bước thôi…
Có một con tàu Nghiệp chạy đều đều trên đường ray thời gian vô tận, tới trạm
Người thì chúng ta -may mắn- được bước xuống, dù nhiều kẻ, trong đó có nhà thơ
của chúng ta, nghĩ rằng, ta chỉ ghé đây một chút thôi rồi về. Một Chút Thôi kéo
thành cái gọi là một đời. Một Chút Thôi để thấm thía đến cõi nhân gian này cũng
là một thứ lưu vong. Chỉ một chút thôi mà dập vùi biết bao nỗi gió và bụi. Và mỗi
người, rất cô độc, trải nghiệm cái bỏng rát phong ba trần gian ấy, cho đến khi chuyến xe chung cuộc khi nao khởi hành?
(Bến Xe đò, tr.51).
Cô đơn cô độc mồ côi
con trùng tinh chợt ngừng bơi hóa người
chưa ra đời đã khóc cười
ai xô mà té vào loài tử sinh?
(Công Án, tr. 92)
con trùng tinh chợt ngừng bơi hóa người
chưa ra đời đã khóc cười
ai xô mà té vào loài tử sinh?
(Công Án, tr. 92)
Trần gian là nghĩa bể dâu
Định cư là nghĩa nỗi sầu cô miên…
(Con Diều, tr. 21)
Định cư là nghĩa nỗi sầu cô miên…
(Con Diều, tr. 21)
giật mình không biết là ai
chợt tôi vô số ở ngoài tấm thân…
(Hồ
nghi, tr. 34)
Đôi khi chung quanh là người
Tôi thấy như tôi lạc loài
... Đôi khi chung quanh là nhà
Tôi thấy ta tôi kẻ lạ
... Đôi khi chung quanh mộ người
Tôi thấy tôi như hạc về
Lang thang bên đời nhặt lên thương nhớ
Ký ức mơ hồ còn biển âm vang
(Đôi Khi, tr.24,25)
Ta lắng nghe trời khuya rỗng lặng
Côn trùng giòn giã hát mờ sương
Cây đàn buồn dựng ngoài cửa thất
Sáng ra dây lạnh đứt phăng hồn
(Chuyện Ngoài Cửa Thất, tr.33)
Con ngọc trai ngậm ngọc nuốt cười
Anh cũng ngậm nỗi sầu không cạy miệng
Sầu dưới biển có vôi vò nên ngọc
Sầu nhân gian sao mòn héo trái tim người.
(Chiếc Bóng Quê Hương, tr.43)
Tôi thấy như tôi lạc loài
... Đôi khi chung quanh là nhà
Tôi thấy ta tôi kẻ lạ
... Đôi khi chung quanh mộ người
Tôi thấy tôi như hạc về
Lang thang bên đời nhặt lên thương nhớ
Ký ức mơ hồ còn biển âm vang
(Đôi Khi, tr.24,25)
Ta lắng nghe trời khuya rỗng lặng
Côn trùng giòn giã hát mờ sương
Cây đàn buồn dựng ngoài cửa thất
Sáng ra dây lạnh đứt phăng hồn
(Chuyện Ngoài Cửa Thất, tr.33)
Con ngọc trai ngậm ngọc nuốt cười
Anh cũng ngậm nỗi sầu không cạy miệng
Sầu dưới biển có vôi vò nên ngọc
Sầu nhân gian sao mòn héo trái tim người.
(Chiếc Bóng Quê Hương, tr.43)
May làm
sao trong bể dâu, trong mái sầu cô miên ấy, có tiếng chuông gọi về,
Lòng đã thản nhiên như ấm nước
Reo vui và nguội lạnh mỗi ngày
Cửa chờ ai đến không hẹn trước
Khép hờ, mở rộng, cứ vào thôi…
… Trời bỗng tạnh mưa sau tiếng thở dài. (Dòng
Mực Chảy Tươi Xanh, tr.76)
Vâng,
đã đến lúc nghe được tiếng chuông ban sơ hồn nhiên giản dị ấy, chuông của trái
tim, gò mộ cuối cùng*, nơi bắt đầu lại
tất cả. (*thơ Du Tử Lê, bởi trái tim là
gò mộ cuối cùng…)
Thôi
trái tim, đã đến giờ sống lại
Trả trí óc cuồng ra khỏi cơn mê
Đã quá lâu quên về nhà cũ
Mở mắt ra sống trọn với tim mình
(Tim Lưu Vong, tr.129)
Trả trí óc cuồng ra khỏi cơn mê
Đã quá lâu quên về nhà cũ
Mở mắt ra sống trọn với tim mình
(Tim Lưu Vong, tr.129)
Trong
bài viết về Trạm Người Quá Bước, nhà văn Uyên Nguyên đã hỏi một câu**, Bảo đó là trạm, thì sau ngày quá bước họ Lê
sẽ đi đâu? Và trước đó, gã từ đâu mà đến?
Nghe
cũng thấy thật lòng vòng. Còn một câu để trả lời nữa thôi cho trái tim ta.
Thơ này không phải là thơ
là anh gửi đến giấc mơ của mình
thơ này không phải là tình
là trong tim bất thình lình nói ra…
(Thơ
Này, tr.10)
Dường như
bước ra từ cõi thơ nên nhà thơ xem như quá bước, nơi tình cờ dừng chân nào đó.
Và khi trở về, là về cõi anh gửi gắm nhịp đập trái tim mình, cõi Giấc Mơ. Cứ mỗi
bước qua một trạm đau là, Mỗi khi trở
mình / Là một giấc mơ (tr. 59). Thơ và Giấc Mơ, đều là nhân quả của nhau,
thủy cũng là chung. Tôi nói lòng vòng là vậy. Một đường vòng lãng mạn cực kỳ
thơ mộng như ý Trần thi sĩ mơ ước.
thơ như là hồn người ta
nên thơ rồi cũng về bao la nào
(Thơ
Này, tr.11)
Thơ khởi
đi từ trái tim, người thơ đã bước ra từ hồn thơ mộng ấy, quá bước vào cõi bụi để trả nợ chút duyên nợ xa xăm. Và. Có ai đó
đã nói, Giấc Mơ nào có biên giới, thế thì có phải bao la kia cũng là cõi Giấc Mơ? Đến và Đi, của người thơ Lê Giang
Trần. Cho nên âm vọng của người, chỉ còn
một thoáng xôn xao…, để mà có chút lay động lãng mạn ấy nơi lòng nhân gian,
thì cũng đáng cho những trần ai. Nhà Thơ ơi.
Ừ. Thì trở về con đường cũ lúc ra đi… … Về
nhà mình như trở về nôi thai đùm bọc…
Tôi
nghe như có tiếng đàn ai, dựa cửa thiền
đêm, đàn một bản… một lần nữa, trước lúc chia tay? Và vẳng lại, rất xa tiếng
còi một con tàu đang hút vào sương…
Santa
Ana, 4.2015
No comments:
Post a Comment