Phan Nhật Nam
Nguyễn Đình Toàn & Phan
Nhật Nam
Nhận xét khách quan như trên về NĐT thêm được củng cố sau năm 1968 khi gia đình người em gái có chồng là nhân viên hành chánh Ban Mê Thuột đổi về Tỉnh Gia Định. Gia đình em anh trở nên là hàng xóm thân thiết với nhà NĐT qua hai căn nhà đối lưng trong Khu Làng Báo Chí Thủ Đức. Sau năm 1975, bản thân anh, gia đình em, và NĐT đồng lâm cơn đại loạn cùng lần nước mất nhà tan mà sống qua mỗi ngày, mỗi đêm là một lo sợ. Gặp lại ở Mỹ, vùng Nam Cali, anh và NĐT là hai người cầm bút còn (sống) sót của Miền Nam vẫn tiếp tục công việc từ trước 1975 ở Sàigòn: Chiến Đấu/Viết KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI CHẾ ĐỘ CS Ở HÀ NỘI. Sự mến mộ trước 1975 nay thành một Lòng Kính Phục toàn phần cố kết.
Nguyễn
Đình Toàn. Thơ & Ca T ừ
Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936 tại huyện Gia Lâm, bên bờ Sông Hồng, ngoại thành Hà Nội. Nên từ ngày khởi cuộc ông đã có câu xác nhận với cách tự tin: Tôi qua Sông Hồng, lên Hà Nội một thân không đàn anh, bậc thầy nào nào giúp sức! Di cư vào Nam 1954, ông cộng tác với hầu hết các nhật báo, tuần báo. giai phẩm ở SG (do các bạn gốc người miền Bắc chủ trương, điều hành); biên tập viên Đài Phát Thanh Sài Gòn, nổi tiếng với chương trình Nhạc Chủ Đề. Tác phẩm đầu tiên, Chị Em Hải do NXB Tự Do,1961. Là tác phẩm đầu tay mang dấu ấn văn phong của Con Đường Nguyễn Đình Toàn xuyên suốt qua các tác phẩm sau nầy qua hơn một thập biên ở Miền Nam. Chị Em Hải, được Phạm Xuân Ninh (Nhà Thơ Hà Thượng Nhân) chuyển tới nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến, đang là tổng thư ký nhật báo Tự Do. Như Phong nhìn ngay được viên ngọc ẩn thạch, văn tài của Nguyễn Đình Toàn từ cuốn sách đầu tiên đơn giản nầy. Hơn một thập niên sau, 1973 Áo Mơ Phai ra đời hiện thực con đường đã được vạch ra từ giòng chữ đầu tiên trong Chị Em Hải nhưng được nâng lên bởi một kỹ thuật/nghệ thuật tinh tế hơn. Trên tạp chí Văn Học 1974, Nguyễn Đình Toàn đã nói về kỹ thuật xây dựng Áo Mơ Phai: "Mỗi tác phẩm đã viết ra như que diêm đã được đốt cháy, nhà văn có bổn phận phải sáng tạo, dù rằng toàn bộ tác phẩm chỉ là sự nối dài từ cuốn đầu tiên. Nhân vật chính trong tác phẩm là thành phố Hà Nội.. Thành phố như giấc mơ không bao giờ phai nhạt với sương mù cơn mưa sướt mướt hơi lạnh của mùa thu… Áo Mơ Phai thoát ra từ cơn mơ đó từ khi NĐT xa Hà Nội mới 17 tuổi.” Ông nói: Tôi viết cuốn sách đó chỉ dựa trên những dự cảm đối với hoàn cảnh lịch sử cho một người chịu đựng hoàn cảnh lịch sử.. Ôi chính xác và cảm động biết bao, NĐT đã thấy trước Nỗi Đau của lần Mất Sài Gòn từ trước hơn ai hết của Ngày 30/4/1975. Và đây là lãnh vực RIÊNG của Nhạc Nguyễn Đình Toàn –Một Vùng Đất không hề chung đụng, ảnh hưởng, tác động bởi bất cứ ai, so với những nhạc sĩ chuyên nghiệp như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn…
Ba: Điểm đầu tiên cần phải nói tới là Nhạc NĐT đưa đến cho người nghe, người hát những ca từ mà (có thể) họ không (cần) biết là của ai vì đó là LỜI CỦA NGƯỜI-CỦA CUỘC ĐỜI MÀ TÁC GIÀ - Nhà Văn-Nhạc Sĩ Nguyễn Đình Toàn đã viết nên từ rung động tinh tế chân thành với chữ nghĩa giản dị, trong suốt – Chữ thấy ra nơi Chị Em Hải, trong Áo Mơ Phai... Nhạc/Ca Từ NĐT một lãnh vực độc đáo riêng mà bản thân anh dẫu là một kẻ thô thiển đứng ngoài cuộc của nhạc giới, cũng đã có những rúng động đến đổi lạ với chính mình qua nhiều lần lần tự hỏi ... Có thể những chữ nghĩa đơn giản/ca từ có thể tạo rung động lòng người đến thế sao? Cảm ứng nầy người viết xin mượn từ nhận định của Nhà Văn Nữ thuộc thế hệ thứ hai nơi hải ngoại –Lưu Na đã viết nên một cách chính xác. “Lời nhạc của ông thường là những lưỡi dao đâm suốt tim. Khi lớn lên, sau 1975 ở VN chưa bao giờ được nghe tên NĐT. Giờ đây, ra hải ngoại nghe nhạc NĐT thì hóa ra đã nghe từ lúc nhỏ. Em Đến Thăm Anh Đêm 30, Tình Khúc Thứ Nhất.. Rồi đến ca khúc thời kỳ sau của NĐT, bài Hãy Thắp Cho Anh Một Ngọn Đèn. Lời ca hay ở chỗ giản dị, mà đúng một cách đớn đau, những con chữ của cuộc sống đời thường được tóm lại, đưa vào với một nốt nhạc, kêu lên đúng cái âm vang khổ đau, ray rứt của tâm hồn.” Vâng, mỗi Người Việt/Mỗi Người Việt Miền Nam cần thắp sáng cho nhau một ngọn đèn để hy vọng, để vượt sống 47 năm sau lần miền Nam sụp vỡ, Sài Gòn mất tên... Sài Gòn ơi! Bản thân người viết cũng như bao nhiều người Sàigòn vẫn còn nguyên Mối Đau. Sàigòn ơi Ta mất Người như người đã mất tên. Như giòng sông nước quẩn quanh buồn. Như người đi cách mặt xa lòng. Sàigòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên. như mộ bia đá lạnh hương nguyền. Như trời sâu đã bỏ đất sầu. Cám ơn Nguyễn Đình Toàn. Cám ơn Người Viết Ca Từ NĐT.
CA, 12/5/2022
Địa Ngục mở ra hằng ngày nơi An Lộc,
Việt Nam, Tháng 4, 5/1972
No comments:
Post a Comment